Trung Quốc: MXH sôi nổi vì một ca Covid tử vong, truyền thông im bặt trước hai triệu đồng bào bị mổ cướp nội tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 19/11 Bắc Kinh thông báo có một người tử vong vì Covid-19, đây là ca tử vong đầu tiên ở Trung Quốc kể từ cuối tháng 5/2022. Chủ đề này đã lọt vào tìm kiếm nóng trên mạng xã hội (MXH) Trung Quốc vào ngày 20/11 với hàng triệu lượt đọc. Có một nghịch lý ở đất nước tỷ dân là, hàng nghìn người thảo luận về một ca Covid mới qua đời, nhưng cả triệu đồng bào của họ mất mạng vì bị mổ cướp nội tạng sống thì truyền thông lại im lặng và không phải ai cũng biết.

Ủy ban Y tế Bắc Kinh ngày 20/11 thông báo, 24 giờ qua thành phố ghi nhận 69 ca nhiễm cộng đồng và 552 ca nhiễm không triệu chứng, có 1 ca tử vong là một người đàn ông 87 tuổi. Ngày 11/11 bệnh nhân này xuất hiện ho khan, ngày 13/11 được chẩn đoán nhiễm Covid nhẹ, tới ngày 19/11 phổi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, sốc nhiễm khuẩn, “do bệnh nền chuyển biến xấu”, cấp cứu không qua khỏi.

Trang Guangming của Trung Quốc đưa tin, trong gần 5 ngày qua, Bắc Kinh đã tiến hành rà soát và phát hiện nhiều ca bệnh, sau nhiều tháng đã phá mốc trăm ca nhiễm một ngày với 122 ca vào hôm 19/11.

Theo tờ HK01, tính đến ngày 19/11 toàn Trung Quốc có 24.215 ca Covid; từ ngày 26/5/2022 tới nay nước này mới có thêm một ca tử vong vì Covid, và được ghi nhận ở thủ đô.

Chủ đề lên hot search Weibo

Vision Times cho biết, ngay sau khi có thông báo, cụm từ “Bắc Kinh mới tăng một ca bệnh tử vong” đã trở thành chủ đề nóng được tìm kiếm nhiều (hot search) trên Weibo - mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, tương tự như Facebook. Tính đến khoảng 11h30 đêm ngày 20/11, chủ đề này đã có hơn 530 triệu lượt nhấp đọc và 27 nghìn người tham gia thảo luận.

Tính đến khoảng 11h30 đêm ngày 20/11, chủ đề này đã có hơn 530 triệu lượt nhấp đọc và 27 nghìn người tham gia thảo luận. (Ảnh chụp màn hình)

Trong phần bình luận có hai chiều hướng dư luận, một bên cho rằng truyền thông đang tạo ra khủng hoảng nỗi sợ khi đưa tin về ca tử vong này, một bên lại cho rằng chính quyền cố ý làm nhẹ mức độ dịch bệnh khi thông báo ca bệnh này tử vong “do bệnh nền chuyển biến xấu”.

Nhưng điều cư dân mạng quan tâm hơn cả là rốt cuộc chính quyền muốn dân sống chung với virus hay tiếp tục Zero Covid? Ví dụ một số bình luận như sau:

  • Cuộc sống của chúng tôi không chỉ quanh quẩn ở chống dịch, chúng tôi còn phải kiếm tiền trả nợ mua nhà, nuôi gia đình, chúng tôi thà nhiễm bệnh cũng muốn mở cửa [gỡ bỏ phong tỏa kiểm soát]!
  • Ai cần theo dõi [tình trạng sức khỏe] thì theo dõi, còn không thì bỏ qua có được không?
  • Khiến lòng người hoang mang lo trước sợ sau, thật vô nghĩa, [tình hình dịch bệnh] Hong Kong không phải rất tốt sao, các quốc gia khác thì càng không phải nói. Đừng quên rằng vấn đề chủ yếu ở giai đoạn này là mâu thuẫn giữa mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp với sự phát triển mất cân đối, không đầy đủ.
  • Có người nói, nếu bây giờ không phong tỏa nữa, có ai muốn bị chẩn đoán nhiễm bệnh không? Cũng có người nói, anh muốn bị nhiễm bệnh hay là bị chết đói?

