713 quan chức bức hại Pháp Luân Công gặp 'báo ứng' trong năm 2023

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số liệu thống kê cho thấy năm 2023 có 713 quan chức, viên chức Trung Quốc từng bức hại Pháp Luân Công đã gặp các tai họa khác nhau. Đó cũng là con số cao nhất trong các năm gần đây.

Thống kê của trang Minh Huệ Net cho biết tại 21 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 5 khu tự trị ở Trung Quốc đại lục (ngoại trừ tỉnh Phúc Kiến), những quan chức, viên chức tham gia đàn áp Pháp Luân Công đều hứng chịu các tai họa ở mức độ khác nhau. Trong đó, tỉnh Liêu Ninh là nơi có số lượng lớn nhất là 68 quan chức trong số 713 người bị "quả báo" trên toàn quốc.

Các hình thức của tai họa

Thống kê các hình thức tai họa được chia thành 5 loại chính: tử vong, bệnh nặng, điều tra và kết án, tra tấn tinh thần và thiệt hại về kinh tế, trong đó có 75 quan chức đã chết và 22 người bị bệnh nặng.

Những trường hợp bị tai họa đó thuộc 9 cơ quan khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm:

  1. Ủy ban Chính trị và Pháp luật
  2. Phòng "610"
  3. Công an
  4. Viện kiểm sát
  5. Tòa án
  6. Nhà tù
  7. Quan chức đảng và chính phủ
  8. Hệ thống giáo dục và doanh nghiệp
  9. Tổ chức chính quyền cơ sở.

Trong số đó, có 274 quan chức thuộc các cơ quan đảng và chính phủ gặp tai họa, chiếm số lượng cao nhất, gần 40% trong tổng số thống kê.

Phân theo địa bàn

Số liệu của Minh Huệ Net cho thấy số trường hợp gặp tai họa thuộc các địa bàn như sau:

  • 68 người ở tỉnh Liêu Ninh
  • 64 người ở Quảng Đông
  • 43 người ở Tứ Xuyên
  • 40 người ở Hà Bắc và Giang Tây
  • 39 người ở Hắc Long Giang và Hồ Nam
  • 34 người ở Cát Lâm và Hà Nam
  • 33 người ở Sơn Đông
  • 30 người ở Bắc Kinh
  • 29 người ở An Huy
  • 28 người ở Vân Nam
  • 25 người ở Quý Châu
  • 22 người ở Quảng Tây
  • 18 người ở Tân Cương
  • 17 người ở Hồ Bắc
  • 14 người ở Sơn Tây
  • 13 người ở Giang Tô và Thiên Tân
  • 12 người ở Hải Nam, Nội Mông
  • 10 người ở Thiểm Tây
  • 9 người ở Chiết Giang
  • 8 người ở Cam Túc
  • 7 người ở Trùng Khánh
  • 6 người ở Thượng Hải
  • 3 người ở Ninh Hạ
  • 2 người ở Thanh Hải
  • 2 ở khu vực chưa xác định và 1 ở Tây Tạng.

Số liệu cũng cho thấy các hình thức tai họa mà những người bức hại Pháp Luân Công gặp phải chia thành 5 loại:

  • 614 người bị điều tra và kết án, chiếm 84,3% tổng số.
  • 78 người chết, trong đó có 3 người tự tử, chiếm 11% tổng số.
  • 22 người bị bệnh nặng, trong đó có 9 người mắc bệnh ung thư, chiếm 3%.
  • 10 người bị khủng hoảng tinh thần chiếm 1,4% tổng số.
  • 2 người bị phá sản

Báo ứng là gì?

Báo ứng là một khái niệm trong các tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống, chỉ sự trả giá hoặc nhận thưởng cho những hành động của một người trong hiện tại hoặc quá khứ. Mục đích của báo ứng không phải chỉ để trừng phạt mà còn giúp con người học hỏi từ những sai lầm của mình, sửa đổi hành vi.

