Tà ác vô độ | III - 8: Những rắc rối trong nền kinh tế Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đọc toàn chuyên đề: Tà ác vô độ - Triều đại hủ bại của Giang Trạch Dân ở Trung Quốc

Phần 8: Những rắc rối trong nền kinh tế Trung Quốc

Vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 đã giáng đòn cuối cùng vào tính hợp pháp cầm quyền của ĐCSTQ. Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản với tư cách là một hệ tư tưởng đã mất đi sức hấp dẫn cuối cùng ở Trung Quốc. ĐCSTQ không còn gì ngoài việc chào mời tăng trưởng kinh tế như một cách để níu giữ sự ủng hộ của người dân.

Bắt đầu từ những năm 1990, một sự liên kết ngầm đã xuất hiện giữa Đảng và giới tinh hoa: Đảng tạo cơ hội cho giới tinh hoa kiếm được nhiều tiền, và giới tinh hoa sẽ không tổ chức chống lại Đảng.

Kể từ đó, các chính sách và thể chế kinh tế đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ. “Giàu có là vinh quang” đã trở thành phương châm thường xuyên. Đồng thời, cơ cấu chính trị và hệ thống pháp luật chỉ tiến bộ từng bước nhỏ. Có thể hiểu được, ĐCSTQ sẽ không bao giờ từ bỏ chế độ độc tài một đảng và cho phép đất nước có được dân chủ thực sự và nhà nước pháp quyền, mà chúng vốn là những điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế thị trường hiện đại.

Do đó, chế độ Bắc Kinh hiện đại đang trong quá trình xung đột. Một mặt, chế độ này giải phóng mong muốn theo đuổi sự giàu có của con người một cách lớn lao, mặt khác, nó tiếp tục kiên quyết bác bỏ mong muốn của mọi người về sự minh bạch thông tin, khả năng tiếp cận vốn tài chính bình đẳng, đảm bảo tài sản cá nhân và áp dụng công bằng các chính sách pháp luật.

Vẫn còn có hai xu hướng rõ ràng trong nền kinh tế Trung Quốc được xác định như là những ưu thế . Một là sự lùi bước của cấp độ điều hành và lập kế hoạch của nhà nước đối với nền kinh tế Trung Quốc; Hai là sự xuất hiện và mở rộng của khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, có hai điều vẫn không hề thay đổi. Một là sự hiện diện khắp nơi của các tổ chức đảng và, cơ cấu thứ bậc của chính quyền cấp nhà nước và địa phương dưới chế độ độc tài một đảng. Một số tổ chức có thể đã thay đổi tên hoặc đổi mới nhưng quyền lực của họ trong các quyết định kinh tế hàng ngày chưa bao giờ bị mất đi. Hai là, các cán bộ của đảng, nhân viên doanh nghiệp nhà nước, hay nói cách khác là tầng lớp tinh hoa vẫn luôn được hưởng đặc quyền chính trị xã hội.

Quyền lực trần trụi được mô tả ở trên tóm gọn lại một thực tế: các chính sách kinh tế và thể chế kinh tế đã tạo thành một sự dàn xếp để cho nhóm đặc quyền đặc lợi bóc lột đại đa số người dân Trung Quốc.

Chúng ta đã thấy điều này trong mọi khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

Trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước bị định giá thấp rất nhiều, và phần lớn cổ phần chuyển đổi từ tài sản nhà nước được tặng miễn phí hoặc với phí tổn giảm rất nhiều cho các quan chức cấp cao. Nhà nước sở hữu đất và các quan chức quyết định ai có thể thuê đất với giá bao nhiêu. Giá nhà siêu cao mà người dân Trung Quốc bình thường phải trả sẽ được chuyển đến chính quyền địa phương dưới dạng thuế và các ngân hàng nhà nước dưới dạng thanh toán khoản vay.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc hoạt động cơ bản như những chiếc máy ATM để chuyển tiền từ hàng triệu cổ đông cá nhân sang các doanh nghiệp nhà nước, nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giới thượng lưu.

Giới thượng lưu có nhiều phương tiện để làm giàu trong khi đại đa số người dân Trung Quốc đều không có điều kiện tiếp cận. Và tất cả những phương tiện này đều được xem như hoàn toàn hợp pháp, chính đáng và thậm chí còn được hỗ trợ như chính sách của chính phủ.

Thiếu những đặc quyền mà giới thượng lưu có được, hầu hết mọi người không có con đường thăng tiến và đó là lý do tại sao sự bất bình đẳng về thu nhập và sự giàu có ngày càng gia tăng.

Trong vòng chưa đầy hai mươi năm, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển đổi từ một quốc gia theo chính sách bình quân chủ nghĩa thành một quốc gia có khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, hệ số Gini của thu nhập, một thước đo bất bình đẳng được sử dụng rộng rãi, đứng ở mức 0,469 vào năm 2014, giảm từ mức 0,473 vào năm 2013. Sự thay đổi này cho thấy có một sự cải thiện rất nhỏ hướng tới sự bình đẳng hơn. Hệ số này là thước đo phân phối thu nhập. Điểm 0 có nghĩa là sự bình đẳng hoàn hảo, trong khi điểm 1,0 sẽ thể hiện rằng tất cả của cải đều nằm trong tay một người, đây sẽ là hình thức bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng nhất.