Các bình luận trong chủ đề này đã bị quản lý mạng chú ý tới. Đến 0h ngày 21/11, lượng người tiếp cận với chủ đề “Bắc Kinh mới tăng một ca bệnh tử vong” đã giảm mạnh xuống còn 2,161 triệu lượt nhấp đọc và 32 người tham gia bình luận.

Đến 0h ngày 21/11, lượng người tiếp cận với chủ đề “Bắc Kinh mới tăng một ca bệnh tử vong” đã giảm mạnh xuống còn 2,161 triệu lượt nhấp đọc và 32 người bình luận. (Ảnh chụp màn hình)

Zero Covid là mục tiêu chính trị, dân khổ mặc dân

Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đã mở cửa trở lại và bình thường hóa các hoạt động giao thương, du lịch…, chỉ riêng Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Zero Covid, phong tỏa nhà cửa, hàng quán, đường xá, v.v.

Có không ít chuyên gia chỉ ra rằng, Zero Covid không phải là chính sách phòng dịch, mà nó được cưỡng chế thực thi dựa trên nhu cầu chính trị của Bắc Kinh, là con bài để các lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đấu đá tranh giành địa vị và thực quyền, là một cuộc vận động để quan chức các cấp thể hiện lòng trung thành với cấp trên, còn dân chúng khổ sở ra sao thì họ không quan tâm.

Thượng Hải thừa nhận thiệt hại kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp giảm 7,5%
Đường phố Thượng Hải phong tỏa hôm 1/4/2022. (STR/AFP via Getty Images)

Chính sách này đã gây ra vô số thảm họa thứ cấp cho người dân Trung Quốc: phong tỏa khiến người bị mắc các căn bệnh khác không thể tới bệnh viện, không có giấy xét nghiệm PCR âm tính nên bệnh viện không nhận khám chữa, khiến không ít người tử vong, từ trẻ em cho đến người già; người dân bị hàn kín cửa nhà, bị nhốt trong nhà, không mua được đồ ăn nên bị chết đói hoặc liều mạng nhảy lầu; bị nhốt trong khu cách ly quá lâu khiến tinh thần suy sụp, hành vi mất kiểm soát, v.v.

Trên thực tế vẫn có những địa phương cung cấp được điều kiện cách ly cơ bản cho người dân nhưng thực trạng trên là không thể phủ nhận.

Nghịch lý đau thương

Trong khi biến thể Omicron có độc tính yếu đi, cả thế giới mở cửa và chung sống với virus Covid, coi nó như một căn bệnh cúm đặc hữu thì người dân Trung Quốc đang phát điên, đói khổ, không được chăm sóc y tế, mất việc làm vì Zero Covid.

Nghịch lý là, truyền thông nhà nước đưa tin một người bệnh tử vong vì Covid-19 do bệnh nền, mà không bao giờ đưa bất kỳ một tin gì về cái chết của người Trung Quốc sau khi tiêm vaccine thử nghiệm cũng như các phản ứng phụ gây ra tàn phế, bệnh tật vĩnh viễn do tiêm vaccine chống virus này.

Không chỉ vậy, nghịch lý còn lớn hơn nhiều khi truyền thông thu hút hàng triệu người đọc về một ca tử vong vì bệnh nền khi nhiễm Covid-19 nhưng lại ém nhẹm cái chết của hàng triệu đồng bào của họ do bị tập đoàn chính trị Giang Trạch Dân mổ cướp tạng sống.

Nạn mổ cướp nội tạng xuất hiện cùng với cuộc bức hại Pháp Luân Công từ 23 năm trước, đến nay đã gây ra cái chết cho hơn 2 triệu người, gây ra nỗi đau chia ly cho hàng triệu gia đình, nhưng lại bị chính quyền Bắc Kinh che giấu.

Những thất bại lớn đang đợi ông Tập ở nhiệm kỳ 3
Học viên Pháp Luân Công kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tại buổi diễu hành ngày 23/04/2022 ở Flushing, New York, Mỹ. Nội dung băng rôn: Ngừng việc sát hại cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công; ĐCSTQ giết tù nhân lương tâm để bán nội tạng của họ. (Ảnh: Larry Dye / The Epoch Times)

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện khí công giúp nâng cao sức khỏe cho cả tâm lẫn thân, được người dân Trung Quốc vô cùng đón nhận khi ra mắt công chúng năm 1992. Tới thời điểm bị bức hại năm 1999, tại Trung Quốc có từ 70 đến 100 triệu người tập luyện môn này (số liệu do chính quyền Trung Quốc thống kê).

