Sức mạnh mới trong hệ thống phòng không của Israel

Giúp NTDVN sửa lỗi

Iron Beam, (Tia Sắt) là hệ thống phòng không bằng laser do Israel sản xuất, có thể đánh chặn các tên lửa, đạn pháo đang bay tới.

Hệ thống phòng không di dộng của Israel, gọi là Vòm Sắt (Iron Dome) là một hệ thống phòng thủ với hỏa lực hết sức hiệu quả, có thể bắn hạ được 9 trong số 10 quả tên lửa tấn công đồng thời.

Dù vậy, Iron Dome cũng có những hạn chế đó là việc cung cấp tên lửa dự trữ để đánh chặn khá tốn kém. Giá của mỗi quả tên lửa đánh chặn Tamir lên tới từ 40.000 USD, thậm chí còn gấp đôi. Do đó, Israel đã quyết định phát triển hệ thống phòng không bằng laser, gọi là Iron Beam (Tia Sắt), để thay thế.

Bộ Quốc phòng Israel bắt đầu phát triển Iron Beam vào năm ngoái, sau khi thành công trong các cuộc thử nghiệm như phá hủy thành công tên lửa, súng cối, máy bay không người lái và đạn chống tăng. Hệ thống mới này được thiết kế để tạo ra tia laser có thể bắn hạ các tên lửa, máy bay không người lái và các đối tượng khác. Dự kiến, hệ thống này sẽ được triển khai vào năm 2025.

Iron Beam có những lợi thế vượt trội như việc tạo ra các tia laser "ngay lập tức" với chi phí chỉ vài đô la dầu diesel dùng chạy máy phát điện để tạo ra mỗi tia laser. Tuy nhiên, Iron Beam bị hạn chế như tầm bắn không cao bằng Iron Dome và bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Các chuyên gia cho rằng tầm bắn của Iron Beam tốt nhất chỉ bằng 1/3 so với tên lửa đánh chặn Tamir, loại tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 70 km. Một hạn chế nữa là thời tiết có thể ảnh hưởng đến hệ thống—độ ẩm và các hạt, như khói, hấp thụ năng lượng laser.

Hệ thống Iron Beam có nhược điểm là cần mất vài giây để tia laser bắn hạ tên lửa, không thể chống lại các đòn tấn công mạnh. Do đó, nó thường được sử dụng cùng với hệ thống Iron Dome để đẩy nhanh việc phòng thủ. Iron Beam cũng sử dụng dữ liệu từ mạng radar và máy tính của Iron Dome để nhắm mục tiêu và có thể chống lại các máy bay không người lái có tốc độ chậm hơn.

Tuy nhiên, có nguy cơ các nhóm như Hamas sử dụng vật liệu chịu nhiệt để bảo vệ tên lửa. Chi phí lắp đặt Iron Beam cũng không nhỏ. Yakov Amidror, một cựu lãnh đạo Israel, cho rằng cần kiểm tra hiệu suất của hệ thống trước khi quyết định đầu tư.

Các công ty khác cũng đang phát triển hệ thống phòng không bằng laser. Lockheed Martin và Rafael đã hợp tác phát triển phiên bản của Iron Beam cho Mỹ và đồng minh. Một loại laser mạnh hơn 300kW đang được phát triển để đối phó với tên lửa trong các cuộc xung đột.

Theo Nghiencuuquocte



BÀI CHỌN LỌC

Sức mạnh mới trong hệ thống phòng không của Israel