Trong Phật giáo, khái niệm báo ứng được gọi là "nhân quả". Trong Đạo giáo, khái niệm báo ứng được gọi là "thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo" (người làm việc thiện sẽ nhận được điều thiện, người làm điều ác sẽ nhận được điều ác). Trong Kitô giáo, khái niệm báo ứng được liên hệ với Ngày phán xét, khi Chúa sẽ phán xét mọi người dựa trên hành động của họ tại nhân gian.

Dưới đây là các trường hợp quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng đàn áp Pháp Luân Công đã gặp "báo ứng" trong năm 2023:

Nguyên Phó bí thư ủy ban chính pháp quận Sa Thị, Hồ Bắc, chết ở tuổi 40

Bà Trương Vĩ Hồng, 40 tuổi, trước đây làm việc tại ban tuyên truyền quận Sa Thị (thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc), khoảng năm 2018 làm Phó bí thư ủy ban chính pháp quận Sa Thị kiêm phòng 610. Trương Vĩ Hồng đã tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công để được thăng quan tiến chức. Nhưng cuối năm 2021, bà Trương bị cách chức và chuyển sang làm việc tại các bộ phận khác. Đến gần Tết Nguyên đán năm 2023 thì Trương Vĩ Hồng đã chết vì bệnh nặng.

Chồng của Trương Vĩ Hồng là Trần Tái Trung, từng là ủy viên chính trị (cấp phó huyện) của đội quản lý trại giam, cục công an thành phố Kinh Châu, cũng đã gặp báo ứng. Tháng 6/2020, ông ta bị điều tra vì tình nghi vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Ngày 27/1/2021, ông ta bị khai trừ khỏi chức vụ. Số tiền thu nhập bất hợp pháp của ông Trần đã bị tịch thu và chuyển cho cơ quan tư pháp nhà nước.

Trong thời gian Trương Vĩ Hồng giữ chức tại "phòng 610" quận Sa Thị (hơn ba năm), nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị kết án bất hợp pháp. Bà ta thành lập lớp tẩy não "bức hại học viên Pháp Luân Công" tại làng Trương Câu, quận Sa Thị. Phòng 610 này đã dùng các biện pháp đe dọa, ép buộc và dụ dỗ đối với người tu luyện và gia đình họ, khiến các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ không thể sống bình thường. Nếu họ không ký từ bỏ tu luyện thì bị đưa thẳng đến lớp tẩy não để bức hại ngày đêm. Tất cả các học viên Pháp Luân Công ở quận Sa Thị đều bị bức hại.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc mít tinh đánh dấu kỷ niệm 24 năm cuộc đàn áp môn tu luyện tâm linh ở Trung Quốc tại National Mall ở Washington vào ngày 20/7/2023. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc mít tinh đánh dấu kỷ niệm 24 năm cuộc đàn áp môn tu luyện tâm linh ở Trung Quốc tại National Mall ở Washington vào ngày 20/7/2023. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Viên chức "phòng 610" thành phố Vũ An, Hà Bắc, tử vong vì tai nạn

Dương Diên Bân, ở Tây Trường Viễn, thành phố Hàm Đan, Hà Bắc. Viên chức "phòng 610" ở Vũ An. Ngày 2/9/2023, Dương Diên Bân gặp tai nạn xe hơi và tử vong ở tuổi 62. Người dân địa phương nói: "Bị ô tô cán chết là chết dữ, có lẽ người đó đã làm điều gì xấu, nên gặp báo ứng!"

Từ tháng 8/2001, "phòng 610" ở Vũ An đã thực hiện các hoạt động bức hại học viên Pháp Luân Công tại 18 thôn ở địa phương. Khi đó Dương Diên Bân mới 40 tuổi, đã chỉ đạo nhân viên bắt cóc các học viên Pháp Luân Công đến ủy ban thôn, và buộc các học viên này phải phỉ báng người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Học viên Pháp Luân Công Triệu Thân Hưng đã phản đối và nói: "Tín ngưỡng của tôi sẽ không thay đổi". Dương Diên Bân tức giận đến mức nhảy dựng lên, bắt Triệu Thân Hưng đến trại tạm giam thành phố Vũ An để giam giữ bất hợp pháp. Sau đó, Triệu Thân Hưng bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Hàm Đan trong hai năm, khiến anh bị bức hại đến mất trí rồi tử vong.

