Tà ác vô độ | III - 7: Phương thức bảo vệ môi trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đọc toàn chuyên đề: Tà ác vô độ - Triều đại hủ bại của Giang Trạch Dân ở Trung Quốc

Phần 7: Phương thức bảo vệ môi trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Các quan chức cấp thành phố ở Trung Quốc chọn đánh đổi môi trường để tăng trưởng

Năm 2013, Một báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia đã chỉ ra động cơ của các quan chức cấp thành phố ở Trung Quốc trong việc chi tiêu của chính quyền địa phương. Sử dụng số liệu thống kê kinh tế xã hội cấp thành phố, người ta thấy rằng chi tiêu cấp thành phố nghiêng nhiều về cơ sở hạ tầng giao thông và ít quan tâm hơn đến chi tiêu cho bảo vệ môi trường.

Các quan chức chỉ đơn giản là không quan tâm đến bảo vệ môi trường mặc dù nhu cầu đó là rất lớn. Báo cáo cũng chỉ ra rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có mối tương quan chặt chẽ với cả tốc độ tăng trưởng GDP thực tế - một yếu tố quan trọng đối với triển vọng thăng tiến của cán bộ chính quyền và giá đất - yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của chính quyền thành phố từ việc cho thuê đất.

Điều đó còn cho thấy một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê, một mối tương quan tiêu cực, giữa các khoản đầu tư môi trường cấp thành phố cao hơn và các cán bộ hàng đầu của thành phố được thăng chức.[31]

Các quan chức chính phủ muốn chi tiền cho cơ sở hạ tầng giao thông vì nó liên quan trực tiếp đến tăng trưởng GDP của địa phương, là tiêu chí quan trọng để thăng chức cho quan chức. Chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng làm tăng giá đất, do đó tạo ra nhiều doanh thu hơn cho chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, tiền chi cho bảo vệ môi trường, mặc dù có tác động có lợi đến môi trường, nhưng không ngay lập tức chuyển thành tăng trưởng GDP của địa phương và không trực tiếp giúp quan chức được thăng chức. Một môi trường sạch hơn có thể thu hút người di cư và đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài, nhưng tác động của nó đối với tăng trưởng GDP được ghi nhận có thể sẽ chậm hơn và lan rộng ra trong tương lai xa hơn.

Như nghiên cứu cho thấy, chính sách của chế độ Bắc Kinh đã ngăn cản hàng triệu quan chức trong việc cải thiện môi trường.

Chiến dịch trồng cây: ‘Dốt và ngu’

Tại thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam, một số lượng lớn cây xanh đã được trồng vào các khu vực “xanh” đô thị và các cộng đồng mới, để gây ấn tượng giả dối cho mọi người rằng họ đang thực sự giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường.

Chiến dịch này được thúc đẩy bởi việc chạy theo thành tích nhanh chóng, đã đạt được động lực lớn và buộc phải di dời nhiều cây cổ thụ quý hiếm đồ sộ.[32]

Như một giáo sư, chuyên gia lâm nghiệp đã chỉ ra: “Trồng cây để làm xanh thành phố là vừa ngu vừa dốt. Mỗi cây cổ thụ đều cần thiết cho việc bảo tồn sinh thái và bảo vệ đất và nước của môi trường sống ban đầu của nó. Những cây cổ thụ này đã ở trạng thái cân bằng sinh thái sau hàng trăm năm. Một khi bị xé toạc khỏi môi trường đất và nước bản địa của chúng, cây cối sẽ mất đi phần lớn khả năng tồn tại của chúng"..

“Cây nuôi cấy thường có tỷ lệ sống là 30%. Trên thực tế, những cây mới trồng này đang cố gắng sống sót, trong khi phần lớn trong số đó sẽ chết sau vài năm …

Đằng sau 1.000 cây cổ thụ mà chúng ta thấy trong thành phố là có 3.000 cây bị chết"..

Năm 2003, Trịnh Châu bắt đầu xây dựng Vườn cây cổ thụ, chứa hơn 1.000 cây cổ thụ. Qua mười năm, chỉ có tám trong số 1.000 cây ban đầu sống sót. Và sau đó nhiều cây cổ thụ hơn đã được trồng vào đó. Đối diện với khu vườn là một dự án bất động sản nhà ở giá cao, thu hút người mua bằng ưu thế được cho là “môi trường xanh tuyệt đẹp”.

