Tà ác vô độ | III - 2: Giang Trạch Dân lũng đoạn Thị trường Chứng khoán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đọc toàn chuyên đề: Tà ác vô độ - Triều đại hủ bại của Giang Trạch Dân ở Trung Quốc

Phần 2: Thị trường chứng khoán

Máy ATM - rút tiền tự động dành cho Doanh nghiệp Nhà nước

Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước. Đến cuối năm 2008, có 1.540 tập đoàn phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, 604 hay 39% trong số đó là công ty tư nhân và 936 hay 61% là doanh nghiệp nhà nước.

Thoạt nhìn, có vẻ như thị trường vốn Trung Quốc đã dành cho các doanh nhân tư nhân một phần công bằng. Gần 2/5 số công ty niêm yết thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, số lượng công ty không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Nếu chúng ta nhìn vào 8 năm từ 2000 đến 2008, doanh thu do các công ty tư nhân niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc mang lại chỉ bằng 10% tổng thu nhập của các công ty niêm yết. Nhà nước vẫn kiểm soát phần lớn thị trường vốn.

Có lý do rất thuyết phục giải thích cho việc tại sao nhà nước tham gia rất nhiều vào các sàn giao dịch chứng khoán.

Tháng 9/1997, Đảng Cộng sản Trung Quốc ưu tiên giải cứu các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhiều doanh nghiệp gần như phá sản. Mục tiêu được công khai là giúp các doanh nghiệp nhà nước lớn và vừa, đang hoạt động thua lỗ, tự xoay sở trong vòng ba năm.

Người ta hy vọng rằng thông qua cải cách và tái cấu trúc, các cơ quan nhà nước này sẽ chuyển đổi thành các doanh nghiệp hiện đại có hiệu quả vào cuối năm 2000.

Vào thời điểm đó, nhiệm vụ hàng đầu của các sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc là cung cấp nguồn tiền mặt cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả đã được đóng gói và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải hoặc Thâm Quyến.

Vì số nợ khó đòi của các công ty đó quá cao so với khả năng chi trả của các ngân hàng nhà nước, nên việc sử dụng thị trường chứng khoán để lừa các nhà đầu tư chứng khoán thông thường, hút một nguồn tiền mặt thay thế để trả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước.

Được dẫn dắt bởi chính sách của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước đã biến thị trường chứng khoán Trung Quốc hoạt động giống như một cỗ máy ATM. Các cơ quan quản lý nhà nước thường kiểm soát số lượng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty nhà nước và tạo ra tình trạng thiếu cổ phiếu để các công ty mới niêm yết có thể phát hành cổ phiếu với giá cao.

Trong giai đoạn đó, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước. Lợi ích của hàng triệu nhà đầu tư nhỏ đã bị phớt lờ và không được bảo vệ.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn là cỗ máy rửa tiền để các lãnh đạo cấp cao của DNNN biến cổ phiếu nắm giữ thành tiền mặt. Do các chính sách “cải cách” DNNN của Trung Quốc, một lượng lớn cổ phần của các công ty cuối cùng đã thuộc sở hữu của của các cá nhân thuộc ban quản lý. Những người này đã nắm giữ cổ phiếu từ những năm 1990.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ban lãnh đạo mới nhậm chức vào năm 2012 với sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhiều giám đốc điều hành cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước đã bị sa thải trong các chiến dịch tham nhũng.

Lo sợ rằng việc nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu sẽ bị coi là hành vi tham nhũng, nhiều người trong số họ đã bán cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán. Đến tháng 10/2014, nhiều giám đốc điều hành người Trung Quốc của các công ty niêm yết đã bán một số lượng đáng kể cổ phiếu nắm giữ, thu về 47,4 tỷ nhân dân tệ (7,1 tỷ USD). [9]

Chỉ trong nửa đầu năm 2015, các giám đốc điều hành của DNNN đã kiếm được 500 tỷ nhân dân tệ (74,7 tỷ USD) từ việc bán cổ phiếu - một kỷ lục lịch sử. [10]

Lừa đảo các nhà đầu tư

Tại một cuộc hội thảo vào tháng 5/2012, ông Guo Shuqing, chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) - cơ quan nhà nước giám sát thị trường chứng khoán Trung Quốc, đã bày tỏ mong muốn của mình đối với các công ty chứng khoán Trung Quốc.

“Ngành công nghiệp phải tăng cường kỷ luật tự giác, thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để xây dựng tính liêm chính, tinh thần trách nhiệm và thượng tôn pháp luật".

