ĐCSTQ đấu Trời đấu Đất bị báo ứng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tâm lý kiêu ngạo coi thường Thần Phật và đấu Trời đấu Đất của ĐCSTQ không chỉ mang đến vô số thiên tai nhân họa cho người dân Trung Quốc, mà còn đưa ĐCSTQ vào con đường không thể quay đầu, cuối cùng ắt bị diệt vong. 

Sau khi cướp chính quyền Trung Hoa Dân Quốc, một mặt ĐCSTQ đã phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc lấy Nho, Phật và Đạo làm trung tâm. Văn hóa truyền thống Trung Hoa kính Trời tín Thần, Thiên - nhân hợp nhất, đã bị biến thành văn hóa đấu tranh đấu Trời đấu Đất thống trị bởi chủ nghĩa vô Thần... Một trong những khái niệm cốt lõi nhất trong triết lý chiến đấu của ĐCSTQ được gọi là “Nhân định thắng Thiên”.

ĐCSTQ đã tước bỏ nội hàm Thiên mệnh và Thiên ý đối ứng với “Trời” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, và giải thích nó là một lực lượng tự nhiên không có Thần linh kiểm soát. Trong từ điển của ĐCSTQ, “Nhân định thắng Thiên” được giải thích rằng: Thế giới này không có Thần Tiên, Ngọc Hoàng, con người là chúa tể của trời đất, con người có thể chiến thắng mọi lực lượng tự nhiên bằng cách nắm bắt các quy luật tự nhiên. Đương nhiên, “con người” ở đây thực chất là chỉ đảng đứng sau, có nghĩa là dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, nhân dân Trung Quốc có thể thay đổi thế giới, chinh phục và cải tạo tự nhiên.

Bị mê hoặc bởi tư tưởng “nhân định thắng Thiên”, ĐCSTQ không chỉ xúi giục những người dân ngu dốt đập phá chùa chiền, phá tượng Phật, bức hại người tu luyện, mà còn chỉ đạo người dân, nhân danh chinh phục, cải tạo thiên nhiên, hủy hoại môi trường sinh thái, hủy hoại sông núi, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất đai, lôi kéo nhân dân Trung Quốc lần lượt vào các cuộc chiến chống tín ngưỡng hữu Thần và các chống các lực lượng tự nhiên.

"Đại nhảy vọt", Công xã nhân dân - kế hoạch cải tạo xã hội điên rồ nhất lịch sử

Năm 1956, ĐCSTQ hoàn thành ba cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa lớn, các nguồn lực kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn do ĐCSTQ kiểm soát. Năm 1957, ĐCSTQ phát động thanh trừ những trí thức dám có ý kiến phản đối, quy kết 570.000 trí thức là thành phái hữu. Sau đó, tinh thần độc lập và tư tưởng tự do thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc hầu như đã biến mất trong xã hội Trung Quốc, và ý chí của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã đến được với tầng cơ sở của xã hội mà không gặp trở ngại.

Do đó, vào năm 1958, Mao Trạch Đông đã phát động đợt thử nghiệm xã hội đầu tiên trong lịch sử của ĐCSTQ để xác kiểm nghiệm tư tưởng "nhân định thắng Thiên". Mao bắt đầu phát động "Đại nhảy vọt", và Phong trào Công xã Nhân dân, đưa ra những lời ngông cuồng "con người dũng cảm bao nhiêu, đất cho sản lượng nhiều bấy nhiêu", và liên tục bịa ra sản lượng mỗi mẫu hàng vạn cân (tức 150 tấn/ha).

Kế hoạch chuyển đổi xã hội điên rồ này, cố gắng chuyển đổi năng suất xã hội bằng cách quán triệt ý chí của nhà lãnh đạo, từ đó "Đuổi kịp Mỹ, vượt qua Anh" và "Tiến nhanh vào Thiên đường Cộng sản" trên trái đất. Kết quả đã tạo ra một địa ngục chưa từng có trên trái đất. Theo các thống kê khác nhau, "Đại nhảy vọt", và Phong trào Công xã Nhân dân gây ra nạn đói 3 năm, đã khiến khoảng 30 đến 45 triệu người chết đói. Trong thời kỳ này, nạn người ăn thịt người bi thảm cũng xảy ra.