Trịnh Châu chỉ là một ví dụ về việc chính quyền địa phương quảng bá huyền thoại về khu vực xanh nhân tạo để tăng giá bất động sản trong khu vực. Nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc đã áp dụng thuật ngữ xanh, chẳng hạn như “hành lang sinh thái xanh”, “rừng đô thị” và “triển lãm vườn”. Những gì xuất hiện trên bề mặt để cứu môi trường thực sự dẫn đến thảm họa môi trường.

Các dự án trồng rừng sinh thái nhân tạo đi ngược lại tự nhiên, làm tăng mức tiêu thụ nước và năng lượng, đồng thời có thể dẫn đến sự tập trung dân số không mong muốn ở các khu vực đô thị. Chúng có thể không chỉ mang lại ít lợi ích cho môi trường đô thị, mà nếu không được kiểm soát, thực sự có thể làm xấu đi toàn bộ môi trường sống.

Chính phủ cưỡng ép mong muốn của người dân về môi trường trong sạch

Hồ Tai, một hồ nước cổ kính và từng rất đẹp nằm ở khu vực giàu có của Đông Nam Trung Quốc, không thoát khỏi ô nhiễm công nghiệp. Các chất ô nhiễm do hơn một trăm nhà máy hóa chất gần đó thải ra đã gây ra một loại tảo xanh và sự phân hủy của nó khiến toàn bộ hồ có màu xanh huỳnh quang.

Mùi hôi thối từ hồ này lan xa hàng dặm. Ngư dân không thể đánh bắt cá nữa và hai triệu cư dân ven hồ phải ngừng sử dụng hồ Tai làm nguồn nước chính. Wu Lihong, một nhà hoạt động môi trường tình nguyện, đã công khai tình trạng ô nhiễm của hồ trong nhiều năm. Tuy nhiên, những gì Wu làm đã đi ngược lại động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính quyền địa phương. Tháng 3 năm 2007, Wu đã bị chính quyền địa phương bắt giữ. Vào giữa tháng 8/2007, Wu bị tòa án địa phương kết án ba năm tù.[33]

Vào tháng 4/2013, sau khi có thông tin lan truyền về một cuộc biểu tình vì môi trường chống lại một dự án địa phương của PetroChina đã được lên kế hoạch vào thứ Bảy tại thành phố Thành Đô, miền trung Trung Quốc, các hiệu thuốc và cửa hàng in ấn đã được lệnh báo cáo bất kỳ ai thực hiện một số giao dịch mua nhất định.

Các blogger cho biết các tờ rơi của chính phủ kêu gọi mọi người không biểu tình, và các trường học được yêu cầu mở cửa để giữ học sinh trong khuôn viên trường. Khi ngày biểu tình đến, hàng nghìn cảnh sát và nhân viên an ninh đã có mặt trên đường phố Thành Đô, một số người trong số họ tạo thành một vòng vây kín xung quanh quảng trường lớn.

Tại Côn Minh, một thành phố khác ở Tây nam Trung Quốc, hàng trăm người - nhiều người đeo khẩu trang - đã tụ tập để phản đối dự án lọc dầu của PetroChina trong khu vực. Những người biểu tình yêu cầu minh bạch thông tin và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.[34]

Bình An - Bạch Liên biên dịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[31] Wu, Jing, Deng, Yongheng, Huang, Jun, Morck, Randall, Yeung, Bernard. (2013, February) Incentives and Outcomes: China’s Environmental Policy. NBER Working Paper No. 18754. https://www.nber.org/papers/w18754

[32] Lin, Jixiang. (2013, April 22) Tracking Zhengzhou City’s Tree Transplantation: Ancient Trees Come to the City, 70% Difficult to Survive. NetEase. http://money.163.com/13/0422/14/8T2PVS1M00254TI5_all.html

[33] Kahn, Joseph. (2007, October 14) In China, a Lake’s Champion Imperils Himself. The New York Times. https://www.nytimes.com/2007/10/14/world/asia/14china.html?ref=oembed

[34] Zhang, Yunqing. (2013, April 5) Chengdu Authorities Preemptively Obstruct Protests against Petrochemical Project. Deutsche Welle Chinese. https://p.dw.com/p/18SKX



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tà ác vô độ | III - 7: Phương thức bảo vệ môi trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc