Phân tích: Lý Khắc Cường suýt rơi vào bẫy của Giang Trạch Dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 27/10, ông Lý Khắc Cường, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Thủ tướng Quốc vụ viện, đã qua đời tại Thượng Hải. Ông Lý mới 68 tuổi, là người trẻ nhất trong số các Ủy viên Thường vụ đã nghỉ hưu và được hưởng điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất nên cái chết của ông gây bất ngờ và bàng hoàng cho nhiều người.

Gần đây, truyền thông trong và ngoài nước đưa tin, phân tích về cái chết của Lý Khắc Cường. Ở đây, tôi cũng sẽ nói về một sự việc mà tôi biết, khi đó Lý Khắc Cường suýt rơi vào bẫy của Giang Trạch Dân.

Năm 2001, Lý Khắc Cường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Hà Nam.

Vào ngày 23/1/2001, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã gây ra một vụ án chấn động ở Bắc Kinh: Ngụy tạo “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”.

Năm người “tự thiêu” — Vương Tiến Đông, Lưu Xuân Linh, Lưu Tư Ảnh, Hách Huệ Quân, Trần Quả - tất cả đều đến từ tỉnh Hà Nam.

Sau vụ “tự thiêu”, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã ngay lập tức thực hiện một lượng lớn tuyên truyền tới người dân Trung Quốc và thế giới.

Sau khi Lý Khắc Cường đọc được lời tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, ông tin đó là sự thật và cảm thấy rất bất an.

Với tư cách là người đứng đầu chính quyền tỉnh Hà Nam, ông là người đầu tiên chịu trách nhiệm xây dựng đảng bộ và chính quyền trong sạch ở các cấp chính quyền tỉnh, người dân trong phạm vi quyền hạn của ông đã đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để “tự thiêu”. Xảy ra chuyện lớn như vậy, ông phải có trách nhiệm.

Vậy phải làm gì?

Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2001, Lý Khắc Cường đã gọi điện cho một quan chức cấp tỉnh, cấp bộ hỏi ý kiến ông ấy rằng, về việc này có nên xin Trung ương tự kỷ luật không.

Vị quan chức này đã khuyên ông không nên và nói rằng vào ngày 25/4/1999, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải. Có lãnh đạo Trung ương chịu trách nhiệm lãnh đạo về việc này không? Có vị lãnh đạo trung ương nào về việc này mà tự xin chịu kỷ luật không? Không có.

Vị quan chức này đã dùng lời lẽ tốt đẹp thuyết phục Lý Khắc Cường, cuối cùng xóa được tư tưởng xin Trung ương tự kỷ luật của Lý Khắc Cường.

Nếu Lý Khắc Cường thực sự yêu cầu chính quyền trung ương xử lý kỷ luật và bị đảng, chính phủ kỷ luật thì sau này ông không thể giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và Thủ tướng Quốc vụ viện.

Phản ứng của Lý Khắc Cường sau khi xem các tuyên truyền của phương tiện truyền thông của ĐCSTQ về “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, ông đã không hiểu sự thật về “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” vào thời điểm đó.

Vậy sự thật đằng sau “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” là gì? Thực chất đây là một vụ lừa đảo lớn được tạo ra để vu khống Pháp Luân Công.

Vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, những người tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”, chỉ vì mục đích ích kỷ của riêng mình.

Giang Trạch Dân cho rằng ông đã tập trung quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ và quân đội vào tay mình, và tất cả các nguồn lực như quân đội, bộ máy chuyên chính, công cụ tuyên truyền, tài chính, v.v; với mọi thứ trong tay, ông ta nghĩ rằng sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, đã một năm rưỡi trôi qua từ ngày 20/7/1999 đến tháng 1/2001. Dù Giang Trạch Dân có đàn áp thế nào, ông ta cũng không thể đánh bại được Pháp Luân Công.

Thực tế, ‘cưỡi hổ khó xuống’, Giang Trạch Dân và đồng bọn đã nghĩ ra một kế hoạch độc ác:

Chọn thời điểm đặc biệt: Ngày 23 tháng 1 năm 2001, một ngày trước Tết Nguyên đán, lễ hội truyền thống quan trọng nhất ở Trung Quốc, cũng là thời điểm đêm giao thừa khi gia đình đoàn tụ, thờ cúng tổ tiên, ăn cơm đêm giao thừa và đốt pháo ăn mừng;

Chọn địa điểm đặc biệt: Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trung tâm chính trị của ĐCSTQ thu hút sự chú ý của toàn Trung Quốc và thế giới;

Chọn sự kết hợp đặc biệt của các diễn viên: có đàn ông, phụ nữ, người già, thanh niên và thiếu nữ;

Chọn đội ngũ quay phim chụp ảnh đặc biệt: Tại Quảng trường Thiên An Môn được canh gác nghiêm ngặt, đội ngũ quay phim này đã đặc biệt được phép "quay trực tiếp" hiện trường và quay nhiều cảnh quay chuyên nghiệp, bao gồm cận cảnh, viễn cảnh, ghi âm trực tiếp rõ ràng, v.v.;

Chọn một câu chuyện cụ thể: Năm người nam, nữ, già, trẻ, gái, trai, tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn.