Xây đập thủy điện lớn gây ra thiên tai và cái chết từ từ của sông hồ

Vào những năm 1950, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô, ĐCSTQ đã xây dựng Nhà máy thủy điện Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng Hà, đây là nhà máy thủy điện quy mô lớn đầu tiên do ĐCSTQ xây dựng. Nhà máy thủy điện Tam Môn Hiệp đã chứng tỏ là một thất bại lớn, công suất phát điện của nó chỉ ở mức của một con sông cỡ trung bình, nhưng nó đã gây ra hiện tượng bồi lắng và nâng cao lòng sông ở thượng nguồn sông Vị. thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân hai bên bờ sông. Năm 2003, lưu lượng cực đại của sông Vị là 3.700 mét khối mỗi giây, chỉ tương đương với lũ lụt ba năm một lần, nhưng nó lại gây ra trận lũ lụt 50 năm mới có một lần.

ĐCSTQ đã không học được bất kỳ bài học hữu ích nào từ Dự án Tam Môn Hiệp, và đã xây dựng hàng loạt các dự án thủy điện phá hủy hệ sinh thái trên các con sông của Trung Quốc ở khắp mọi nơi, gây ra sự bùng nổ trong việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Ngày nay, trong số 20 trạm thủy điện lớn nhất thế giới thì Trung Quốc có 11 cái, tiêu biểu nhất là đập Tam Hiệp.

Sau khi xây dựng đập Tam Hiệp, nó không chỉ cản trở khả năng vận chuyển và làm ô nhiễm nguồn nước của sông Dương Tử, mà còn gây ra thiên tai thường xuyên ở các khu vực xung quanh Tam Hiệp, bao gồm hạn hán cực đoan, lũ lụt nghiêm trọng, động đất lớn, sạt lở đất, v.v. Sau khi đập Tam Hiệp được xây dựng, Tứ Xuyên thường xuyên xảy ra động đất quy mô lớn, trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008 đã giết chết hàng trăm nghìn người.

Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đều biết rõ sự nguy hiểm của đập Tam Hiệp, tại lễ khánh thành đập Tam Hiệp, không một ủy viên Ban Thường vụ nào của cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ dám tham dự.

Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập thuỷ điện được xem là lớn nhất thế giới, với công suất siêu khủng lên tới 22.500 MW.
Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập thuỷ điện được xem là lớn nhất thế giới, với công suất lên tới 22.500 MW. (Nguồn ảnh: Getty Images)

Ngoài các nhà máy thủy điện lớn, các nhà máy thủy điện nhỏ của Trung Quốc rất nhiều. Theo báo cáo năm 2018 của CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có 10 trạm thủy điện nhỏ phân bố dọc theo tuyến sông dài 29 km của sông Lạc Động, làng Lạc Động, huyện Sùng Nghĩa, tỉnh Giang Tây, khoảng giữa hai đập thủy điện gần nhất chỉ 100 mét.

Những hồ chứa, thủy điện lớn nhỏ này không chỉ hủy hoại môi trường mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng người dân vùng hạ lưu. Năm 1976, một số hồ chứa lớn ở Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam lần lượt vỡ bờ, khiến hơn 200.000 người chết ở vùng hạ lưu. Tháng 7 năm 2021, khu vực Trịnh Châu xảy ra mưa lớn, chính quyền địa phương ngấm ngầm xả lũ mà không báo trước khiến Trịnh Châu bị ngập lụt, gần 10.000 người mất tích.

Người xưa cho rằng “Thiên - nhân hợp nhất”, “vạn vật hữu linh”, sông ngòi, vạn vật trong tự nhiên đều có sinh mệnh tự nhiên của nó, việc ngăn sông, đắp đập không chỉ hủy hoại môi trường sinh thái lưu vực sông, mà còn dẫn đến cái chết từ từ của chính những dòng sông.