Ông Guo nhắc nhở các công ty chứng khoán rằng “đã qua rồi cái thời bạn đánh lừa và lừa đảo các nhà đầu tư”. [11]

Những lời của ông Guo đã tiết lộ một bí mật: thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chuyên “đánh lừa và lừa đảo các nhà đầu tư”.

Theo thông cáo công khai của CSRC, từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015, Ủy ban đã nhận được tổng cộng 723 đầu mối về các hành vi bất hợp pháp, ghi nhận 345 trường hợp mới và 139 trường hợp mới liên quan đến nước ngoài, đồng thời xử lý kín 334 trường hợp.

Các lệnh từ CSRS đã hạn chế việc đi lại nước ngoài của 288 bên bị nghi ngờ và đóng băng số tiền cao kỷ lục là 3,75 tỷ nhân dân tệ (0,56 tỷ USD). Cơ quan này cũng đã chuyển 55 vụ việc sang hệ thống tư pháp và ủy thác 273 vụ việc để tiến hành xét xử.

Năm 2015 cũng chứng kiến các quyết định xử phạt hành chính đối với 767 tổ chức và cá nhân, tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Số tiền phạt lên tới 5,4 tỷ nhân dân tệ (0,81 tỷ USD), nhiều hơn tổng số tiền phạt trong thập kỷ trước. [12]

Tính đến cuối năm 2015, có khoảng 2.800 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Các CEO Trung Quốc và những người trong cuộc đã sử dụng nhiều cách khác nhau để lừa các nhà đầu tư. Những hành vi này bao gồm:

  • Báo cáo dư nợ vay ngân hàng ít hơn thực tế
  • Tạo ra các công ty vỏ bọc không tồn tại hoặc hư cấu không có doanh thu có thể kiểm chứng để xuất hiện với tư cách là khách hàng
  • Tạo ra các công ty vỏ bọc hư cấu không có doanh thu có thể kiểm chứng để xuất hiện với tư cách là nhà cung cấp
  • Báo cáo thiếu các giao dịch nội bộ và chuyển tiền
  • Sử dụng giao dịch nội bộ không bao giờ được tiết lộ
  • Hưởng thụ các kế hoạch bơm tiền và bán hạ giá ra thị trường nước ngoài
  • Đánh cắp tài sản của công ty bằng cách chuyển nhượng cho người trong cuộc để lại cho các cổ đông một công ty trống rỗng không có tài sản
  • Giả mạo số lượng nhân viên
  • Tạo ra các đề nghị mua lại (M&A) giả mạo,
  • Sử dụng tiền mặt của công ty để chi trả cho các khoản nợ của các công ty thuộc sở hữu tư nhân của người trong cuộc
  • Đưa tiền giả và doanh thu giả lên báo cáo tài chính
  • Hợp tác với các quan chức ngân hàng địa phương ở Trung Quốc để thổi phồng tỷ suất lợi nhuận.

Investopedia cho biết: “Bơm tiền và bán hạ giá là một kế hoạch cố gắng tăng giá cổ phiếu thông qua các khuyến nghị dựa trên các tuyên bố sai lệch, gây hiểu lầm hoặc phóng đại quá mức”. Kết quả là, sau khi khiến giá cổ phiếu tăng lên, nó được bán để kiếm lời.

Một ví dụ nổi bật minh họa cho nhiều sai phạm được liệt kê ở trên là Nanjing Textile Imp/Exp Corp., Ltd. (Nantex), một công ty thương mại các sản phẩm dệt may thuộc sở hữu nhà nước. [13]

Tháng 4/2014, CSRC ra thông báo xử phạt hành chính Nantex, trong đó thừa nhận Nantex đã làm giả lợi nhuận trong 5 năm liên tiếp từ 2006 đến 2010, với số tiền bị thổi phồng lên tới hơn 300 triệu NDT (44,9 triệu USD).

Điều khiến vụ Nantex trở nên nổi bật là thực tế rằng cơ quan kiểm soát thực sự của Nantex là Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước (SASAC) của Nam Kinh, như đã nêu trước đó, là cơ quan chính phủ giám sát và quản lý các doanh nghiệp nhà nước.

Gian lận kế toán của Nantex liên quan đến các giao dịch hư cấu, báo cáo sai chi phí hoạt động và báo cáo thiếu dự trữ nợ khó đòi. Công ty này cũng lừa đảo về giảm, giãn thuế xuất khẩu, thuế tài sản.

