Nhìn thấu Thuyết tiến hóa: Chương 2 - Phá vỡ tư duy sai lầm kinh điển về giả thuyết tiến hóa (Phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

4. Không “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”

4.1 Nguồn gốc tư tưởng cạnh tranh

Một trong những trụ cột của giả thuyết tiến hóa của Darwin đến từ "Lý thuyết sinh vật sinh sản quá mức" (143) do nhà kinh tế học và nhân khẩu học người Anh Thomas Malthus (142) (1766-1834) đưa ra vào năm 1798. Ông cho rằng, sự sinh sản quá mức của sinh mệnh, sự gia tăng dân số quá mức cần sự cạnh tranh, cần chọn lọc tự nhiên và đào thải.

Thomas Malthus đã chỉ ra trong cuốn sách “Bàn về về nguyên tắc dân số, vì nó ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong tương lai của xã hội” (An Essay on the Principle of Democracy, as it Affects the Future Improvement of Society) rằng, nguồn cung lương thực tăng theo cấp số cộng không thể theo kịp với dân số tăng theo cấp số nhân, và sự mất cân bằng giữa cung và cầu chắc chắn sẽ khiến một số người phải chịu số phận bi thảm là bị đào thải.

Vào thời của Darwin, học thuyết của Malthus đã đi vào dòng tư tưởng chủ lưu của người Anh. Năm 1838, ở tuổi 29, Darwin đang cân nhắc về các cơ chế tiến hóa khả thi. Darwin đã đưa "đấu tranh sinh tồn" của Malthus vào "Thuyết tiến hóa". Ông nói trong "Nguồn gốc các loài" rằng, sinh mệnh, bất kể cùng loài hay khác loài, đều phải đối mặt với sự cạnh tranh sinh tồn, vì vậy sinh mệnh sinh sản nhiều, nhưng sống sót thì không nhiều như thế. Các sinh vật trong tự nhiên cạnh tranh các nguồn tài nguyên sinh tồn có giới hạn để tồn tại, bao gồm không gian sống, thức ăn, bạn đời, v.v., làm cơ sở cho sự tồn tại của các cá thể hoặc nhóm mạnh.

4.2 Sự “cộng sinh cùng có lợi” giữa các sinh vật thách thức “phép tắc cạnh tranh”

Trong tự nhiên có tồn tại hiện tượng một số cá thể sinh vật tranh giành thức ăn, nhưng Darwin đã nhầm lẫn khi mô tả nó như một quy luật tuyệt đối và cực đoan, và sử dụng mối quan hệ tàn khốc, cá lớn nuốt cá bé này để định nghĩa mối quan hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, mối quan hệ phổ biến hơn và thiết yếu hơn (144) về sự phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, cộng sinh và cùng có lợi giữa các sinh vật trong tự nhiên đã bị Darwin cố tình bỏ qua, và mối quan hệ này thực sự đã được các nhà khoa học quan sát và phát hiện từ lâu.

Ngay từ năm 1877, nhà sinh lý học thực vật người Đức Albert Bernhard Frank đã sử dụng thuật ngữ "cộng sinh" (symbiosis)vốn được dùng để mô tả những người sống cùng nhau trong một cộng đồng, để mô tả mối quan hệ cộng sinh lẫn nhau giữa nấm và tảo trong địa y. Năm 1879, nhà thực vật học người Đức Henrich Anton de Bary đã vạch ra ba tiêu chí cho sự cộng sinh: hai loài khác nhau; chúng sống cùng nhau; và chúng tiếp xúc gần gũi. (145)

Vào giữa thế kỷ 20, nghiên cứu sinh thái đã phát triển nhanh chóng, các kết quả nghiên cứu về hệ sinh thái (146) cho chúng ta biết rằng, bất kỳ loài, cá thể nào trong tự nhiên đều nằm trong một hệ sinh thái nhất định, và mối quan hệ phụ thuộc, cùng có lợi giữa loài với loài, giữa sinh vật với môi trường trong hệ sinh thái là quy luật phổ biến trong tự nhiên (147) .

Lansky, một viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, đã từng quan sát thấy hiện tượng như vậy trong thí nghiệm E. coli của mình, hai loại E. coli xuất hiện trong cùng một bình, một loại có khả năng sinh sản tương đối yếu, và loại kia có khả năng sinh sản tương đối mạnh. Theo thuyết chọn lọc tự nhiên và sự tồn tại của kẻ thích nghi nhất của Darwin, thì vi khuẩn có khả năng sinh sản mạnh hơn cuối cùng sẽ thay thế vi khuẩn có khả năng sinh sản yếu hơn. Nhưng trước sự ngạc nhiên của Lansky, kết quả của thí nghiệm là hai loại vi khuẩn chung sống hòa bình với nhau, và loại yếu hơn không bị đào thải. (148)

Giả thuyết tiến hóa của Darwin tương đương với một trận đấu loại trực tiếp bóng đá, kẻ thắng cuối cùng thường là kẻ mạnh nhất. Trên thực tế, mối quan hệ giữa các sinh vật không phải là mối quan hệ cạnh tranh như vậy, mà chú ý đến "sự đa dạng sinh học", mỗi cá thể sinh vật đều có những đặc điểm riêng biệt, và hầu hết các loài đều có thể cùng nhau phát triển.