Trái ngược với việc ĐCSTQ đắp đập và phá hủy hệ sinh thái của các dòng sông, dự án thủy lợi Đô Giang Yển do người Trung Quốc cổ đại xây dựng vào thời Chiến Quốc, không những không gây tổn hại đến thiên nhiên và hệ sinh thái, mà thực chất là một dự án nhằm tối ưu hóa, và biến đổi môi trường tự nhiên Đô Giang Yển, đã được sử dụng 2000 năm, đến nay nó vẫn còn nguyên vẹn và phát huy tác dụng. Đô Giang Yển là hiện thân hoàn hảo của ý tưởng "Thiên - nhân hợp nhất" trong lĩnh vực kỹ thuật cổ đại. Nó là công trình tiêu biểu của kỹ thuật cổ đại Trung Quốc, cho đến nay không ai có thể vượt qua. Ủy ban Di sản Thế giới đánh giá Đô Giang Yển là lâu đời nhất và duy nhất còn lại trên thế giới cho đến nay, đây là dự án bảo thủy lợi lớn chuyển hướng nước mà không cần đắp đập.

Phá hủy núi non, đồng cỏ và hồ nước trồng lương thực

Năm 1960, ĐCSTQ thực hiện chính sách nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, từ đó khai hoang bừa bãi các đồng cỏ và hồ trên núi không thích hợp cho canh tác, mở đầu cho sự hủy hoại quy mô lớn môi trường sinh thái tự nhiên của Trung Quốc.

Tại các khu vực rừng, việc sản xuất lương thực của ĐCSTQ cạnh tranh với lâm nghiệp để lấy đất, dẫn đến tài nguyên rừng bị hủy hoại. Người dân đặt lời ca rằng: “Lên núi chặt cây, phá rừng khai hoang, mở núi trồng lúa, càng trồng càng mất mùa”.

Dãy núi Đại Hưng An, nơi từng nuôi dưỡng các dân tộc Đông Hồ, Tiên Ti, Khiết Đan và Mông Cổ trong lịch sử, thì nay dưới sự cai trị của ĐCSTQ, bìa rừng lùi 200 km về phía bắc.

Ở các vùng hồ, ĐCSTQ quá mức quây hồ khai hoang phá ruộng, hủy hoại hệ sinh thái của hồ. Dân gian đặt lời ca rằng: “An ninh lương thực, cấy lúa toàn quốc”, “Tiến vào vùng hồ, cấy lúa lòng hồ”.

Là một tỉnh ngàn hồ, Hồ Bắc vào thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc có 1.332 hồ rộng hơn 100 mẫu (tức trên 6,7ha), do ĐCSTQ khai hoang các hồ nên đến những năm 1980 chỉ còn 843 hồ rộng hơn 100 mẫu. Những hồ lớn nổi tiếng như Tam Hồ và hồ Bạch Lộ đã "bốc hơi" khỏi đồng bằng Giang Hán. Đến năm 1978, diện tích hồ Động Đình đã giảm từ 4.350 km2 vào năm 1949 xuống còn 2.691 km2, diện tích mặt hồ "Động Đình 800 dặm" trước đây đã bị thu hẹp một nửa.

Tại các khu vực chăn thả gia súc, ĐCSTQ đã khai khẩn quá mức đồng cỏ để trồng ngũ cốc, dẫn đến thảm họa sa mạc hóa và bão cát. Dân gian đặt lời ca rằng: "Năm đầu khai khẩn đồng cỏ, năm thứ hai được chút lương thực, năm thứ 3, thứ 5, biến thành sa mạc".