Theo điều tra của CSRC, trong 05 năm từ 2006 đến 2010, Nantex đã giả mạo lợi nhuận tương ứng là 31 triệu nhân dân tệ (4,6 triệu USD), 42,2 triệu nhân dân tệ (6,3 triệu USD), 152 triệu nhân dân tệ (22,8 triệu USD), 60,5 triệu nhân dân tệ (9,1 triệu USD) và 58,6 triệu nhân dân tệ (8,8 triệu USD).

Trong năm 2010, lợi nhuận thổi phồng gấp 5,590%lợi nhuận thực tế của nó. Vào cuối năm 2010, do báo cáo không đầy đủ về chi phí hoạt động, Nantex đã phóng đại lợi nhuận của mình là 42,9 triệu nhân dân tệ (6,4 triệu USD). Nantex cũng báo cáo thiếu dự trữ nợ xấu và phóng đại lợi nhuận 24,4 triệu nhân dân tệ (3,7 triệu USD).

Trong báo cáo thường niên năm 2011, Nantex tuyên bố số tiền giảm thuế là 11 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD) nhưng thực tế là Natex không hề đáp ứng được các điều kiện giảm thuế xuất khẩu.

Lừa đảo trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc có một lịch sử lâu dài, bắt đầu từ năm 1990, khi Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến lần đầu tiên mở cửa.

Ngay từ đầu, họ đã phục vụ mục đích cho các công ty niêm yết cần vốn. Để các công ty phát hành cổ phiếu huy động được tiền thành công, các cơ quan phê duyệt thường bằng lòng với những sai sót và thiếu sót của các công ty niêm yết. Sự sơ suất của họ thậm chí còn được thể hiện rõ ràng trong các luật hiện hành.

Ví dụ, điều 189 của Luật Chứng khoán Trung Quốc quy định:

“Trường hợp tổ chức phát hành không đáp ứng các yêu cầu phát hành và việc phát hành được chấp thuận bằng bất kỳ phương tiện gian lận nào, nếu chứng khoán chưa được phát hành, tổ chức phát hành sẽ bị phạt từ 300.000 nhân dân tệ đến 600.000 nhân dân tệ; nếu chứng khoán đã được phát hành, tổ chức phát hành phải chịu phạt tiền từ 1%đến 5% số tiền thu được bất hợp pháp. Người phụ trách và những nhân viên khác chịu trách nhiệm trực tiếp sẽ bị phạt từ 30.000 nhân dân tệ đến 300.000 nhân dân tệ".

Hình phạt cho hành vi gian lận chứng khoán chỉ là phạt tối đa 5% số tiền huy động được, thậm chí còn thấp hơn lãi suất của một số ngân hàng.

Chi phí vi phạm thấp đã gây ra các hành vi bất hợp pháp thay vì ngăn chặn chúng.

Trong trường hợp của Nantex, công ty đã làm giả khoản lợi nhuận thổi phồng hơn 300 triệu nhân dân tệ (44,9 triệu USD), công ty chỉ bị phạt 500.000 nhân dân tệ (74.900 USD). Các giám đốc điều hành và nhân viên có liên quan mỗi người bị phạt từ 30.000 nhân dân tệ (4.500 USD) đến 300.000 nhân dân tệ (45.000 USD). Nantex vẫn tiếp tục là một công ty niêm yết và tiếp tục huy động tiền từ công chúng.

So với Hoa Kỳ về các hình phạt đối với hoạt động tài chính gian lận trong các công ty đại chúng, Đạo luật Sarbanes-Oxley, được thông qua năm 2002, quy định trong Mục 906 của Sarbanes-Oxley, rằng nếu ban quản lý tham gia vào các tuyên bố gian lận về tài chính của công ty, họ có thể bị bị phạt tới 5 triệu USD và bị phạt tù tới 20 năm.

Quốc hội đã thông qua luật này để đối phó với những tiết lộ tài chính sai lệch lớn của công ty, chẳng hạn như vụ bê bối Enron và WorldCom. Ngay sau đó, nhiều quốc gia đã thông qua luật tương tự, bao gồm Canada, Đức, Nam Phi, Nhật Bản, Pháp, Ý, Israel, Úc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, theo Wikipedia.

Hy vọng rằng một ngày nào đó trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có phiên bản Đạo luật Sarbanes-Oxley của riêng mình để đảm bảo các báo cáo tài chính trung thực cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Nó cũng sẽ có một số thực thể có thể so sánh được với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), cơ quan đề xuất, điều chỉnh và thực thi các quy tắc chứng khoán nhằm bảo vệ các nhà đầu tư. Trong khi đó, danh tiếng của các công ty Trung Quốc trên thị trường chứng khoán nước ngoài họ là những kẻ lừa đảo khét tiếng.