Thứ hai, nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra rằng càng có nhiều loài thực vật sống trong cùng một khu vực, thì xu thế phát triển của sinh vật về tổng thể càng hưng thịnh. (149)

Hàng trăm nghiên cứu về các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước và đại dương đã chỉ ra rằng, các hệ sinh thái có nhiều loài hơn, tức là các hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao hơn, có năng suất sinh học, được định nghĩa là “tốc độ sản xuất sinh khối” (thường được biểu thị bằng đơn vị khối lượng trên thể tích trên một đơn vị thời gian, chẳng hạn như gam trên mét vuông mỗi ngày), cao hơn khoảng hai lần so với các hệ sinh thái trong đó một loài duy nhất được nuôi trồng (150). Lợi ích của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái có liên quan đến tính bổ sung giữa các loài, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên hạn chế, tăng khả năng chống lại bệnh tật và nhiều lý do khác.

Các lý thuyết và thực nghiệm về đa dạng sinh học này đều có đặc điểm chung là cho phép nhiều loài cạnh tranh khác nhau cùng tồn tại trong một thời gian dài.

Do đó, nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau về sự cộng sinh đã thách thức mạnh mẽ giả định cốt lõi của Darwin về "sự cạnh tranh tự nhiên, và kẻ thích nghi thì tồn tại" (151).

Thứ ba, các sinh vật trên trái đất rất đa dạng và độc đáo, nhưng chúng kết hợp với nhau rất khéo léo. Quá trình quang hợp của cây xanh chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong cây, trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp thức ăn cho mọi loài động vật. Phân và xác động vật là nguyên liệu cho sự phát triển của thực vật. Dưới sự xúc tác của các enzym sinh học, thực vật có thể tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp khác nhau ở nhiệt độ và áp suất bình thường. Khi tất cả các sinh vật hô hấp, chúng cần hấp thụ O2 và thải ra CO2. Quá trình quang hợp của thực vật sử dụng CO2 để tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau, và đồng thời giải phóng O2. Phải chăng những sự sắp đặt tài tình này chỉ là kết quả của sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Không thể có một hệ thống sinh vật phức tạp và hiệu quả lại đột biến ngẫu nhiên, nhưng làm thế nào một hệ sinh thái bao gồm rất nhiều sinh vật hợp tác khéo léo với nhau lại là kết quả của những đột biến ngẫu nhiên?

Thứ tư, cộng sinh là cơ chế chính mà các cộng đồng sinh thái được thiết lập và duy trì. Nếu mối quan hệ tự nhiên, cộng sinh, cùng có lợi giữa các sinh vật bị hủy hoại, môi trường sinh thái bị hủy hoại, thì có thể dẫn đến những thảm họa trong thế giới sinh vật.

Ví dụ, sử dụng các phương pháp trồng trọt truyền thống để trồng rau và trái cây không cần phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu. Bởi vì trong tự nhiên cũng có một chuỗi sinh thái nên sâu bọ có kẻ thù tự nhiên của chúng, chẳng hạn như ếch và chim. Nếu con người can thiệp và sử dụng thuốc trừ sâu để loại bỏ côn trùng, thì ếch và chim sẽ không có thức ăn, điều đó tương đương với việc phá hủy sự cân bằng sinh thái của tự nhiên.

Do đó, thuốc trừ sâu phá hủy mối quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật. Ngoài việc tiêu diệt côn trùng hoặc cỏ dại, thuốc trừ sâu có thể đầu độc nhiều sinh vật khác, bao gồm chim, cá, côn trùng có ích và cả thực vật không phải mục tiêu; nếu thuốc trừ sâu phá vỡ chuỗi sinh thái xung quanh đất, kết quả cuối cùng cũng có thể gây hại cho con người. (152)

Với sự phát triển của khoa học công nghệ đang hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường sinh thái, con người ngày càng nhận thức rõ hơn về nhu cầu ăn thực phẩm hữu cơ. Cái gọi là "hữu cơ" có nghĩa là trong quá trình trồng trọt hoặc chăn nuôi nông nghiệp, không được phép sử dụng phân bón nhân tạo, các loại thuốc trừ sâu tổng hợp, thuốc kháng sinh, hoặc hormone tăng trưởng, đồng thời cấm sử dụng kỹ thuật bức xạ và di truyền để thay đổi gen của cây trồng, đồng thời cấm sử dụng các chất tổng hợp như chất bảo quản hóa học. Các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, và thực phẩm chế biến được sản xuất và chế biến theo cách này có thể được tính là thực phẩm hữu cơ. (153)

Do đó, bất kể người ta phân tích nó từ logic nào, hiện tượng cộng sinh không phù hợp với ý tưởng cốt lõi của giả thuyết tiến hóa của Darwin. Mối quan hệ cộng sinh giữa các loài sinh học là một thách thức thực sự đối với giả thuyết tiến hóa.

4.3 “Cộng sinh cùng có lợi” giữa con người và vi sinh vật

Có mối quan hệ cân bằng sinh thái giữa các loài, có mối quan hệ hỗ tương giữa thực vật và động vật, có mối quan hệ gắn bó giữa con người và vi sinh vật từ khi mới sinh ra đời.