Tịch Hải Minh, Chủ tịch Đảng Nhân dân Nội Mông, và Chủ tịch của Đại Huraltai (Nghị viện) của miền Nam Mông Cổ, nói với The Epoch Times rằng, đồng cỏ không thích hợp để trồng trọt. ĐCSTQ cho rằng “nhân định thắng Thiên”, đã phái một phần của các quân đoàn đến để khai khẩn đất hoang và canh tác. Lúc đầu, nó có thể là như vậy, bởi vì dinh dưỡng ban đầu của đất đai có thể vẫn còn trong đó. Sau một vài năm, giống như vùng Bayannur, đất đai bị nhiễm mặn, kiềm hóa.

Thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc đã hứng chịu một trận bão cát dữ dội vào chiều ngày 25/7. (Ảnh chụp màn hình video)
Thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc đã hứng chịu một trận bão cát dữ dội vào chiều ngày 25/7/2021. (Ảnh chụp màn hình video)

Phá hủy môi trường sinh thái bằng tất cả sức mạnh của cả thể chế

Trước khi cải cách và mở cửa, hệ thống kinh tế của ĐCSTQ là "sở hữu công + kinh tế kế hoạch", đã hạn chế quyền tự do hoạt động của người dân, hiệu quả sản xuất và vận hành do nhà nước lãnh đạo thấp, quy mô kinh tế nhỏ, và sức tàn phá của các hoạt động sản xuất của ĐCSTQ đối với môi trường vẫn chưa phát triển đầy đủ. Sau cải cách mở cửa, ĐCSTQ đã tách quyền sở hữu (công hữu) khỏi quyền sử dụng (tư doanh), hình thành quái vật “sở hữu công + kinh doanh tư nhân”. Sở hữu công cộng có nghĩa là quyền tài sản đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm rừng, đồng cỏ, đất đai, nguồn nước và khoáng sản, là vô chủ, trong khi kinh doanh tư nhân có nghĩa là, mọi người có thể tự do phát triển các tài nguyên công cộng vô chủ này, và không ai bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, chế độ độc tài chính trị của ĐCSTQ đã bóp nghẹt tự do báo chí và giám sát dư luận trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời giúp duy trì hoạt động lâu dài của chế độ “công hữu tư doanh” này.

Công cuộc cải cách và mở cửa của ĐCSTQ đã mở ra chiếc hộp Pandora hủy hoại môi trường sinh thái của Trung Quốc. Ngày nay, 40 năm sau, nguồn nước của Trung Quốc đã hoàn toàn bị ô nhiễm, để duy trì nước uống, ĐCSTQ đã hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng nước. Nước uống ở Trung Quốc ngang với tiêu chuẩn nước công nghiệp trước đây. 1/5 diện tích đất toàn quốc bị ô nhiễm kim loại nặng, 38% diện tích đất toàn quốc bị sa mạc hóa. Ô nhiễm không khí thậm chí còn gây sốc hơn, trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm 7. Ô nhiễm không khí khiến 1,6 triệu người chết ở Trung Quốc mỗi năm, đứng đầu thế giới.

Sự giàu có tích lũy được ở Trung Quốc sau cải cách và mở cửa, chủ yếu có được bằng cách đào tài nguyên dưới lòng đất, và hủy hoại môi trường sống của các thế hệ tương lai. Nếu tính cả chi phí bảo vệ môi trường thì GDP hàng năm của Trung Quốc là âm, và đó là một hệ thống kinh tế tự sát. Khi ô nhiễm môi trường của Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng, các vấn đề về môi trường đã trở thành một lý do quan trọng khiến người Trung Quốc di cư ra nước ngoài.

Bức hại người tu luyện, khai chiến với Thần Phật

Dưới sự kiểm soát của tư tưởng tà ác “nhân định thắng Thiên”, ĐCSTQ không những không tiếc công sức hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái mà người dân Trung Quốc dựa vào đó để sinh tồn, mà còn hủy hoại niềm tin kính sợ Thiên mệnh của người dân Trung Quốc. Bởi vì chỉ có hủy hoại tín ngưỡng của mọi người đối với Thiên mệnh, kính Trời tín Thần, thì mọi người mới đi theo ĐCSTQ đấu Trời đấu Đất, thậm chí bức hại người tu luyện và khai chiến với Thần Phật.

Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông qua các chiến dịch chính trị, nó đã tiêu diệt một cách có hệ thống Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo - những tín ngưỡng truyền thống của người Trung Quốc, thiết lập một chủ nghĩa toàn trị về văn hóa, trong đó chủ nghĩa vô Thần của ĐCSTQ thống trị thiên hạ, và đặt nền móng cho việc thực hiện các thử nghiệm xã hội khác nhau trên vùng đất của Trung Hoa. Trong Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh của ĐCSTQ đập phá tượng Phật, đốt kinh Phật và bức hại các nhà sư mà không bị trừng phạt.

Vào những năm 1990, sự xuất hiện của Pháp Luân Công đã giúp người dân Trung Quốc khôi phục tín ngưỡng vào Thiên mệnh và Thần Phật, kết quả là Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đàn áp dã man. Vào tháng 7 năm 1999, dưới chỉ thị cá nhân của cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch đàn áp tàn bạo nhất đối với cả trăm triệu học viên Pháp Luân Công - những người thực hành theo Chân Thiện Nhẫn, thu hoạch nội tạng quy mô lớn của các học viên Pháp Luân Công, vượt qua mọi hình thức tà ác trong lịch sử. Cuộc bức hại này đã diễn ra được 23 năm và nó vẫn chưa kết thúc.

Đọc chân ngôn giúp vượt kiếp nạn
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ và cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân phát động, đã kéo dài hơn 20 năm.

“Zero Covid”, khai chiến với virus, trái lại bị virus nuốt chửng

Sau khi đại dịch mới bùng phát, dựa vào thị trường Trung Quốc có tiềm lực kinh tế lớn thứ hai thế giới, ĐCSTQ càng trở nên kiêu ngạo, cố gắng dùng triết lý “Nhân định thắng Thiên” để chứng minh “sự ưu việt của chế độ” và "con đường tự tin" của mình. ĐCSTQ từ chối giới vắc xin mRNA, đã được chứng minh là có hiệu quả của các nước phương Tây, không cho phép các thuốc điều trị Covid của nước ngoài vào Trung Quốc, cố gắng thực hiện “Zero Covid”.

Một mặt, ĐCSTQ nhốt mọi người ở nhà để ngăn chặn sự lây truyền của virus, mặt khác, nó buộc mọi người phải làm xét nghiệm axit nucleic mỗi ngày, buộc các nhóm người khác nhau xếp hàng ngẫu nhiên mỗi ngày, tạo ra các cụm và tiếp xúc gần và tăng khả năng vi-rút lây lan trên diện rộng. Kết quả phong tỏa, kiểm soát nghiêm ngặt 3 năm đã phản tác dụng, trong bối cảnh dịch COVID-19 toàn cầu cơ bản đã ổn định, và người hâm mộ trên toàn thế giới đang tận hưởng World Cup tại Qatar mà không chịu bất kỳ sự hạn chế nào, thì cuối năm 2022, đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc lại bùng phát với một khí thế hung dữ chưa từng.

Theo số liệu được công bố từ cuộc họp nội bộ của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ trong 20 ngày, số người nhiễm bệnh ở nước này đã lên tới gần 250 triệu người. Trung tâm các bệnh truyền nhiễm, ngày 29 tháng 12 cho biết, tỷ lệ lây nhiễm ở nhiều thành phố lớn đã vượt quá 50%, và sẽ đạt 80% vào Tết Nguyên đán. Airfinity, công ty dữ liệu y tế của Anh, ngày 30/12/2022 công bố báo cáo cho biết, mỗi ngày ở Trung Quốc có 11.000 người chết vì dịch bệnh và ước tính đến cuối tháng 4 năm 2023, sẽ có 1,7 triệu người ở Trung Quốc sẽ chết vì COVID-19 .