Vào tháng 1/2013, chương trình “Nightline” của ABC News đã báo cáo các trường hợp lừa đảo của các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Cuộc điều tra của ABC News cho thấy “hơn 100 công ty có trụ sở tại Trung Quốc hiện đã bị hủy niêm yết, rời khỏi sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ và thị trường chứng khoán New York, đã bị từ chối niêm yết hoặc đã rút đơn đăng ký, tất cả diễn ra sau các cáo buộc gian lận hoặc bất thường về kế toán".

“… Nhưng các chuyên gia ước tính rằng người Mỹ - tất cả mọi người từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đến những người khổng lồ trong quỹ phòng hộ - đã mất hàng chục tỷ đô la trong các khoản đầu tư đáng ngờ của Trung Quốc”.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch sắp mãn nhiệm Mary Schapiro nói với ABC News: “Chính phủ Trung Quốc đã từ chối yêu cầu giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc trấn áp một loạt các vụ lừa đảo đầu tư bị cáo buộc đã khiến người Mỹ thiệt hại hàng tỷ đô la”.

Một thị trường không trả tiền

Tất cả những người chơi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, ngoại trừ các nhà đầu tư, đều tận dụng tối đa vị trí của họ, vì các quy tắc và việc thực thi khá yếu. Người phát hành chào bán cổ phiếu với giá cao.

Những người bảo lãnh phát hành, những người được thưởng bằng chênh lệch giá giữa giá mà họ trả cho công ty phát hành và những gì họ thu được từ các nhà đầu tư, cũng thường định giá quá cao các cổ phiếu.

Thông thường, các nhà bảo lãnh trực tiếp đóng vai trò là cổ đông của tổ chức phát hành. Lợi ích của các nhà đầu tư đại chúng vẫn không được bảo vệ, đặc biệt là trong các khoản đầu tư có cổ tức thấp hoặc không có cổ tức.

Theo CSRC, từ năm 2008 đến 2010, chỉ khoảng một nửa số công ty niêm yết trả cổ tức bằng tiền mặt. Hơn 100 công ty đã không trả bất kỳ khoản cổ tức nào từ năm 2008 đến năm 2011.

Trong số 2.366 công ty niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến dựa trên báo cáo thường niên năm 2011, 616 công ty có lãi và có lợi nhuận chưa phân phối đã chọn không trả cổ tức cho cổ đông. 170 doanh nghiệp niêm yết không chia cổ tức 10 năm liên tiếp [14]

Một số công ty đã trả cổ tức, nhưng số tiền này hầu như không bù đắp được cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 2009, gã khổng lồ nhà nước PetroChina đã trả cổ tức trước thuế là 15 cent Trung Quốc (2,25 cent Mỹ) cho mỗi cổ phiếu của mình, với giá cổ phiếu là 16,7 nhân dân tệ (2,51 USD) vào thời điểm đó. Tỷ suất sinh lời tính toán là 0,898% thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất ngân hàng.

Theo số liệu thống kê từ Wind, một nhà cung cấp dữ liệu tài chính có trụ sở tại Trung Quốc, từ năm 1990 đến 2010, cổ phiếu hạng A của Trung Quốc - cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc, chẳng hạn như Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến - đã huy động được hơn 4,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (625 tỷ USD).

Số tiền cổ tức được trả trong kỳ là 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (270 tỷ USD). Vì các nhà đầu tư thông thường nắm giữ ít hơn 30% tổng số cổ phần nên cổ tức trả cho họ là 540 tỷ nhân dân tệ (81 tỷ USD).

Nói cách khác, các nhà đầu tư đại chúng Trung Quốc đã bỏ 4,3 nghìn tỷ nhân dân tệ vào cổ phiếu, nhưng chỉ nhận được cổ tức 0,54 nghìn tỷ (hoặc 540 tỷ) nhân dân tệ trong suốt 21 năm. Tỷ lệ hoàn vốn chỉ là 13 phần trăm trong 21 năm hoặc APR là 0,6 phần trăm. Đây là mức lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất kép khi gửi tiền

Xem xét thực tế là các nhà đầu tư phải trả thuế đóng dấu, hoa hồng giao dịch và các chi phí khác, lợi nhuận tích lũy từ 21 năm đầu tư có vẻ tồi tệ hơn. Như CSRC cho thấy, tổng hoa hồng giao dịch đối với cổ phiếu A trong khoảng thời gian đó là hơn 400 tỷ nhân dân tệ (60 tỷ USD), cộng với thuế trước bạ hơn 600 tỷ nhân dân tệ (90 tỷ USD).