Cơ thể con người không phải là một cá thể đơn giản, mà là một "thể sinh vật siêu cấp", bao gồm các tế bào vi sinh vật và tế bào người trong cơ thể. Cơ thể con người là một hệ sinh thái vi mô phức tạp. Cơ thể chúng ta là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn cổ (còn được gọi là vi khuẩn cổ), vi khuẩn và vi rút, phân bố trên da, miệng, khoang mũi, bộ phận sinh dục và đường ruột, tạo thành hệ vi sinh vật của con người, được gọi là bộ gen thứ hai của con người. (154)

Trong số đó, tổng số tế bào vi sinh vật trong đường tiêu hóa là khoảng 10¹⁴ . Con người và vi khuẩn đường ruột đã thiết lập một hệ thống cộng sinh tương hỗ: Con người cung cấp cho vi khuẩn nhiệt độ thích hợp, chất dinh dưỡng phong phú, nơi cư trú và sinh sản tốt (môi trường sinh thái mà các nhóm loài phụ thuộc). Vi khuẩn có thể điều chỉnh sự phát triển của tế bào biểu mô ruột, ngăn ngừa tổn thương tế bào, điều tiết lượng chất béo dự trữ, kích thích sự hình thành mạch ruột, tạo màng sinh học và các hàng rào miễn dịch khác, ức chế sự xâm nhập và cư trú của vi khuẩn gây bệnh ngoại lai, giúp con người tiêu hóa các thành phần thức ăn cao phân tử, tham gia chuyển hóa đường và protein, tổng hợp các vitamin và axit amin thiết yếu, v.v., và thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng mà cơ thể con người sử dụng.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, hệ trục vi sinh vật đường ruột-não bộ (Microbiota-gut-brain Axis) được hình thành giữa các vi sinh vật đường ruột và não người, có liên quan mật thiết đến các loại bệnh của con người (bao gồm miễn dịch, ung thư, tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh, v.v.), thậm chí liên quan mật thiết đến hoạt động trí óc. Những hoạt động tinh thần này bao gồm hành vi xã hội, phản ứng với căng thẳng, nhận thức, v.v. Những vi sinh vật sống cộng sinh với con người chúng ta có ảnh hưởng sâu sắc và điều chỉnh cơ thể con người, đồng thời có những đóng góp quan trọng và không thể thay thế đối với sức khỏe con người.

Trong điều trị y tế, nếu lạm dụng kháng sinh rất dễ “lạm sát bừa bãi” và dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của con người. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch của cơ thể và não bộ, thậm chí có thể gây bệnh.

Chế độ ăn nhiều muối cũng có thể ức chế sự tồn tại của hệ vi khuẩn bình thường trong ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và các bệnh khác nhau như rối loạn chức năng miễn dịch. (155)

Trên trái đất ngày nay, vi khuẩn, thực vật, động vật và con người đều dựa vào hệ thống cộng sinh và nhiều hệ thống của chúng để cùng tồn tại, phát triển và sinh sôi. Đa dạng sinh học được tăng cường, bảo vệ và duy trì đồng thời hình thành hệ sinh thái.

Tóm lại, cộng sinh sinh học là quy luật chung trong đó các nhóm sinh vật trong tự nhiên, bao gồm cả con người, duy trì mối quan hệ hỗ tương. Do đó, giả thuyết tiến hóa của Darwin nhấn mạnh rằng, các loài sinh vật tiến hóa thông qua cạnh tranh, về cơ bản là sai lầm. Cạnh tranh không phải là giai điệu chính của sinh mệnh.

4.4 Gen không phải là "ích kỷ" mà là "vị tha"

Những người ủng hộ giả thuyết tiến hóa nhìn thế giới với ý tưởng ích kỷ, mô tả các thuộc tính gen sinh học là ích kỷ, và cho rằng mọi thứ đều là kết quả của các gen ích kỷ.

Nhà sinh vật học tiến hóa người Anh và tác giả Richard Dawkins (1941 - ) đã chỉ ra trong cuốn sách "Gen ích kỷ" (The Selfish Gene) (156) rằng: "Gen là đơn vị cơ bản của tính ích kỷ. Khả năng bất tử tiềm ẩn của gen khiến nó trở thành ứng cử viên sáng giá cho đơn vị cơ bản của chọn lọc tự nhiên"; “Theo tôi, đặc điểm chính của gen thành công là sự ích kỷ tàn nhẫn. Tính ích kỷ của gen này thường dẫn đến tính ích kỷ trong hành vi cá nhân”; “Trải qua nhiều thế hệ chọn lọc tự nhiên, 'nhóm vị tha' sẽ bị nhóm ích kỷ vượt qua, hơn nữa không thể phân biệt được với nhóm ích kỷ".

Họ thậm chí còn đi xa hơn khi lập luận rằng, một con chim hoặc một con ong mạo hiểm tính mạng và sức khỏe của mình để sinh con của nó vào thế giới này, không phải để giúp đỡ chính nó hoặc loài của nó, mà để giữ cho các gen của nó tồn tại. (157)

Dawkins thực sự cho rằng sự cạnh tranh của Darwin giữa các sinh vật riêng lẻ là do sự cạnh tranh giữa các phiên bản gen khác nhau (được gọi là "alen"). Quan điểm của ông là đẩy thuyết tiến hóa của Darwin đến cấp độ vi mô của gen, nhưng thực tế có phải như vậy không?