Nhắc đến nguyên nhân cuộc bức hại, có thể nhiều người sẽ cảm thấy khó tin: chỉ vì lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đố kỵ và lo sợ lượng người tu luyện quá đông, vượt quá cả số đảng viên ĐCSTQ (khoảng 70 triệu người), nên ông ta đã một mực phát động cuộc bức hại bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác trong Bộ Chính trị. Muốn hiểu được nguyên cớ của sự lo sợ này, phải đọc lại lịch sử cai trị nhân dân Trung Hoa của ĐCSTQ và các cuộc vận động chính trị của nó.

ĐCSTQ đã huy động cả bộ máy quốc gia để bức hại hàng chục triệu người tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn”, cơ quan công an, cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án, bệnh viện, v.v. các cấp tất cả đều nhập cuộc.

Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) là một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Mỹ, là bên điều tra hành vi bức hại của ĐCSTQ cũng như nạn mổ cướp nội tạng. Tính đến tháng 6/2021, WOIPFG đã công bố 730 bản ghi âm cuộc điều tra về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ.

Trong số đó, có 58 bằng chứng trực tiếp về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, bao gồm các bản ghi âm điện thoại điều tra của 5 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, 1 phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, 1 bộ trưởng Quốc phòng, 1 cựu lãnh đạo y tế thuộc Tổng cục Hậu cần của Quân đội Giải phóng Nhân dân, cùng nhiều quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, quan chức Phòng 610 (cơ quan chuyên trách tiến hành cuộc bức hại) và các quan chức tòa án, v.v.

23 năm nhìn lại lịch sử: Kỳ 2 - Cuộc đàn áp đẫm máu và các hình thức tra tấn tàn ác chỉ có thể xuất sinh từ ĐCSTQ
Tái hiện các hình thức tra tấn như “chuồng cọp"... trong nhà tù của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công. (Nguồn ảnh: minghui.org)

Theo báo cáo hồi tháng 06/2016 từ ông David Kilgour, cựu Vụ trưởng Vụ Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Canada; ông David Matas, một luật sư nhân quyền; và ông Ethan Guttmann, một phóng viên điều tra cấp cao của Hoa Kỳ, ước tính dựa trên nhiều nguồn bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm. Nhiều chỉ số cho thấy nguồn cung chính của những nội tạng này đến từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác bị giam giữ trong hệ thống tư pháp đã bị chính trị hóa của Trung Quốc.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, Trung Quốc đã bị buộc tội về một hành vi thương mại khủng khiếp là buôn bán các cơ quan nội tạng của con người. Để chứng minh điều này là khá khó, bởi vì nội tạng của nạn nhân đã bị xử lý và xác bị hỏa thiêu ngay sau đó. Nhưng ngày càng nhiều các nhân chứng là các bác sĩ, cảnh sát và cai ngục có liên quan đã bước ra chứng thực tội ác này. Không chỉ Wall Street Journal, hàng loạt các kênh truyền thông dòng chính như Forbes, Fox News, CNN... cũng đã đưa ra các bằng chứng về sự tồn tại của ngành kinh doanh bất lương được che giấu kỹ càng của Bắc Kinh.

Trong bài viết “ĐCSTQ là ác ma hủy diệt nhân loại” đăng ngày 23/4/2022 trên trang web chính thức của WOIPFG, Chủ tịch WOIPFG Uông Chí Viễn (Wang Zhi Yuan) viết rằng: “ĐCSTQ đã dùng kho nội tạng sống này - các học viên Pháp Luân Công - để tạo ra một chuỗi kinh tế đẫm máu, từ đó hình thành nên một ngành công nghiệp khổng lồ sinh lãi nhiều hơn cả buôn bán ma túy và buôn bán vũ khí.

“Điều đáng sợ là chuỗi tiền đen này đã lan rộng khắp Trung Quốc và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhu cầu về nội tạng trong ngành cấy ghép ngày càng lớn trước sự hậu thuẫn của ĐCSTQ và lợi nhuận cắt cổ mà nó mang lại. Khi nội tạng của các học viên Pháp Luân Công không thể thỏa mãn lòng tham vô độ của họ, các thế lực đen tối đứng sau hậu trường chắc chắn sẽ vươn ra ngoài xã hội”.

Đông Phương (t/h)



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: MXH sôi nổi vì một ca Covid tử vong, truyền thông im bặt trước hai triệu đồng bào bị mổ cướp nội tạng