Chuyên gia: Chính quyền địa phương Trung Quốc trở thành kẻ quỵt nợ lớn nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tài chính đã trở thành một vấn đề nhức nhối với chính quyền địa phương Trung Quốc. Nhưng gốc rễ của vấn đề nằm ở đâu?

Với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc, một số chính quyền địa phương đã từ chối trả lại số tiền họ đã vay trong quá khứ, vì dù sao thì các ngân hàng cũng không thể làm gì được.

Hơn nữa, một số chính quyền địa phương đã sử dụng “nền kinh tế dựa trên tiền phạt” để tự duy trì hoạt động.

Có thể nói, chính quyền địa phương của Trung Quốc đã trở thành những kẻ cướp. Điều đó có nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của xã hội Trung Quốc trong tương lai?

Kẻ quỵt nợ lớn nhất

Phó giáo sư Feng Chuan của Đại học Vũ Hán đã công bố một bài báo trên NetEase, trong đó ông thảo luận về vấn đề thấu chi phổ biến ở chính quyền địa phương các cấp khác nhau ở Trung Quốc.

Theo ông Feng, thấu chi tín dụng trong quản lý địa phương đã trở thành thông lệ và chính quyền địa phương thường trở thành “kẻ quỵt nợ” lớn nhất. Ông vạch ra một chuỗi mất lòng tin bắt đầu bằng việc chính quyền quận không thực hiện được nghĩa vụ tài chính đối với chính quyền thị trấn, doanh nghiệp và ngân hàng. Mô hình vỡ nợ này sau đó sẽ lan xuống chính quyền thị trấn và làng xã, cuối cùng làm xói mòn niềm tin giữa các quan chức, người dân và đội xây dựng.

Ông Feng nhấn mạnh một trường hợp cực đoan ở tỉnh Quý Châu, nơi một quận đang gánh khoản nợ khổng lồ từ các dự án xây dựng đã công khai từ chối trả nợ gốc và đe dọa sẽ giữ lại ngay cả tiền lãi nếu các ngân hàng tiếp tục “quấy rối” các quan chức quận.

Gốc rễ của vấn đề

Nhà sản xuất truyền hình độc lập Lý Quân (Li Jun) phát biểu trên chương trình tiếng Trung “Pinnacle View” của NTD rằng vấn đề này nên bị đổ lỗi cho chính quyền trung ương chứ không phải chính quyền địa phương.

Ông Lý nói: “Học giả này tin rằng loại hành vi bất chính này bắt đầu từ chính quyền quận, nhưng tôi không nghĩ như vậy, bởi vì nó thực sự bắt đầu từ chính quyền trung ương”. “Ví dụ, khi Trung Quốc thực hiện chính sách zero-COVID, chính quyền trung ương đã yêu cầu đồng thời ‘zero-COVID’ và cả phát triển kinh tế. Làm sao điều đó có thể thực hiện được? Vì vậy, bản thân điều này đã là một hành vi rất bất chính”.

Ông giải thích, nguồn tài chính chính của chính quyền địa phương là bất động sản và các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn hơn thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương, khiến chính quyền địa phương phải phụ thuộc nhiều vào thuế từ các doanh nghiệp tư nhân để có doanh thu. Với nền kinh tế tư nhân và lĩnh vực bất động sản hiện đang phải đối mặt với sự suy thoái đáng kể, chính quyền địa phương đang ngày càng rơi vào tình trạng khó khăn tài chính đầy thách thức. Để đối phó với những áp lực ngày càng tăng này, một số chính quyền địa phương đã sử dụng cái được gọi là “nền kinh tế dựa trên cơ sở tiền phạt”.

Ông Lý đã trích dẫn dữ liệu công khai để minh họa cho quan điểm của mình. Năm 2021, tiền phạt hành chính của Trung Quốc tăng 19% so với năm trước, đạt 370 tỷ CNY (nhân dân tệ) (khoảng 51 tỷ USD), vượt thuế hải quan, vượt thuế mua xe và chiếm 1,83% doanh thu tài chính của nước này.

“Trong hai năm qua, chúng tôi đã thấy những câu chuyện trên Internet về những khoản tiền phạt về cơ bản là không thể tưởng tượng được. Ví dụ, Cửa hàng bánh bao hấp Wenxin Bắc Kinh đã bị phạt 15.000 CNY (khoảng 2.072 USD) vì bán súp đậu phụ mềm, vượt quá phạm vi mặt hàng kinh doanh được cấp phép. Một nông dân trồng rau ở tỉnh Hà Nam, người vừa bán một số loại rau với giá khoảng 12 CNY (khoảng 1,66 USD), đã bị phạt 55.000 CNY (khoảng 7.600 USD) vì nhân viên quản lý đô thị cho biết lẽ ra anh ta nên lập một quầy hàng ở địa điểm đó”, ông Lý nói.