Sau khi Dawkins đề xuất lý thuyết này, nó đã bị các nhà khoa học nghi ngờ.

Trong tạp chí "Những tiến bộ trong các hệ thống phức tạp" (Advances In Complex Systems) vào năm 1999, Tiến sĩ Yaneer Bar-Yam (1959 - ), một chuyên gia trong việc áp dụng phân tích toán học của các hệ thống phức tạp ở Hoa Kỳ, kiêm giám đốc của Viện các hệ thống phức tạp ở New England, cho rằng, lý thuyết gen ích kỷ có một lỗ hổng chết người (158), và các hiện tượng sinh học được nghiên cứu bằng mô hình gen ích kỷ có những sai lệch lớn, và chỉ có thể áp dụng cho các nhóm mà sinh sản hữu tính dẫn đến sự giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên của các alen. Một nhóm như vậy được gọi là quần thể "giao phối ngẫu nhiên" (panmictic) trong sinh học, thường được gọi là "hôn nhân mù quáng và hôn nhân câm". Nhưng trên thực tế, nhiều quần thể sinh vật không đáp ứng được điều kiện này. Do đó, Dawkins đơn giản hóa quá mức quần thể sinh vật, điều này không phù hợp với thực tế, và quan điểm lấy gen làm trung tâm của ông không thể đại diện cho trạng thái thực của quần thể sinh vật. Khái niệm về một "gen ích kỷ" không tồn tại. (159)

Năm 2011, tạp chí "Khoa học" đã công bố một nghiên cứu thú vị về động vật có kiểm soát. Những người làm thí nghiệm đã đặt một con chuột A vào lồng sắt và quan sát hành vi của một con chuột B đang di chuyển tự do bên ngoài. Thí nghiệm này đã kiểm tra lại hành vi của 30 con chuột B trong cảnh trên, người ta thấy rằng tần suất hoạt động của những con chuột B tự do di chuyển xung quanh lồng tăng lên đáng kể, và chúng đã tìm mọi cách để mở lồng cho đến khi giải cứu thành công. Hành vi giải cứu của chúng có ý nghĩa thống kê so với kịch bản kiểm soát khi chuột A được nhốt bên ngoài lồng trống. (160)

Ngoài ra, những con chuột có thể ăn ít nhất 7 miếng sô cô la thay vì các loại thực phẩm thông thường khác, miễn là không có điều kiện đặc biệt nào khác xảy ra.

Người thí nghiệm đặt con chuột B tự do trước hai chiếc lồng, một trong số đó chứa con chuột A còn lại, trong chiếc lồng thứ hai được đặt sô cô la mà những con chuột thích ăn. Một bên là sự cám dỗ của những món ăn ngon, một bên là người bạn đồng hành đang gặp nạn, hãy đoán xem chú chuột B này sẽ làm gì?

Những người làm thí nghiệm còn nhìn thấy một cảnh tượng còn kinh ngạc hơn, chuột B không hề thưởng thức sô cô la cho riêng mình mà ngược lại, nó sẽ mở hai chiếc lồng với tốc độ gần như bằng nhau (vì việc mở hai chiếc lồng cần có thời gian, học hỏi và thực hành), sau đó nó sẽ lấy ra 30% số sô cô la mà nó đã đặc biệt để dành để phân phát cho "người bạn đồng hành bị nạn".

Đối mặt với sự cám dỗ của thức ăn ngon và người bạn đồng hành đau khổ, chuột đưa ra lựa chọn vị tha. (Hình của The Epoch Times)
Con chuột mở lồng để giải cứu người bạn đồng hành bị mắc kẹt, và chia sẻ sô cô la với nó. (Hình của The Epoch Times)

Theo lý thuyết của Dawkins, ông đánh đồng gen với hành vi cá nhân, và tin rằng gen là chuột và chuột là gen. Tuy nhiên, kết quả của những thí nghiệm khoa học được kiểm soát lặp đi lặp lại này cho thấy, hành vi của những con chuột khi đối mặt với lợi ích là vị tha. Nếu hành vi của chuột không ích kỷ, thì đặc điểm nổi trội trong gen của chuột cũng không thể ích kỷ.

Tinh tinh chải lông cho nhau và chia sẻ thức ăn với những người bạn đồng hành khác. Chải lông cho nhau có thể mang lại lợi ích ngay lập tức cho cả hai, trong khi chia sẻ thức ăn thường là để gắn kết tình cảm. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ những hành vi hợp tác này của tinh tinh ở mức độ nào, là vì lợi ích của bên kia hay cuối cùng là vì lợi ích của chính nó.

Vào năm 2017, Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) đã công bố một nghiên cứu có tiêu đề "Tinh tinh hy sinh lợi ích cá nhân đề báo ơn" (Chimpanzees return favors at a personal cost), sử dụng loài tinh tinh (Pan troglodytes) để thực hiện các thí nghiệm lặp đi lặp lại, điều này đã mang lại cho chúng tôi rất nhiều gợi mở. (161)

"Tinh tinh đồng hành" lần đầu tiên được huấn luyện để học cách từ bỏ lựa chọn độc chiếm thức ăn, dẫn đến "tinh tinh thử nghiệm" tay trắng, đồng thời có nguy cơ mất thức ăn và nhường quyền lựa chọn thức ăn cho "tinh tinh thử nghiệm". Có nghĩa là, "tinh tinh đồng hành" lần đầu tiên được huấn luyện về lòng vị tha.