Năm 2002, khi Dương Diên Bân đang sửa nhà thì ngã từ trên mái nhà xuống và bị gãy chân. Có người quen kể cho ông ta nghe sự thật về Pháp Luân Công, khuyên không nên tham gia bức hại, nhưng ông ta không nghe và vẫn tiếp tục bức hại Pháp Luân Công.

Năm 2011, Dương Diên Bân bị đột quỵ và liệt nửa người trong giờ nghỉ trưa ở đơn vị. Ngày 2/9/2023, Dương Diên Bân khi đang điều khiển xe điện ba bánh dành cho người khuyết tật thì gặp tai nạn xe hơi tại ngã tư đường Công viên Cửu Long Sơn, thành phố Vũ An và bị ô tô cán chết.

Phó trưởng công an quận Bạch Vân, tỉnh Quý Châu bị tử vong

Hoàng Đào, 50 tuổi, là phó trưởng Công an quận Bạch Vân, thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Sau năm 2010, Hoàng Đào mắc bệnh viêm da cơ, phải nhập viện, không lâu sau thì chết trong đau đớn.

Trước khi nhậm chức phó trưởng Công an quận Bạch Vân, thành phố Quý Dương, Hoàng Đào là trưởng đồn công an Diễm Sơn Hồng, quận Bạch Vân. Trong thời gian tại nhiệm, Hoàng Đào đã tích cực nghe theo "lệnh cấp trên", nghĩ ra đủ mọi cách để bức hại học viên Pháp Luân Công. Vào tháng 6/2001, Hoàng Đào bắt cóc một học viên Pháp Luân Công và giam bất hợp pháp người này trong trại lao động cưỡng bức trong hai năm.

Vì Hoàng Đào "có công" bức hại học viên Pháp Luân Công nên được cấp trên thăng chức, lên chức phó trưởng Công an quận Bạch Vân.

Sau năm 2010, Hoàng Đào mắc bệnh viêm da cơ, phải nhập viện. Các học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã dùng nhiều hình thức khác nhau để giảng chân tướng cho ông ta, nhưng Hoàng Đào không nghe. Không lâu sau, Hoàng Đào chết trong đau đớn, khi đó mới ngoài 50 tuổi.

Công an thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang bị tử vong

An Lực là cảnh sát đồn công an Bắc Sơn, thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Trong đợt "phong tỏa dịch Covid-19", An Lực rất tích cực, ép nhiều học viên Pháp Luân Công ký tên từ bỏ tu luyện.

Nhưng đến cuối năm 2022, An Lực bị nhiễm dịch, và "dương tính" mãi không khỏi. Vào khoảng tháng 2/2023, An Lực khi đang đi làm thì bị đột tử vì bệnh tim.

Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn Đông bị điều tra

Theo tin tức ngày 7/2/2023 của tỉnh Sơn Đông, nguyên Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn Đông, phó bí thư đảng ủy, phó viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Đông, Chu Lập Quân bị điều tra vì vi phạm kỷ luật.

Chu Lập Quân sinh năm 1961, quê ở Khai Lợi, Sơn Đông. Trong thời gian Chu Lập Quân làm việc tại Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Đông, ông ta phụ trách phòng giám sát điều tra, và các phòng công tố. Các phòng ban này trực tiếp tham gia vào việc truy tố và kết án bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công trên toàn tỉnh Sơn Đông. Theo thống kê chưa đầy đủ của Minh Huệ Net, tính đến tháng 7/2019, ít nhất 1.545 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông đã bị kết án bất hợp pháp.