Chuyên gia: Chính quyền địa phương Trung Quốc trở thành kẻ quỵt nợ lớn nhất
Một người bán hàng rong ở Bắc Kinh ngồi trên chiếc xe kéo chở đầy táo vào ngày 14/4/2013. Những người bán hàng như thế này thường bị quấy rối hoặc đánh đập bởi Thành Quản, những tên côn đồ được chính quyền thành phố thuê để thực thi các quy định của thành phố. (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)

Ông Liu Shaochun, cựu Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp huyện Junshan, thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, cho biết trên chương trình rằng chính quyền địa phương ở Trung Quốc thực sự đang gặp khó khăn về tài chính. Khi hết tiền nhưng vẫn phải trang trải các chi phí, họ thường tìm đến cách dừng trả nợ.

Ông Liu nói: “Lý do chính của vấn đề này là do chính quyền trung ương kiểm soát một phần lớn nguồn thu từ thuế, khiến chính quyền địa phương chỉ còn lại nguồn lực hạn chế để đáp ứng các nghĩa vụ của mình”. “Bất chấp những hạn chế về tài chính, chính quyền địa phương vẫn có trách nhiệm trả lương cho công chức, trợ cấp nông nghiệp, tài trợ cho giáo dục và hỗ trợ phát triển đô thị”.

Ông nói thêm rằng việc không trả lương và các chi phí khác có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc cung cấp các dịch vụ công, như giáo dục và chăm sóc sức khỏe, và tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại.

Ông Liu tiếp tục giải thích cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn cướp bóc tài sản của người dân, ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

“Triết lý cai trị của ĐCSTQ là tất cả của cải trên thế giới đều thuộc về tôi. Họ có câu nói ‘doanh nghiệp nhà nước là của chúng tôi, doanh nghiệp tư nhân là của nhà nước’. Các gia đình ưu tú của ĐCSTQ rất giàu có và quyền lực, và họ có thể chọn trở thành ông chủ của các doanh nghiệp nhà nước, biến các doanh nghiệp nhà nước này thành tài sản tư nhân. Đối với 'doanh nghiệp tư nhân thuộc nhà nước', điều đó có nghĩa là chính quyền thường xuyên kiểm tra thuế của bạn và quấy rối bạn, liên tục đặt ra các câu hỏi và tìm ra lỗi lầm. Họ luôn sẵn sàng điều tra và cướp bóc bạn. Tuyên bố của họ về việc hạn chế tài chính [tiết kiệm] chỉ là vẻ bề ngoài trước công chúng. Làm sao chính quyền có thể thắt lưng buộc bụng được? Như người ta thường nói, ‘Dù thời thế có khó khăn đến đâu, chính quyền cũng không nên thắt lưng buộc bụng, các quan chức chính quyền cũng không nên chịu đựng khó khăn’”, ông nói.

Người Trung Quốc thường nói rằng ĐCSTQ đối xử với thường dân như “hẹ”. Cụm từ “thu hoạch hẹ” trong tiếng Trung là một phép ẩn dụ dùng để mô tả cách người dân bị bóc lột tài sản liên tục, giống như việc hẹ có thể được cắt và mọc lại để thu hoạch nhiều lần.

Ông Liu cho rằng hoàn cảnh của dân thường Trung Quốc còn tệ hơn cả hẹ.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng trong mắt ĐCSTQ, người dân là những con lợn, con dê, con gà mà nó nuôi, và nó sẽ giết thịt họ khi đến thời điểm”.

Dấu hiệu của sự sụp đổ

Bà Quách Quân (Guo Jun), tổng biên tập ấn bản Hong Kong của The Epoch Times, cho biết trên “Pinnacle View” rằng sự sụp đổ của chính quyền địa phương ở Trung Quốc là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của hệ thống ĐCSTQ.

“Chính quyền địa phương, đặc biệt là những chính quyền ở cấp cơ sở gần gũi nhất với người dân bình thường, là sự phản ánh tốt nhất về hệ thống cơ bản và trình độ quản lý của một quốc gia. Ở Trung Quốc, chính quyền địa phương bao gồm các làng, thị trấn, đường phố, thị xã và quận”, bà nói. “Mối quan hệ giữa chính quyền cấp quận và người dân cấp dưới là chỉ số quan trọng nhất về hoạt động quản trị cơ bản của một quốc gia”.