Trời diệt ĐCSTQ giáng đại dịch khiến các quan chức của ĐCSTQ nhiễm bệnh chết

Thiên ý cao hơn rất nhiều so với kế hoạch của con người, thiện ác hữu báo là quy luật sắt đá không thể cưỡng lại từ bao đời nay, sự khinh thường Thần Phật của ĐCSTQ, tâm lý ngạo mạn đấu Trời đấu Đất, và những kế hoạch kiểm soát và cải tạo tự nhiên và xã hội điên cuồng, cùng với việc tàn sát và bức hại dã man người tu luyện, không chỉ mang đến vô số thiên tai nhân họa cho người dân Trung Quốc, mà còn đưa chính ĐCSTQ đến con đường không thể quay đầu lại: bị Trời diệt.

Ngay từ tháng 3 năm 2020, khi bắt đầu bùng phát dịch bệnh mới, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã cảnh báo trong bài viết “Lý tính” rằng: “Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của đảng, và những ai cùng đứng với đảng Trung Cộng.” (Lý tính - trích không nguyên văn).

Đại sư cũng cảnh báo thế nhân rằng: “Hãy tránh xa đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải. Không tin thì hãy mở to mắt đợi xem.” (Lý tính - trích không nguyên văn).

Trong cơn sóng thần của dịch bệnh ở Trung Quốc vào cuối năm 2022, có một đặc điểm rõ ràng là: sự tấn công của virus có tính định hướng cao, và nó tấn công thẳng vào các đảng viên nổi tiếng, và những người nổi tiếng trong hệ thống của ĐCSTQ.

Sau khi bỏ phong tỏa vào tháng 12, tin tức về một số lượng lớn quan chức cấp cao và người nổi tiếng trong hệ thống ĐCSTQ chết vì dịch bệnh tiếp tục lan rộng, bao gồm:

  • Lưu Cát, một quan chức cấp bộ đã nghỉ hưu của ĐCSTQ, nguyên Phó giám đốc Ủy ban Thể thao Quốc gia;
  • Trần Cảnh Lượng, cựu giám đốc và bí thư đảng ủy của Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Điện ảnh Trung Quốc;
  • Cúc Khai, cựu cán bộ đã nghỉ hưu của Đại học Quốc phòng;
  • Trữ Lan Lan, một nghệ sĩ biểu diễn đã biểu diễn bộ phim truyền hình đỏ của ĐCSTQ "Đội quân nương tử đỏ";
  • Dương Lương Hóa, cựu phóng viên của "Nhân dân Nhật báo";
  • Hồ Quân, "Nhà kinh tế và nhà giáo dục theo chủ nghĩa Mác”;
  • Trương Phú Thanh, người giành được "Huân chương Cộng hòa", được gọi là "anh hùng chiến đấu" của ĐCSTQ;
  • Vương Hy Chung, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, cán bộ đã nghỉ hưu của Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc;
  • Dương Lâm, nghệ sĩ hạng nhất quốc gia, nhà viết kịch nổi tiếng ở Hà Nam, người đã từng tạo ra bộ phim truyền hình đỏ "Hồng Kỳ Cừ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, v.v.

Ngoài ra, tại hai trường đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, hơn 30 giảng viên đã chết trong vòng một tháng, về cơ bản họ đều là đảng viên của ĐCSTQ, hoặc những người cổ súy, hoặc ủng hộ ĐCSTQ. Khi đại dịch tiếp diễn, độ dài của danh sách này tiếp tục tăng lên mỗi ngày.

