Tại sao những đám mây trên hành tinh xanh lại biến mất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi phân tích dữ liệu trong 30 năm, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên về một ngôi sao băng khổng lồ (sao Hải Vương) trong hệ mặt trời của chúng ta.

Vào thứ Năm (17 tháng 8), các nhà thiên văn học đã công bố một thông tin cập nhật khá bất ngờ về một trong những hành tinh băng khổng lồ trong hệ mặt trời của chúng ta, Sao Hải Vương: Có vẻ như các đám mây của hành tinh xanh đã gần như biến mất.

Sau khi xem xét các hình ảnh được chụp về hành tinh này trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2022, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy một mô hình kỳ lạ bắt đầu từ năm 2019. Xung quanh các vĩ độ trung bình của hành tinh xanh, độ che phủ của mây dường như bắt đầu mờ dần. Cuối cùng, tất cả những đám mây đã hoàn toàn biến mất.

Imke de Pater, giáo sư thiên văn học danh dự tại Đại học California, Berkeley và là tác giả chính của nghiên cứu về những phát hiện này, cho biết: “Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy các đám mây biến mất nhanh như thế trên Sao Hải Vương. Nói chung, chúng tôi thấy hoạt động của những đám mây đã giảm trong vòng vài tháng qua."

Ông de Pater và các nhà nghiên cứu cho biết, có khả năng các đám mây của sao Hải Vương có mối liên hệ chặt chẽ với cách mặt trời của chúng ta hoạt động trong chu kỳ hoạt động kéo dài 11 năm của nó.

Cứ sau 11 năm, giống như được thiết lập lại, từ trường của mặt trời bị đảo ngược, nghĩa là cực bắc trở thành cực nam và ngược lại. Tuy nhiên, trong suốt 11 năm đó, nhiều sự kiện khác cũng xảy ra do sự thay đổi từ trường này. Ví dụ, số lượng và cường độ của các vết lóa mặt trời sẽ tăng lên, làm bức xạ cực mạnh phóng vào không gian cũng tăng lên.

Những bức xạ Mặt trời này đôi khi có thể mạnh đến mức chúng thậm chí còn ảnh hưởng đến các vệ tinh quay quanh Trái đất.

Để phân tích nơi các đám mây của Sao Hải Vương đã biến mất, nhóm nghiên cứu đã thu thập những hình ảnh rõ nét của hành tinh này trong 30 năm được chụp bởi các đài quan sát, bao gồm Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA và Đài quan sát W. M. Keck ở Hawaii.

Với Sao Hải Vương, thời khắc chuyển tiếp của Mặt Trời, vốn tạo ra bức xạ cực tím cao hơn bình thường, sẽ làm ảnh hưởng đến nó. Cụ thể hơn, khoảng hai năm sau đỉnh của chu kỳ mặt trời - hay còn gọi là sự kiện chính của sự đảo lộn từ trường - có một số đám mây đặc bao phủ sao Hải Vương. Chỉ sau đỉnh điểm đó, những đám mây dường như biến mất trên bầu khí quyển hydro, heli và metan của hành tinh này. (Hàm lượng khí mê-tan là thứ khiến sao Hải Vương trông rất xanh).

Điều này có nghĩa là bức xạ tia cực tím của mặt trời - mạnh nhất ở cực đại của mặt trời - có thể thúc đẩy phản ứng quang hóa, gây ra bởi sự hấp thụ năng lượng dưới dạng ánh sáng, để tạo ra lớp mây của sao Hải Vương.

Và có lẽ phản ứng đó có hiệu lực trong khoảng hai năm. Điều này sẽ giải thích tại sao, hai năm sau khi đạt cực đại năng lượng mặt trời, nhóm nghiên cứu đã chứng kiến rất nhiều đám mây của sao Hải Vương.

Hơn nữa, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng càng có nhiều mây trên hành tinh xanh này thì nó càng sáng hơn, vì có nhiều ánh sáng mặt trời phản chiếu từ những đám mây đó.

Các tác giả nghiên cứu viết trong bài báo của họ: “Mối tương quan của sự thay đổi độ sáng của Sao Hải Vương với sự thay đổi của các mùa và chu kỳ hoạt động của Mặt trời đã được khám phá, nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính thức nào”.

Các nhà nghiên cứu nói rằng "độ phản xạ" của hành tinh này tăng lên vào năm 2002, mờ đi vào năm 2007, trở nên sáng trở lại vào năm 2015, sau đó tối đi vào năm 2020 — khi các đám mây dường như đã biến mất hoàn toàn.

Trong tương lai, Alvarez và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động của đám mây sao Hải Vương để xem khi nào chúng quay trở lại. “Trên thực tế, trong vài năm qua, khi tia UV mặt trời tăng lên một chút, chúng tôi đã chứng kiến sự hồi sinh của một số đám mây”, de Pater nói. "Những đám mây này đặc biệt được nhìn thấy ở các vĩ độ phía bắc và ở độ cao lớn, đúng như dự đoán từ sự gia tăng quan sát được của thông lượng tia cực tím mặt trời trong khoảng hai năm qua."

Bài báo về những phát hiện này sẽ được phát hành trong số tháng 11 của tạp chí Icarus.

Theo Space



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao những đám mây trên hành tinh xanh lại biến mất?