Bà Quách chỉ ra rằng trong một hệ thống dân chủ, các cơ quan được tin cậy nhất thường là những cơ quan cấp thấp nhất, bởi vì các quan chức được người dân địa phương trực tiếp bầu ra, trong khi tình hình ở Trung Quốc thì ngược lại.

Bà nói: “Nói chung, người Trung Quốc ít có cảm tình hay tin tưởng chính quyền địa phương nhất, bao gồm cả các thị trấn và chính quyền quận, và họ dường như tin tưởng chính quyền trung ương nhất”. “Sự tin tưởng vào chính quyền trung ương này là do tuyên truyền, chủ yếu là do kiểm soát dư luận và tin tức, nhưng một yếu tố khác là, đôi khi bạn có kinh nghiệm trực tiếp về cách chính quyền địa phương làm những điều xấu, nhưng chính quyền trung ương thì ở xa, bạn không thể thấy họ thực hiện mọi việc như thế nào”.

Theo bà Quách, đặc điểm lớn nhất của hệ thống ĐCSTQ là hiệu quả thấp và chi tiêu cao.

“Một quận có thể dễ dàng có hàng chục nghìn người kiếm sống bằng nghề làm nhân viên chính phủ; nói cách khác, họ phụ thuộc vào nguồn thu từ thuế. Ở một số quận chỉ có hàng chục nghìn dân, vẫn có khoảng 10.000 nhân viên chính phủ”, bà nói. “Tỷ lệ này rất cao. Vậy tiền đến từ đâu? Khi kinh tế tốt thì không sao, nhưng khi kinh tế suy thoái thì đủ thứ vấn đề, mâu thuẫn sẽ xuất hiện. ĐCSTQ không thể chủ động giảm thu nhập và quyền lực của chính mình. Vì vậy, khi chính quyền quận không có tiền, họ bắt đầu hành động như một kẻ cướp”.

Khuếch đại mất cân bằng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã đề xuất một chính sách kinh tế mới kêu gọi đẩy mạnh “lực lượng sản xuất chất lượng mới”. Bà Quách cho biết chính sách này không chỉ không hiệu quả trong việc hỗ trợ chính quyền địa phương mà còn làm suy yếu nền kinh tế nông thôn.

Chuyên gia: Chính quyền địa phương Trung Quốc trở thành kẻ quỵt nợ lớn nhất
Không thể kiếm sống ở nông thôn Trung Quốc, nhiều thanh niên đến các thành phố lớn để lao động như những người lao động di cư. (Ảnh: Mark Ralston/AFP qua Getty Images)

Bà nói: “Trước đây, khi thảo luận về các vấn đề xã hội của Trung Quốc, ĐCSTQ thường đề cập đến ba sự mất cân bằng lớn: mất cân bằng nông thôn-thành thị, mất cân bằng công nhân-nông dân và mất cân bằng khu vực”. “Lấy sự mất cân bằng khu vực làm ví dụ, số lượng siêu đô thị ở Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, với một lượng lớn người dân di chuyển đến các thành phố này và các khu vực phát triển phía đông. Điều này là do các siêu đô thị có nhiều tài nguyên, doanh nghiệp và tiền bạc hơn”.

Chính sách “lực lượng sản xuất chất lượng mới” do Bắc Kinh đề xuất liên quan đến trợ cấp của chính phủ trung ương cho các ngành công nghệ cao, với các chính sách tiếp tục ưu tiên các khu vực phát triển hơn.

Bà Quách tin rằng điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các khu vực, tiếp tục hút các nguồn lực từ các khu vực nằm ở giữa Trung Quốc và kém phát triển sang các siêu đô thị.

“Các vấn đề xã hội của Trung Quốc bắt nguồn từ những sự mất cân bằng này, tuy nhiên, biện pháp của Bắc Kinh là khuếch đại những sự mất cân bằng này. Tình huống mất cân bằng chỉ có thể dẫn đến hai kết quả: tự điều chỉnh hoặc sụp đổ dưới áp lực quá mức. Hệ thống của ĐCSTQ không có khả năng tự điều chỉnh, như chúng ta đã chứng kiến. Vì vậy, sự sụp đổ cuối cùng của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi, và sự chênh lệch xã hội ngày càng gia tăng chỉ có thể dẫn đến sự sụp đổ”, bà nói.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Chính quyền địa phương Trung Quốc trở thành kẻ quỵt nợ lớn nhất