Mối quan hệ giữa con người và Thiên mệnh trong truyền thống Trung Hoa

Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều tin rằng con người là do Thượng Đế (Trời) tạo ra, và chỉ có khiêm tốn cầu nguyện trước Thượng Đế, tự kiểm điểm lỗi lầm của mình, nhất định sẽ sửa sai trong tương lai, thì mới có thể nhận được sự che chở của Thượng Đế, mang lại may mắn trong hoạn nạn, gặp dữ hóa lành. Con người không thể chiến thắng các lực lượng tự nhiên do Thần kiểm soát, chứ đừng nói đến việc chiến thắng Thần và Trời.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có một câu nói rằng “Nhân định thắng Thiên”, nhưng điều đó không có nghĩa là “con người có thể đánh bại các lực lượng của tự nhiên và cải tạo tự nhiên” như ĐCSTQ đã nói. Thành ngữ liên quan đến "Nhân định thắng Thiên" lần đầu tiên xuất hiện trong "Sử ký - Ngũ Tử Tư liệt truyện" của Tư Mã Thiên: "Tôi nghe nói rằng, người nhiều có thể ‘thắng Thiên’, và Thiên định cũng có thể phá con người".

Vào thời Bắc Tống, trong "Tam Hòe đường minh" của nhà văn Tô Thức, câu này đã được lan truyền như sau: "Tôi nghe Thân Bao Tư nói rằng 'Nhân định thắng Thiên, Thiên định cũng có thể phá con người".

Ở đây, “Thiên” chỉ Thiên mệnh và vận số; “Thắng” không có nghĩa là chiến thắng mà có ý nghĩa là “vượt lên và thay đổi”; “Định” cũng không có nghĩa là nhất định, ắt phải, mà là ý chí quả quyết và kiên định. Ý của Thân Bao Tư là sức mạnh của nhiều người có thể thay đổi Thiên mệnh và vận số vào những thời điểm nhất định, nhưng Thiên mệnh cuối cùng vẫn sẽ vượt qua nỗ lực của con người.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa nói về Thiên mệnh, nhưng Thiên mệnh không phải là tuyệt đối và bất biến, mà có rất nhiều biến số, có quan hệ trực tiếp đến hành vi thiện ác của con người. Ví dụ, nếu một người đã làm nhiều việc thiện, tích được nhiều đức, thì phúc phận ban đầu của anh ta có thể được tăng lên, và tuổi thọ của anh ta có thể được kéo dài, v.v. Điều này đặc biệt nổi bật trong "Liễu Phàm tứ huấn". Tương tự như vậy, nếu một người làm điều xấu lớn, tuổi thọ của anh ta sẽ bị giảm xuống, hoặc phước lành của anh ta sẽ bị cắt giảm. Sự hưng thịnh hay suy vong của các quốc gia cũng cùng đạo lý này.

Vào thời Xuân Thu, Sở Bình Vương tàn nhẫn vô đạo, giết chết cha và anh trai của Ngũ Tử Tư, khiến Ngũ Tử Tư trả thù và mang đến tai họa cho đất nước. Nhưng nước Sở vẫn chưa suy kiệt, mặc dù bị kiếp nạn bởi sự bạo ngược của Sở Bình Vương, nhưng những nỗ lực tiêu diệt nước Sở của Ngũ Tử Tư cuối cùng cũng không thành công, vì vậy Thân Bao Tư đã mượn quân của nước Tần, đánh bại Ngũ Tử Tư và khôi phục lại nước Sở. Đây chính là “Thiên định cũng có thể phá con người".

Câu chuyện về sự trả thù của Ngũ Tử Tư diễn giải một cách sinh động ý nghĩa tôn kính Thiên mệnh trong văn hóa Trung Quốc, cũng như đạo lý sâu sắc huyền diệu về Thiên mệnh và vận số phát triển theo quy luật thiện ác hữu báo như thế nào.

Thoái ĐCSTQ là cách đúng đắn để vượt qua kiếp nạn

Giống như tất cả các nền văn minh cổ đại trên thế giới này, văn hóa Trung Quốc bắt nguồn từ việc tín Thần, kính trọng Thần Phật, kính trọng Trời Đất, và theo đuổi sự hài hòa với Trời Đất. Đó là những biểu hiện chính của văn hóa Trung Quốc.

Văn hóa Trung Quốc coi Đạo giáo là cái gốc của đạo đức, nhấn mạnh việc tuân theo Đạo Trời, và thực hiện mệnh Trời;

Nho giáo là cái gốc của luân lý, nhấn mạnh lòng hiếu thảo, lòng trung thành và thành tín, nỗ lực đến chí thiện.

Nội Đạo và ngoại Nho là sự kết hợp giữa tư tưởng xuất thế và tinh thần nhập thế, hòa nhập và bổ sung cho nhau, từ Đạo Trời đến quan hệ con người, từ đạo đức đến lễ nghĩa, để xây dựng nên một hệ thống đạo đức hoàn chỉnh của “Trời, Đất, vua, cha mẹ, và thầy”.

Sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, tư tưởng và tinh thần nhân quả, từ bi, cứu độ của Phật giáo đã bổ sung cho lẫn nhau với Đạo giáo, cùng xây dựng nên hệ thống cơ bản của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Cốt lõi của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa là xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Trời với người, và với mọi người (quan hệ xã hội). Trong văn hóa Trung Hoa, Đạo giáo chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Trời và người, đồng thời bao hàm các quan hệ xã hội, và chỉ đạo nhân luân. Nho giáo chủ yếu nói về mối quan hệ giữa con người với nhau, nói về “trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên” (đạt đến trung hòa, đó là vị trí cân bằng của trời đất, vạn vật sinh trưởng). Ở tầng thứ con người này là nói về xã hội hài hòa, đồng thời cũng thông với Đạo Trời. Biểu hiện của thuộc tính Thiên Địa ở nhân gian là “Nhân và Nghĩa”, chính là “Lập Đạo Trời, đó là Âm và Dương. Lập Đạo Đất, đó là Nhu và Cương. Lập Đạo Người, đó là Nhân và Nghĩa”.

Tuy nhiên, điều mà ĐCSTQ chủ trương và tích cực chỉ đạo là mối quan hệ đấu tranh xấu xa nhất, nó rao giảng rằng “Nhân định thắng Thiên”, theo đuổi việc đấu trời, đấu đất, đấu người, thậm chí đấu virus. Về quan niệm văn hóa, việc này đã cắt đứt mối liên hệ giữa người và Thần, giữa người và tự nhiên, làm xấu đi mối quan hệ Thiên - nhân, và mối quan hệ xã hội, đẩy người dân Trung Quốc vào tình thế tuyệt vọng tranh đấu một mất một còn, không thể hòa giải, và không thể cùng sinh tồn.

Từ “thuyết vô Thần” đến “Nhân định thắng Thiên”, mục đích của ĐCSTQ khi cướp đoạt chính quyền Trung Hoa Dân Quốc là phá hủy văn hóa Thần truyền Trung Hoa, phá hủy núi sông tươi đẹp của Trung Hoa, và gây nguy hiểm cho sự tồn vong của người dân Trung Quốc. Chính quyền nghịch Thiên phản Đạo, nợ máu chồng chất, tội ác chất chồng này, chú định phải chịu Trời trừng trị, và báo ứng đang giáng xuống.

Vào cuối năm 2022, một trận đại dịch chưa từng có đã quét qua toàn Trung Quốc, và những người nổi tiếng trong hệ thống của ĐCSTQ, hoặc những người đứng về phía ĐCSTQ, lần lượt chết vì căn bệnh này. Trước những thiên tai do ĐCSTQ gây ra, người dân Trung Quốc cũng đứng trước sự lựa chọn sinh tử, chỉ có thể tuyên bố thoái khỏi mọi tổ chức của ĐCSTQ, vạch rõ đường ranh giới với ĐCSTQ, từ bỏ mọi quan niệm “Nhân định thắng Thiên", chân thành suy ngẫm trước Thượng Thiên, và trở về với văn hóa truyền thống kính Thiên tri mệnh, thì đó mới là cách duy nhất để người dân Trung Quốc vượt qua kiếp nạn này.

Tác giả: Huệ Hổ Vũ - Epochtimes

Đại Minh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ đấu Trời đấu Đất bị báo ứng