Khi "tinh tinh thử nghiệm" nhìn thấy "tinh tinh đồng hành" của chúng giúp đỡ mình trước nguy cơ mất thức ăn, để trả ơn cho bên kia, do hành vi vị tha của đối tác, chúng có nhiều khả năng hành động hy sinh vật chất của mình để mang lại lợi ích cho đối tác. Kết quả này có ý nghĩa thống kê rõ rệt.

Trong các thí nghiệm so sánh các kịch bản khác nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng "tinh tinh thử nghiệm" có thể hiểu và phân biệt rõ ràng các động cơ hành vi của "tinh tinh đồng hành", và có thể phân biệt hành vi vì xã hội thực sự (prosocial), nghĩa là hành vi "vị tha" thực sự khác biệt với hành vi ích kỷ tiềm ẩn.

Từ thí nghiệm này, chúng ta có thể thấy rằng, ngay cả động vật cũng có khả năng học cách từ bỏ lợi ích của bản thân và hành động vị tha để giúp đỡ đồng loại, và hành vi vị tha của một cá nhân có thể ảnh hưởng tích cực đến những cá thể khác cũng hành động vị tha. Vì vậy, theo lý thuyết của Dawkins, nếu gen ích kỷ, làm thế nào những con vật này có thể hy sinh lợi ích của mình để giúp đỡ đồng loại? Điều này rõ ràng không nằm trong logic của Dawkins.

Trên thực tế, không chỉ gen không ích kỷ mà hành vi của động vật cũng thường không ích kỷ mà là vị tha. Theo lẽ thường, lòng vị tha đặc biệt nổi bật ở xã hội côn trùng, chim, động vật có vú, và thậm chí cả xã hội loài người (162). Cái gọi là "gen ích kỷ" là hoàn toàn vô căn cứ.

Phá vỡ bốn tư duy sai lầm phổ biến về "Thuyết tiến hóa." (Hình của The Epoch Times)

5. Đó không phải là "sự thật khoa học" mà là "lừa bịp và giả mạo"

Kể từ khi Darwin đưa ra "thuyết tiến hóa", không những không có bằng chứng nào chứng minh cho giả thuyết của ông, mà trên thực tế, trong các viện bảo tàng, bài báo khoa học và sách giáo khoa, có thể nói là rất nhiều bằng chứng giả do các thế hệ sau giả mạo để ủng hộ "giả thuyết tiến hóa".

5.1 "Lý thuyết tái tạo phôi" giả mạo

Hầu hết mọi người có lẽ đã được dạy rằng trong giai đoạn phát triển ban đầu, phôi người trải qua các giai đoạn tương tự như quá trình tiến hóa của các loài động vật khác nhau, lặp lại quá trình tiến hóa, trải qua mang như cá, có đuôi như khỉ, v.v.

Điều này xuất phát từ cái gọi là “Thuyết tái hiện phôi tai” (Ontogeny recaptulates phylogeny) do Ernst Haeckel (1834-1919), giáo sư sinh học tại Đại học Jena ở Đức đề xuất vào năm 1866 (163), đã trở thành nội dung giảng dạy phổ biến trong sách giáo khoa sinh học hơn một trăm năm.

"Thuyết tái hiện phôi thai" thực chất là một giả thuyết do Haeckel bịa ra để ủng hộ "giả thuyết tiến hóa" của Darwin, và giả thuyết này đã được chứng minh là giả mạo.

Năm 1997, nhà phôi học người Anh Michael K. Richardson và các nhà khoa học khác đã xuất bản một bài báo trên Tạp chí Giải phẫu và Phôi học, đề xuất bằng chứng về sự gian lận của Haeckel. Họ phát hiện ra rằng phôi của các loài khác nhau rất khác nhau, mỗi loài có nét độc đáo riêng và không có giai đoạn nào trong quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau có hình dạng rất giống nhau. (164)

Ngoài ra, có thể có một số thao tác chưa phù hợp trong cách vẽ bức tranh của Haeckel. Haeckel có thể đã cố tình lựa chọn các phôi động vật có hình thái tương tự nhau cho các bức vẽ của mình, và ông cũng sửa đổi các phôi người và động vật do các nhà khoa học khác vẽ, để tăng sự tương đồng giữa các phôi của các loài khác nhau, và che giấu sự khác biệt của chúng.

Haeckel đã cố tình thêm và xóa các cấu trúc phôi thai, thay đổi tỷ lệ và màu sắc của các bộ phận khác nhau. Ví dụ, ông đã loại bỏ các cơ quan nội tạng và chân của một phôi người, và nó trở thành một phôi giống cá có đuôi; ví dụ, nhãn cầu của một phôi gà ban đầu không có màu, nhưng Haeckel đã sơn nó màu đen để làm cho phôi gà giống với các phôi động vật khác hơn; ông đã thêm một lọn tóc vào phôi chim để làm cho nó trông giống phôi người hơn.