Hầu hết các học viên Pháp Luân Công bị truy tố bất hợp pháp trong thời gian trên đều bị kết án bất hợp pháp và bị giam giữ tại Trại giam Tế Nam, Trại giam tỉnh Sơn Đông, Trại giam Duy Bắc, Trại giam Thái An. Các học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát và những kẻ xấu trong tù tra tấn dã man, một số bị tàn tật, tử vong.

Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Một số hình thức tra tấn được sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, được mô phỏng thông qua lời kể của các nạn nhân sau khi thoát khỏi nhà tù và trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. (Ảnh: Tổng hợp)

Viện trưởng Tòa án quận Tây Thành, Bắc Kinh, chết đột ngột

Theo tin tức gần đây từ Trung Quốc, Trần Lập Như, bí thư đảng ủy, viện trưởng Tòa án quận Tây Thành, Bắc Kinh đã đột ngột qua đời vào ngày 15/8/2023, khi 50 tuổi. Các tin tức không nêu rõ nguyên nhân tử vong.

Trần Lập Như sinh năm 1973, người gốc ở Hựu Khê, Phúc Kiến. Từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2021, ông ta là phó viện trưởng và viện trưởng Tòa án quận Thông Châu, Bắc Kinh. Từ tháng 12/2021 đến tháng 8/2023, ông ta là viện trưởng Tòa án quận Tây Thành, Bắc Kinh.

Trần Lập Như là một trong những người chịu trách nhiệm chính trong hệ thống tòa án ở Bắc Kinh về việc bức hại Pháp Luân Công. Theo Minh Huệ Net, trong 07 năm Trần Lập Như làm viện trưởng Tòa án quận Thông Châu, Bắc Kinh và viện trưởng Tòa án quận Tây Thành, ông ta đã tạo dựng những vụ án oan sai, và bất hợp pháp kết án hơn mười học viên Pháp Luân Công vào tù.

Cục trưởng Cục Quản lý trại giam tỉnh Vân Nam bị điều tra

Tháng 12/2023, Cục trưởng Cục Quản lý trại giam tỉnh Vân Nam, Hạ Tân Kiến, bị điều tra vì có hành vi vi phạm kỷ luật pháp luật nghiêm trọng.

Hạ Tân Kiến, sinh tháng 8/1964, từng là Ủy viên thường vụ Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật thành phố Quế Cảnh, Phó cục trưởng Cục Giám sát thành phố. Tháng 11/2016, ông ta được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý trại giam tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Mã Vân Nam. Tháng 3/2022, ông ta được điều động làm thanh tra cấp một của Sở Tư pháp tỉnh Vân Nam. Ngày 4/12 cùng năm, ông ta bị thẩm tra và điều tra vì có hành vi vi phạm kỷ luật pháp luật nghiêm trọng.

Trước khi nhậm chức Cục trưởng Cục Quản lý trại giam tỉnh vào tháng 11/2016, Hạ Tân Kiến đã tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công trong thời gian làm phó bí thư, thị trưởng và bí thư ủy ban kỷ luật tại thành phố Quế Cảnh, huyện Tuyên Uy. Là người từng giữ chức bí thư ủy ban kỷ luật trong thời gian dài, ông đã làm ngơ trước hành vi bức hại Pháp Luân Công của chính quyền. Đặc biệt là trong thời gian giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý trại giam tỉnh, Bí thư đảng ủy từ tháng 11/2016, ông ta chịu trách nhiệm chính đối với việc Trại giam số 1 và Trại giam số 2 tỉnh Vân Nam tăng cường bức hại học viên Pháp Luân Công, khiến nhiều học viên chết trong tù.

Cựu Giám đốc Trại giam số 1 Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án

Ngày 10/2/2023, trang Minh Huệ Net đưa tin, Vương Bân, cựu giám đốc Trại giam số 1 Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị kết án 7 năm tù vì tội tham nhũng. Trong thời gian bị giam giữ, ông ta lại bị trả về để xét xử lại, sau đó đã nhảy lầu tự tử và bị thương tật. Hai phó giám đốc trại giam cũng bị kết án hơn 3 năm tù.

Vương Bân làm giám đốc Trại giam số 1 Thẩm Dương từ năm 2008 đến ngày 25/4/2017. Giám đốc Trại giam số 1 Thẩm Dương thường chỉ được làm việc trong ba năm, nhưng Vương Bân lại được đánh giá là tấm gương tiêu biểu trong việc đàn áp tàn bạo, nên đã làm việc trong tám, chín năm. Các biện pháp đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ông ta vô cùng tàn bạo.

Năm 2010, Trại giam số 1 Thẩm Dương bắt đầu đầu tư 30 triệu nhân dân tệ để xây dựng khu giam giữ "bảo vệ nghiêm ngặt", gọi là khu giam giữ số 19. Sau khi hoàn thành xây dựng vào đầu năm 2012, Vương Bân bắt đầu tuyên bố với Cục Quản lý trại giam tỉnh Liêu Ninh, Sở Tư pháp và phòng 610 rằng tất cả các học viên Pháp Luân Công "chuyển hóa" ở các trại giam khác ở tỉnh Liêu Ninh đều được chuyển đến Trại giam số 1, đảm bảo rằng họ sẽ "bị chuyển hóa" 100% ở đây.

Trưởng khu giam giữ bảo vệ nghiêm ngặt đã nghĩ ra nhiều cách để tra tấn các học viên Pháp Luân Công, và thường nói một câu với các học viên: "Có biết bao nhiêu người tập Pháp Luân Công đã chết ở đây không?"

24 năm bức hại tàn ác Pháp Luân Công: Người trong cuộc kể chuyện
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện hoạt động mổ cướp nội tạng mà chính quyền Trung Quốc thực hiện đối với các học viên ở Trung Quốc, trong một cuộc diễu hành ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 23/04/2006. (Ảnh: PATRICK LIN/AFP qua Getty Images)

Phó thị trưởng thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam tự tử

Theo tin tức ngày 30/7/2023, Bàng Ba, Phó thị trưởng thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam, đã bị khám xét tại nhà và phát hiện có hơn 100 triệu tiền mặt. Bàng Ba đã nhảy sông tự tử ở Viên Giang. Nhưng Văn phòng huyện ủy địa phương tuyên bố Bàng Ba chết vì bệnh, khi mới 52 tuổi.

Trong thời gian Bàng Ba làm Phó Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng, Bí thư Huyện ủy Đào Nguyên, ông ta đã tham gia bức hại Pháp Luân Công. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị kết án nặng bất hợp pháp. Huyện Đào Nguyên nhiều lần được trao danh hiệu "huyện kiểu mẫu không có tà giáo".

Phó tổng biên tập báo Nhân dân mắc bệnh ung thư dạ dày và tử vong

Ngày 4/4/2023, Tạ Quốc Minh, 66 tuổi, Phó tổng biên tập báo Nhân dân mắc bệnh ung thư dạ dày và tử vong tại một bệnh viện ở Bắc Kinh.

Kể từ khi Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công bất hợp pháp, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phát động chiến dịch tuyên truyền tẩy não toàn dân, phỉ báng, vu khống, bịa đặt tội danh cho Pháp Luân Công. Chiến dịch này được thực hiện bởi truyền thông cấp trung ương như Đài truyền hình Trung ương (CCTV), Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Trung Tân Xã, Quang Minh Nhật báo, Giải phóng quân báo, Thanh niên Trung Quốc, v.v. đưa ra những lời bịa đặt và kích động thù hận, tạo ra dư luận ủng hộ cuộc đàn áp bất hợp pháp của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công.

Tạ Quốc Minh sinh năm 1957 tại quận Việt Thành, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Từ năm 2000 đến năm 2005, ông ta giữ chức Phó phòng biên tập; từ năm 2005 đến năm 2010, giữ chức Trưởng phòng biên tập; từ năm 2010 đến năm 2017, giữ chức Phó Tổng biên tập báo Nhân dân.

Trong thời gian Tạ Quốc Minh giữ chức Trưởng nhóm tổng hợp phòng biên tập báo Nhân dân, Trưởng phòng biên tập, Phó tổng biên tập. Báo Nhân dân đã đăng tải rất nhiều bài xã luận và bài viết phỉ báng Pháp Luân Công.

Trong tháng đầu tiên sau khi cuộc đàn áp bất hợp pháp bắt đầu, "Nhân dân Nhật báo" đã đăng tải 347 bài viết công kích Pháp Luân Công, kích động thù hận, trung bình mỗi ngày có tới 11 bài. Ngày 23/7/1999, "Nhân dân Nhật báo" đăng xã luận "Nâng cao nhận thức, nhận rõ tác hại, nắm vững chính sách, giữ vững ổn định". Bài này đã được các trang web khác nhau trích dẫn và đăng lại hơn 140.000 lần, gieo rắc lòng thù hận đối với Pháp Luân Công trong đông đảo người dân Trung Quốc, mở đường cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công tiếp theo.

Ngày 23/1/2001, ĐCSTQ dàn dựng "Vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn", Tân Hoa Xã đã phát tin tiếng Anh ra toàn thế giới chỉ sau hai giờ xảy ra vụ việc. Tương tự, "Nhân dân Nhật báo" cũng dẫn đầu trong việc thổi phồng sự việc tự thiêu. Để tạo cớ gia tăng đàn áp, họ đã đưa những lời cáo buộc dối trá và thù hận, khiến những người không hiểu sự thật giữ im lặng, đứng ngoài cuộc trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, thậm chí có người còn tiếp tay cho kẻ ác.

Tuy nhiên, "thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo" là lẽ trời. Cho đến nay, nhiều kẻ ác tham gia phỉ báng Pháp Luân Công trên "Nhân dân Nhật báo" đã phải chịu báo ứng, nhiều người tự tử, chết đột ngột, Tạ Quốc Minh cũng không thoát khỏi báo ứng.

Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang đột tử

Chiều ngày 11/12/2023, tại Hàng Châu, Mao Hồng Phương, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang, Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Ủy ban Giáo dục của Tỉnh ủy Chiết Giang, đột ngột tử vong vì nhồi máu cơ tim, khi 58 tuổi. Cư dân mạng liên tục đặt câu hỏi nghi ngờ cái chết của Mao Hồng Phương có liên quan đến viêm phổi do virus corona.

Mao Hồng Phương là người Ninh Ba, Chiết Giang, từng là Ủy viên Thường vụ Thành ủy Ninh Ba, Bí thư Quận ủy Bắc Luân, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Khu phát triển Ninh Ba, Bí thư Đảng ủy.

Tháng 7/2018 đến tháng 10/2021, ông ta là Phó Bí thư Thành ủy, Quyền Thị trưởng, Thị trưởng thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang; tháng 10/2021, nhậm chức Bí thư Đảng ủy, Sở trưởng Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang.

Những người hiểu rõ đều biết rằng, việc Mao Hồng Phương tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công khi còn sống chính là nguyên nhân căn bản khiến ông ta phải chịu báo ứng.

Cục trưởng Cục Tôn giáo Quốc gia bị điều tra

Khi còn tại chức ở Vân Nam, Cối Mậu Hổ đã từng tham gia đàn áp Pháp Luân Công, tháng 6/2022, ông ta được thăng chức làm Phó Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương ĐCSTQ, Cục trưởng Cục Tôn giáo Quốc gia. Chưa đầy một năm, ngày 18/3/2023, Cối Mậu Hổ bị điều tra vì bị nghi ngờ vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Cối Mậu Hổ sinh năm 1965, từng giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng Văn phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vân Nam, Phó Bí thư, Chủ nhiệm văn phòng, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Giám đốc Sở Nhân lực và An sinh Xã hội, Bí thư Đảng ủy; Bí thư Thành ủy Lệ Giang, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, v.v.

Trong hơn 20 năm công tác tại tỉnh Vân Nam, đặc biệt là từ năm 2001 đến năm 2014, ông ta đã tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 22/4/2001, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Chính pháp Tỉnh ủy, Sở Công an Tỉnh, Sở Dân chính Tỉnh, Sở Nhân sự Tỉnh, Văn phòng "610" tỉnh, đã cùng nhau tổ chức cuộc họp khen thưởng những cá nhân và tập thể tiêu biểu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. 30 "tập thể tiên tiến" và 110 "cá nhân tiên tiến" được khen thưởng.

Cựu Trưởng phòng Đảng ủy Viện Nghiên cứu Vật liệu Hàng không Bắc Kinh tử vong

Giang Phương Dũng sinh năm 1971, người Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, từng là Trưởng văn phòng Đảng ủy Viện Nghiên cứu Vật liệu Hàng không Bắc Kinh. Trong thời gian tại chức, Giang Phương Dũng phụ trách đàn áp Pháp Luân Công, trực tiếp tham gia đàn áp các học viên Pháp Luân Công làm việc tại Viện Nghiên cứu Vật liệu Hàng không. Sau đó ông ta được thăng chức làm Chủ tịch công đoàn. Các học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã nhiều lần khuyên giải cho ông ta nhưng không có kết quả. Ngày 18/10/2022, Giang Phương Dũng mắc bệnh xuất huyết não, tử vong, khi 51 tuổi.

Nguyên Bí thư Đảng ủy Cục Quản lý Đất đai thành phố Cáp Nhĩ Tân bị điều tra

Theo tin tức ngày 29/4/2023, Bùi Quân, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị điều tra vì bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.

Bùi Quân sinh tháng 12/1954, người huyện Thông Hà, tỉnh Hắc Long Giang, từng là Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Song Thành, thành phố Cáp Nhĩ Tân, và là Bí thư Thành ủy thành phố Ngũ Thường, thành phố Cáp Nhĩ Tân. Khi đó, ông ta đều tích cực đàn áp Pháp Luân Công, phải chịu trách nhiệm với mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công địa phương.

Mặc dù đã nghỉ hưu 8 năm, nhưng hiện nay ông ta vẫn bị điều tra. Người xưa có câu "Thiện ác hữu báo", hay "Gieo nhân nào, gặt quả ấy", những người đàn áp Pháp Luân Công dường như không một ai có kết cục tốt đẹp, chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

(Từ trái sang phải) Thạch Anh - cựu Cục trưởng Quản lý nhà tù tỉnh Hà Nam; Lý Cảnh Ngôn - cựu Cục trưởng Quản lý nhà tù tỉnh Quảng Đông; và Vu Ái Vinh - cựu Cục trưởng Quản lý nhà tù tỉnh Giang Tô. Ba người này đã bị chính quyền Trung Quốc điều tra vì vi phạm pháp luật. Cả ba đều liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: The Epoch Times)

Trang Minh Huệ Net kết luận: "Pháp Luân Công là Đại Pháp tu luyện của Phật gia, dạy con người làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn. Tội nghiệp khi bức hại Phật Pháp và người tu luyện Phật Pháp là rất lớn, đều không thoát khỏi con mắt của Thần. Bất kể họ thể hiện ra sao khi bức hại người tốt, nhưng làm nhiều việc xấu thì báo ứng cũng sẽ đến. Hơn nữa, việc mất mạng hoặc bị trừng phạt ở thế gian không phải là kết thúc của báo ứng, mà là sự khởi đầu của việc trả nợ nghiệp. Thiện ác hữu báo. Hy vọng rằng những người tham gia đàn áp Phật Pháp hãy trân trọng cơ hội quý giá mà trời ban, lắng nghe sự thật mà các học viên Pháp Luân Công nói cho bạn, đừng để những vụ báo ứng cảnh tỉnh này trôi qua một cách vô ích".



BÀI CHỌN LỌC

713 quan chức bức hại Pháp Luân Công gặp 'báo ứng' trong năm 2023