Sau khi vở kịch ‘tự biên tự diễn’ này hoàn thành, nhóm chương trình "Phỏng vấn tiêu điểm" của CCTV đã cẩn thận biên tập các cảnh quay, âm thanh và hình ảnh trực tiếp, kèm theo những lời bình luận mang tính công kích. Sau đó, được phát sóng liên tục tới toàn thể người dân Trung Quốc và người dân trên toàn thế giới, vu khống Pháp Luân Công và kích động lòng thù hận của công chúng đối với Pháp Luân Công.

Đối với những học viên Pháp Luân Công chân chính, lời nói dối này bị vạch trần bởi vì:

Khi ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, nói về “vấn đề sát sinh” trong bài giảng thứ bảy của sách “Chuyển Pháp Luân”, Ngài nói: “Người luyện công không được sát sinh. Bất kể là Phật gia, Đạo gia, Kỳ Môn công pháp, cũng bất kể là môn nào phái nào, chỉ cần là tu luyện chính Pháp, thì đều coi [vấn đề] này rất tuyệt đối; đều không được sát sinh; điểm này là khẳng định".

Ông Lý Hồng Chí đã chỉ rõ tại buổi giảng Pháp tại Sydney: “Tự sát là có tội”.

Kể từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, trong hơn 24 năm, Pháp Luân Công đã lan rộng đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, và chưa có một vụ tự thiêu nào của học viên Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tiêu diệt Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân và một nhóm xã hội đen chính trị đã vượt qua mọi ranh giới đạo đức và luật pháp để tạo ra “vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn” kinh hoàng.

Ngoài ra, các nguyên lý và thực hành của Pháp Luân Công cấm tự tử và giết người, nên việc học viên Pháp Luân Công chân chính tự thiêu là tuyệt đối không thể. Bản thân vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn đã chứa đựng nhiều điều rõ ràng là giả, sau đây là hai ví dụ:

Thứ nhất, ngày 4/2/2001, trên trang nhất của tờ Washington Post có đăng bài điều tra của phóng viên Philip P. Pan ở Bắc Kinh với tựa đề “Ngọn lửa tự thiêu soi sáng mặt tối của Trung Quốc - động cơ tự thiêu nơi công cộng là gia tăng cuộc chiến chống Pháp Luân Công”. Trong đó có nói về Lưu Xuân Linh, cô không phải là người gốc Khai Phong, kiếm sống bằng nghề khiêu vũ trong các hộp đêm; Lưu Xuân Linh đã từng đánh đập mẹ và con gái nhỏ của mình (Chú thích của biên tập viên: Điều này hoàn toàn trái ngược với lời dạy tu tâm và làm người tốt của Pháp Luân Công, những học viên Pháp Luân Công chân chính không bao giờ làm). Chưa ai từng thấy Lưu Xuân Linh tập Pháp Luân Công.

Thứ hai, một người có hiểu biết thông thường đều biết rằng khi xăng bắt lửa, nhiệt độ có thể lên tới trên 500 độ. Có người đã làm một thí nghiệm: nếu đốt cháy một chai nhựa chứa xăng, chai sẽ bắt đầu mềm ra trong 5 giây, co lại và biến dạng trong 7 giây, thành một cái đốm nhỏ trong 10 giây.

Tuy nhiên, dù quần áo của người tự thiêu Vương Tiến Đông bị lửa “thiêu rụi”, nhưng chai nhựa Sprite đựng xăng giữa hai chân của anh ta vẫn còn nguyên vẹn. Làm sao có thể như vậy?

Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã đưa tin rộng rãi về “vụ tự thiêu Thiên An Môn” thông qua CCTV và các phương tiện truyền thông khác, lừa dối hàng trăm triệu người dân Trung Quốc và quốc tế.

Nhưng lời nói dối vẫn là lời nói dối.

Sau vụ việc, các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại đã làm rất nhiều việc để vạch trần lời dối trá trắng trợn này.

Vào tháng 1/2002, Đài Truyền hình Tân Đường Nhân đã sản xuất video giảng rõ sự thật có tên “Lửa giả” (False Fire); website Minh Huệ Net cũng sản xuất một video để nói rõ sự thật “Là tự thiêu hay trò lừa bịp?” v.v.

The Epoch Times, Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Minh Huệ Net, v.v. đã đăng tải một số lượng lớn các báo cáo sự thật về vụ tự thiêu giả này.

Khi đó, Lý Khắc Cường may mắn được khuyên can và không mắc phải trò lừa dối của Giang Trạch Dân.

Tuy nhiên, tôi không biết liệu Lý Khắc Cường có hiểu sự thật về “vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn” trước khi chết hay không.

Hôm nay, 24 năm sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, điều quan trọng là phải hiểu được sự thật đằng sau “vụ tự thiêu giả ở Quảng trường Thiên An Môn”.

Bởi vì Pháp Luân Công không phải là khí công thông thường mà là Phật Pháp. Một người mà trong đầu có những suy nghĩ không tốt về Phật Pháp, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Ở đây, tôi chân thành hy vọng rằng những người trong và ngoài nước vẫn chưa biết sự thật có thể hiểu được sự thật càng sớm càng tốt và được Thần Phật bảo hộ khi nguy hiểm ập đến.

Vương Hữu Quần - Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: Lý Khắc Cường suýt rơi vào bẫy của Giang Trạch Dân