Richardson phát hiện ra rằng sự khác biệt tối đa về chiều dài giữa các loài khác nhau ở giai đoạn chồi đuôi của động vật là hơn 10 lần, nhưng Haeckel cố tình vẽ kích thước giống nhau để đạt được mục đích phóng đại sự tương đồng giữa phôi của các loài.

Sau đó, Elizabeth Pennisi đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Khoa học mô tả thêm về kết quả nghiên cứu của Richardson, công bố những bức ảnh thật được vẽ theo tỷ lệ của nhiều loài động vật khác nhau ở cùng giai đoạn phôi thai, và những bức tranh giả do Haeckel vẽ, từ trái sang phải, phôi của kỳ nhông, con người, thỏ, gà và cá. Mọi người không khỏi bàng hoàng khi thấy sự chênh lệch giữa ảnh thật và ảnh giả. (165)

Elizabeth Pennisi trích dẫn kết luận của Richardson: "Đây là sự giả mạo nổi tiếng nhất trong sinh học."

Penny West có bằng Cử nhân Sinh học của Đại học Cornell và bằng MFA về Viết bài Khoa học của Đại học Boston. Ngoài vai trò là cây bút khoa học cho tạp chí Science, bà còn được trao Giải thưởng James T. Grady-James H. Stack vì đã giải thích hóa học cho công chúng. (166)

Với việc nghiên cứu sâu về gen trong quá trình phát triển phôi trong sinh học phân tử hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có sự khác biệt lớn hơn nữa trong quá trình phát triển phôi sớm và muộn giữa các loài khác nhau. (167)

Điều đáng chú ý là mặc dù "thuyết tái hiện phôi thai" đã được chứng minh là sai lầm, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng trong một số lĩnh vực. Ví dụ, những người ủng hộ quyền lựa chọn cho rằng bào thai bị giết chỉ ở giai đoạn của một con cá hoặc một con khỉ, và chưa trở thành một con người. Tuy nhiên, kiểu lập luận này ngày càng bị nhiều người phản đối (168), và càng không thể dùng lý thuyết sai lầm của Haeckel để ủng hộ thuyết tiến hóa. (Xem "Chương 6" để biết chi tiết)

5.2 "Người Piltdown" - trò lừa bịp khoa học lớn nhất trong lịch sử nước Anh

Người Piltdown (Piltdown Man) là một hóa thạch "mắt xích bị mất" được phát hiện và tuyên bố ở Anh trong khoảng thời gian từ 1908 đến 1915. Sau 40 năm, các nhà khoa học xác định Người Piltdown là đồ giả được làm từ sự chắp vá của đười ươi và bộ xương người hiện đại, hầu hết được nhuộm để làm cho đồ tạo tác trông như thể nó thực sự hàng trăm nghìn năm tuổi.

Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) đã đăng một bản tin vào ngày 17 tháng 12 năm 2012 với tiêu đề "Piltdown Man: A hoaxer still Pursuit " (Người Piltdown: Kẻ lừa bịp vẫn bị truy bắt), dựa trên cuộc phỏng vấn với Giáo sư Chris Stringer, người khi đó đang làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London, Anh.

Một câu trong bài viết rằng: "Đó là một cú sốc, không còn nghi ngờ gì nữa. Vụ bê bối Người Piltdown được cho là vụ gian lận khoa học lớn nhất từng xảy ra ở Vương quốc Anh". (It was a shocker, no doubt about it. The Piltdown Man scandal is arguably the greatest scientific fraud ever perpetrated in the UK.) (169)

5.3 "Người Nebraska" hóa ra là lợn

Năm 1917, một chiếc răng được tìm thấy ở gò đất phía tây của hạt Sioux, Nebraska, Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, người phụ trách Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ và nhà cổ sinh vật học Giáo sư Henry Osborn (1857-1935) đã hết sức ca ngợi khám phá này. Năm 1922, ông cho rằng chiếc răng đó là Nebraska Man (Người Nebraska), làm bằng chứng về sự tiến hóa của loài người, nó được liệt vào danh sách tin khoa học. (171)

Tuy nhiên, "người nguyên thủy" này sau đó đã được xác nhận là một loài lợn đã tuyệt chủng.

Trong một bức thư đề ngày 2 tháng 8 năm 1885, bác sĩ phẫu thuật, học giả và nhà thực vật học người Mỹ George Edward Post (1838-1909) đã ghi lại cuộc trò chuyện của ông với Tiến sĩ Robert Etheridge, một chuyên gia hóa thạch và nhà địa chất tại Bảo tàng Anh (British Museum) như sau:

"Tôi rất muốn nghe một nhà khoa học hàng đầu, có lẽ là người có cơ hội khái quát hóa lớn nhất trên thế giới, đã nghĩ gì về thuyết tiến hóa của Darwin."

