Thêm bằng chứng khiến lịch sử Nhân loại phải viết lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày càng nhiều bằng chứng tìm được ở các địa điểm khác nhau trên thế giới khiến các nhà khoa học phải bối rối về thời điểm loài người xuất hiện trên Trái đất.

Gần đây, các nhà khoa học liên tục tìm được các bằng chứng về một chủng người cổ đại xuất hiện ở Philippines, tạm gọi là giống người lùn cổ đại Homo luzonensis vì họ chỉ cao chưa đầy 1,2m, có xương bàn chân và ngón tay cong như người Australopithecus nhưng lại có những răng hàm nhỏ trông giống như của người hiện đại. Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, các xương hóa thạch có niên đại cách đây 50.000 – 67.000 năm.

Cuộc săn bắt cổ đại

Trong khi vẫn còn khá nhiều câu hỏi xung quanh nguồn gốc của Homo luzonensis, và sự tồn tại của họ trên đảo Luzon, các cuộc khai quật gần đây gần Hang Callao đã cung cấp thêm bằng chứng là hoá thạch tê giác và các công cụ đá.

Năm 2014, nhà khảo cổ học Ingico và nhà sinh vật học người Hà Lan tên là John de Vos đã đến Kalinga - một địa điểm ở phía bắc Luzon nổi tiếng về việc thu thập hoá thạch cổ đại. Nhóm đã tìm thấy xương của một con tê giác đã tuyệt chủng từ lâu, cũng như các công cụ bằng đá bị bỏ lại.

Những bằng chứng cho thấy đây là một cuộc săn bắt. Hai trong số các xương chi của con tê giác bị đập nát, như thể “ai đó” đang cố lấy và ăn phần tủy bên trong. Những vết cắt do lưỡi đá để lại chằng chịt trên xương sườn và mắt cá chân của tê giác cho thấy chúng đã bị lột da.

Tuổi của bộ hài cốt tê giác là khoảng 709.000 năm tuổi. Như vậy chủng người đi săn tê giác này ở Philippines đã chiếm vị trí là chủng người xuất hiện sớm nhất thay cho chủng người Homo sapiens được biết trước đó (xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm).

Năm 2011 và 2015, các nhà khoa học đã thực hiện kế hoạch khai quật tiếp theo. Tổng cộng, họ đã phát hiện ra 13 xương và răng hóa thạch thuộc về ít nhất 2 người trưởng thành và một đứa trẻ, bao gồm 2 xương tay, 3 xương chân, xương đùi và 7 răng.

Ingico cho biết, việc tìm ra bằng chứng về một tộc người cổ xưa như vậy ở Philippines là một bất ngờ lớn. Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào để họ xuất hiện trên những hòn đảo cô lập ở Nam Thái Bình Dương, cũng như cách thức họ dùng công cụ săn bắt để sinh tồn.

Cách người lùn cổ đại vượt đại dương vẫn là một bí ẩn

Vùng biển Nam Thái Bình Dương có rất nhiều hòn đảo dù có điều kiện sinh tồn được nhưng bị bao quanh bởi những đại dương rộng lớn. Muốn đến được đây phải có kỹ năng đi biển thành thạo. Vì vậy, những người cổ đại sống ở đây hẳn đã phải thực hiện các chuyến vượt đại dương sâu thẳm một cách thật sự đáng kinh ngạc.

Chủng người cổ đại Homo luzonensis có chung một vài đặc điểm xương với chủng người Homo floresiensis hoặc “hobbit” nổi tiếng, được phát hiện trên đảo Flores của Indonesia và các vùng đông nam của quần đảo Philippines.

Ngoài ra, các công cụ bằng đá có niên đại khoảng 200.000 năm trước đã được tìm thấy trên đảo Sulawesi của Indonesia, có nghĩa là các người cổ đại có khả năng sinh sống ở nhiều hòn đảo lớn của Đông Nam Á.

Lê Na tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Thêm bằng chứng khiến lịch sử Nhân loại phải viết lại