Tuy nhiên, con số thống kê chính thức của Trung Quốc không khớp với một số ước tính bên ngoài. Một báo cáo từ Đại học Bắc Kinh đã phát hiện ra rằng 1% hộ gia đình giàu nhất sở hữu 1/3 tài sản của đất nước và 25% hộ gia đình nghèo nhất Trung Quốc chỉ sở hữu 1% tổng tài sản của đất nước. Người ta chỉ cần nhìn vào ai là người giàu là có thể hiểu được bản chất của nền kinh tế Trung Quốc.

Thời báo Time Weekly (时代周刊), đưa tin một cuộc điều tra chung do Văn phòng Nghiên cứu Hội đồng Nhà nước, Văn phòng Nghiên cứu Trường Đảng Trung ương, Văn phòng Nghiên cứu Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thực hiện đã ghi nhận sự bất bình đẳng thu nhập lớn.

Vào cuối tháng 3/2006, tài sản cá nhân của 27.310 cá nhân vượt quá 50 triệu nhân dân tệ (7,9 triệu USD), và 3.220 cá nhân vượt quá 100 triệu nhân dân tệ (15,7 triệu USD), trong đó 2.932 là con cháu của các quan chức cấp cao. Họ chiếm 91% số người có hơn 100 triệu nhân dân tệ và sở hữu tổng tài sản là 2,045 nghìn tỷ nhân dân tệ (321 tỷ USD). Nghiên cứu cho thấy tiền của họ có nguồn gốc từ nền tảng gia đình của họ.

Hầu như không thể tránh khỏi khi phát triển kinh tế nhằm mục đích duy trì quyền lực thì phần lớn thành quả sẽ rơi vào tay kẻ có quyền lực. Chừng nào Trung Quốc còn cai trị toàn trị thì tình trạng phân cực giàu nghèo cực độ vẫn còn tồn tại.

Trong xã hội Trung Quốc, lý do chính khiến đại đa số những người giàu nhất trở nên giàu có không phải vì họ làm việc chăm chỉ mà vì họ có quyền lực. Nếu con đường làm giàu chủ đạo không công bằng và không có kênh công bằng để mọi người thành công bằng các phương cách lương thiện, thì sự bất bình đẳng về giàu nghèo sẽ đẩy nhanh sự suy thoái đạo đức.

Bị dẫn dắt bởi việc theo đuổi sự giàu có, mọi người sẽ đạt được sự giàu có bằng những phương tiện phi đạo đức. Nếu hầu hết mọi người trong xã hội đều theo mô hình hành vi này thì các tiêu chuẩn đạo đức sẽ tụt dốc.

Một xã hội bình thường nơi con người sống tự nhiên bằng sự kiềm chế, danh dự và văn minh trở nên bất bình thường, con người từ bỏ những chuẩn mực đạo đức khi lòng tham và sự ích kỷ chiếm lĩnh. Mọi người sẽ coi những thỏa thuận bất công là công bằng, và những kẻ tham nhũng là những tác nhân hợp pháp.

Ngoài ra, do luật pháp còn thiếu hoặc được áp dụng không công bằng nên người làm điều xấu sẽ không bị trừng phạt và những người cố gắng làm điều đúng thường cuối cùng sẽ bị truy tố. Sự khôn ngoan của câu cách ngôn “cái gì đến thì sẽ đến” dường như không còn phù hợp ở Trung Quốc ngày nay (mặc dù trên thực tế, nó sẽ luôn được áp dụng về lâu dài). Để làm giàu hay chỉ để tồn tại trong một xã hội vô đạo đức, hầu hết mọi người sẽ quên đi những giá trị đạo đức truyền thống của mình.

Đổi lại, một xã hội vô đạo đức sẽ gây ra thiệt hại thực sự cho việc tạo ra của cải. Hàng giả làm chất lượng kém; quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ; thiếu liêm chính sẽ phá hủy nền tảng của nền kinh tế thị trường, cụ thể là khả năng tiếp cận tín dụng. Để giám sát và ngăn chặn hành vi vô đạo đức, chi phí xã hội cho việc thực hiện sẽ tăng lên rất nhiều.

Mô hình kinh tế được phát triển và định hình dưới thời Giang Trạch Dân đã được Trung Quốc ngày nay kế thừa hoàn toàn. Vì điểm khởi đầu của một mô hình như vậy là duy trì sự chuyên chế của ĐCSTQ, động lực tăng trưởng kinh tế là làm giàu cho một số ít, và thành quả của sự phát triển kinh tế luôn là tạo cơ sở vật chất cho tham nhũng chứ không phải cho phúc lợi của người dân Trung Quốc.

Nói cách khác, sự tăng trưởng trong gần hai thập kỷ đã đi đôi với tình trạng tham nhũng tràn lan. Sự tham nhũng này đang không ngừng làm suy yếu tiềm năng của nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù mô hình phát triển liều lĩnh và thiển cận này đã tạo ra sự thịnh vượng bề ngoài trong ngắn hạn nhưng khi động lực tăng trưởng cạn kiệt, một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sẽ trở nên khó tránh khỏi.

Bình An - Bạch Liên biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tà ác vô độ | III - 8: Những rắc rối trong nền kinh tế Trung Quốc