"Ông ấy quay sang tôi, nhìn vào mắt tôi với một cái nhìn rõ ràng, trung thực và trả lời: 'Trong bảo tàng vĩ đại này, không có một mảnh bằng chứng nào cho thấy sự chuyển đổi của các loài. Chín trong số mười tuyên bố của các nhà tiến hóa là hoàn toàn vô nghĩa, vô căn cứ trong các quan sát, và hoàn toàn không được chứng minh bằng thực tế. Người ta lấy một lý thuyết và cẩn thận ghép lại cái gọi là ‘sự thật’ để chứng minh cho nó… Không có người hóa thạch (fossil man) và những thứ tương tự. Nếu bạn không làm theo họ, mọi người sẽ nghĩ bạn là một kẻ ngốc. Nhưng bảo tàng này có đầy đủ bằng chứng cho thấy quan điểm của họ là hoàn toàn sai lầm'". (He turned to me with a clear, honest look into my eyes, and replied: “In all this great Museum there is not a particle of evidence of transmutation of species. Nine-tenths of the talk of Evolutionists is sheer nonsense, not founded on observation, and wholly unsupported by fact. Men adopt a theory and then strain their facts to support it. ……There is no such thing as a fossil man. Men are ready to regard you as a fool if you do not go with them in all their vagaries. But this Museum is full of proofs of the utter falsity of their views.) (172)

Mặc dù các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng giả thuyết tiến hóa là một lý thuyết đầy lỗ hổng, nhưng tại sao nó vẫn thống trị giới khoa học và lừa dối thế giới trong hơn một trăm năm? Đây là một câu hỏi khiến người ta phải suy nghĩ.

Trên thực tế, không có gì lạ khi một người đưa ra một giả thuyết sai. Một người phạm sai lầm cũng không có gì ghê gớm, chỉ cần những người xung quanh họ có đầu óc tỉnh táo, có thể kịp thời sửa sai.

Điều kỳ lạ là, những người nghe thấy giả thuyết này đã mù quáng chấp nhận nó mà không cần suy nghĩ, thậm chí còn cố tình bịa đặt thêm một số "bằng chứng" sai sự thật để ủng hộ giả thuyết không thể kiểm chứng, nhằm phục vụ cho giả thuyết sai lầm này, khiến một nhóm người phạm sai lầm và lan truyền lời nói dối ngày càng rộng rãi.

Hoàng đế trong câu chuyện "Bộ quần áo mới của Hoàng đế" không có quần áo, đó không phải là tình huống tồi tệ nhất, nhưng các đại thần xung quanh và những người xem đều khen ngợi bộ quần áo mới vốn không tồn tại trên người Hoàng đế, điều này khiến người ta phải suy nghĩ nhiều nhất.

(Còn tiếp)

Nhóm viết "Nhìn thấu thuyết tiến hóa"

(Bản quyền thuộc về Epoch Times và Nhóm viết, hoan nghênh đăng lại, không được thay đổi).

Epoch Times
Thanh Hà biên dịch

Tài liệu tham khảo:

142. MacRae, Donald Gunn. “Thomas Malthus”. Encyclopedia Britannica, 21 Mar. 2023, https://www.britannica.com/biography/Thomas-Malthus. Accessed 21 May 2023.

  1. Malthus T. An Essay on the Principle of Population As It Affects the Future Improvement of Society, with Remarks on the Speculations of Mr. Goodwin, M. Condorcet and Other Writers (1 ed.). London: J. Johnson in St Paul’s Church-yard. 1798. Retrieved 20 June 2015. via Internet Archive https://ia802601.us.archive.org/7/items/essayonprincipl00malt/essayonprincipl00malt.pdf
  2. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “symbiosis”. Encyclopedia Britannica, 25 May. 2023, https://www.britannica.com/science/symbiosis. Accessed 19 June 2023.
  3. In this issue. Nat Rev Microbiol 6, 709 (2008).
    https://doi.org/10.1038/nrmicro2010
  4. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “ecosystem”. Encyclopedia Britannica, 1 Jun. 2023, https://www.britannica.com/science/ecosystem. Accessed 19 June 2023.
  5. Francisco Carrapiço “The origins of life and the mechanisms of biological evolution”, Proc. SPIE 6309, Instruments, Methods, and Missions for Astrobiology IX, 63090O (14 September 2006); https://doi.org/10.1117/12.681946; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1117/12.681946
  6. Elizabeth Pennisi, The Man Who Bottled Evolution. Science342, 790-793(2013). DOI:10.1126/science.342.6160.790
  7. Tilman, D., Reich, P. & Knops, J. Biodiversity and ecosystem stability in a decade-long grassland experiment. Nature 441, 629–632 (2006).
    https://doi.org/10.1038/nature04742; https://sci-hub.st/; https://www.nature.com/articles/nature04742#citeas
  8. Tilman, D., Isbell, F., & Cowles, J. M. (2014). Biodiversity and Ecosystem Functioning.
    https://doi.org/10.1146/annurev-ecolsys-120213-091917; https://sci-hub.st/;
    https://www.annualreviews.org/doi/full/10.1146/annurev-ecolsys-120213-091917
  9. M. Speidel, “The Parasitic Host: Symbiosis contra Neo-Darwinism”, The Warwick journal of philosophy 9 (Pli 9), 119-138 (2000).
    https://www.plijournal.com/files/speidel_pli_9.pdf
  10. Aktar, M. W., Sengupta, D., & Chowdhury, A. (2009). Impact of pesticides use in agriculture: Their benefits and hazards. Interdisciplinary Toxicology, 2(1), 1-12.
    https://doi.org/10.2478/v10102-009-0001-7
  11. Jukes T. H. (1977). Organic food. CRC critical reviews in food science and nutrition, 9(4), 395–418.
    https://doi.org/10.1080/10408397709527241
  12. Hou, K., Wu, ZX., Chen, XY. et al. Microbiota in health and diseases. Sig Transduct Target Ther 7, 135 (2022).
    https://doi.org/10.1038/s41392-022-00974-4
  13. Hamad, I., Cardilli, A., Côrte-Real, B. F., Dyczko, A., Vangronsveld, J., & Kleinewietfeld, M. (2022). High-Salt Diet Induces Depletion of Lactic Acid-Producing Bacteria in Murine Gut. Nutrients, 14(6).
    https://doi.org/10.3390/nu14061171
  14. Dawkins, Richard, 1941-. The Selfish Gene. Oxford ; New York :Oxford University Press, 1989.
    https://alraziuni.edu.ye/uploads/pdf/The-Selfish-Gene-R.-Dawkins-1976-WW-.pdf;
    自私的基因_里查德‧道金斯_在线阅读 Ridley, M. In retrospect: The Selfish Gene. Nature 529, 462–463 (2016).
    https://doi.org/10.1038/529462a
  15. Ridley, M. In retrospect: The Selfish Gene. Nature 529, 462–463 (2016).
    https://doi.org/10.1038/529462a
  16. SELFISH GENE THEORY OF EVOLUTION CALLED FATALLY FLAWED. New England Complex Systems Institute.
    https://necsi.edu/selfish-gene-theory-of-evolution-called-fatally-flawed
  17. Yaneer Bar-Yam, Formalizing the gene centered view of evolution, Advances in Complex Systems 2: 277-281 (1999).
    https://static1.squarespace.com/static/5b68a4e4a2772c2a206180a1/t/5c0ea2e4898583fde71bd31e/1544463076123/genecenteredmft.pdf;
    https://necsi.edu/selfish-gene-theory-of-evolution-called-fatally-flawed
  18. Ben-Ami Bartal, I., Decety, J., & Mason, P. (2011). Empathy and Pro-Social Behavior in Rats. Science.
    https://doi.org/1210789; https://sci-hub.st/10.1126/science.1210789
  19. Schmelz, M., Grueneisen, S., Kabalak, A., Jost, J., & Tomasello, M. (2017). Chimpanzees return favors at a personal cost. Proceedings of the National Academy of Sciences, 114(28), 7462-7467.
    https://doi.org/10.1073/pnas.1700351114
  20. 22 Altruism Examples in Animals.
    https://studiousguy.com/altruism-examples-in-animals/
  21. Haeckel, Ernst. Generelle morphologie der organismen [General Morphology of the Organisms]. Berlin: G. Reimer, 1866; https://www.biodiversitylibrary.org/item/22319#page/16/mode/1up (Accessed Mar 19, 2023)
  22. Richardson, M. K., Hanken, J., Gooneratne, M. L., Pieau, C., Raynaud, A., Selwood, L., & Wright, G. M. (1997). There is no highly conserved embryonic stage in the vertebrates: implications for current theories of evolution and development. Anatomy and embryology, 196(2), 91–106.
    https://doi.org/10.1007/s004290050082; https://sci-hub.st/https://link.springer.com/article/10.1007/s004290050082
  23. Pennisi E. (1997). Haeckel’s embryos: fraud rediscovered. Science (New York, N.Y.), 277(5331), 1435.
    https://doi.org/10.1126/science.277.5331.1435a; https://www.dropbox.com/s/9iyt09rkgg4ap6b/Haeckel%27s%20Embryos-%20Fraud%20Rediscovered.pdf?dl=0
  24. Elizabeth Pennisi. Science.
    https://www.science.org/content/author/elizabeth-pennisi
  25. Irie, N., & Kuratani, S. (2011). Comparative transcriptome analysis reveals vertebrate phylotypic period during organogenesis. Nature Communications, 2(1), 1-8.
    https://doi.org/10.1038/ncomms1248
  26. Savulescu J. Abortion, embryo destruction and the future of value argumentJ ournal of Medical Ethics 2002;28:133-135.
    https://jme.bmj.com/content/28/3/133
  27. Jonathan Amos. Science correspondent, BBC News. Piltdown Man: A hoaxer still pursued. 17 December 2012.
    Piltdown Man: A hoaxer still pursued – BBC News
  28. OSBORN, H. F. Hesperopithecus, the Anthropoid Primate of Western Nebraska.
    https://doi.org/10.1038/110281a0
  29. Bergman G. (2006). The history of hesperopithecus: the human-ape link that turned out to be a pig. Rivista di biologia, 99(2), 287–306.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17115373/; https://drive.google.com/drive/folders/1FqugIknnerDR9lh3TthD3UxpIWbqrQLn
  30. Glenn Branch. Deputy Director of National Center of Science Education (NCSE). Dr. Etheridge, Fossilologist, https://ncse.ngo/dr-etheridge-fossilologist-part-3



BÀI CHỌN LỌC

Nhìn thấu Thuyết tiến hóa: Chương 2 - Phá vỡ tư duy sai lầm kinh điển về giả thuyết tiến hóa (Phần 3)