Tổng chi phí giao dịch mà các nhà đầu tư Trung Quốc phải trả là khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (150 tỷ USD), chỉ riêng chi phí này đã vượt quá một phần tư (28%) trong số 540 tỷ nhân dân tệ từ cổ tức nhận được. [15]

Tổn thất lớn cho các nhà đầu tư thông thường

Kể từ năm 1992, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trải qua hơn mười đợt biến động lớn. Trong số các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc, những người thua cuộc thường xuyên hơn nhiều so với những người chiến thắng. Sau đây là kết quả hoạt động của các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc kể từ năm 2008. [16]

Thị trường cổ phiếu hạng A năm 2008 mang tính lịch sử với mức giảm hơn 70%. Tin tức Chứng khoán Thượng Hải đã tiến hành một cuộc khảo sát năm 2008 về tình trạng của các nhà đầu tư chứng khoán, với 25.110 nhà đầu tư trên toàn quốc tham gia.

Cuộc khảo sát cho thấy hơn 90 % các nhà đầu tư bị thua lỗ, và 60 phần trăm bị thua lỗ trên 70 % trên thị trường chứng khoán. Vào thời điểm khảo sát, chỉ có 6% số người được phỏng vấn cho biết các khoản đầu tư của họ có lãi.

Một cuộc điều tra của Sina.com, “Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã phải chịu những khoản lỗ lớn trong năm 2013", cho biết khoảng 65% các nhà đầu tư đã thua lỗ trong năm đó. Trong số đó, 26,3% bị lỗ từ 20% đến 50%, 7,5% bị lỗ tới 80%. Kết quả tồi tệ của thị trường chứng khoán khiến 32,2% nhà đầu tư có mức sống thấp hơn đáng kể.

Trong thời kỳ hỗn loạn từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016, Chỉ số tổng hợp của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã giảm từ 5.178 xuống 2.927. Tổng giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm mạnh từ 76 nghìn tỷ nhân dân tệ (11,4 nghìn tỷ USD) xuống còn 45,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (6,8 nghìn tỷ USD), giảm hơn 40%.

Trong số 2.800 cổ phiếu, hơn 2.500 cổ phiếu giảm giá. Giá cổ phiếu trung bình giảm 25 phần trăm. Trong suốt cả năm, thiệt hại cho các nhà đầu tư Trung Quốc trung bình là 500.000 nhân dân tệ (75.000 USD).

Đọc tiếp: Chương III - Phần 3: Giang Trạch Dân chiếm giữ, phá dỡ và thu hồi đất

Bình An - Bạch Liên biên dịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[10] Chen Liting; Li Junxing. (2015, June 28) CEO’s Reduction of Stock Holdings Reaches Historic High of 500 billion Yuan. www.sina.com. http://finance.sina.com.cn/stock/zldx/20150628/002522534765.shtml

[11] CSRC web site. (2012, May 7) Seminar on Innovation and Development of Securities Companies Held in Beijing. China Securities Regulatory Commission. http://www.csrc.gov.cn/pub/newsite/zjhxwfb/xwdd/201205/t20120507_209680.html

[12] CSRC web site. (2016, January 15) 2015 China Securities Regulatory Commission’s Inspection and Enforcement Report. http://www.csrc.gov.cn/pub/newsite/zjhxwfb/xwdd/201601/t20160115_289929.html

[13] CSRC web site. (2014, April 30) China Securities Regulatory Commission Administrative Punishment Decision (Nantex and thirteen individuals held responsible including Shan Xiaozhong and Ding Jie). http://www.csrc.gov.cn/zjhpublic/G00306212/201407/t20140707_257345.htm

[14] CSRC web site. (2012, May 9) The person in charge of the relevant department of the China Securities Regulatory Commission answered questions on the cash dividends of listed companies. http://www.csrc.gov.cn/pub/newsite/zjhxwfb/xwdd/201205/t20120509_209781.html

[15]Cai Ying; Wu Lihua. (2011, September 9) Money-grubbing, Money-grubbing, and Money-grubbing. Economic Information Daily (under Xinhua News Agency). http://jjckb.xinhuanet.com/invest/2011-09/19/content_332868.htm

[16] He, Qinglian. (2005, July 3) China’s stock market, a government-controlled money-sucker. Epoch Times. http://www.epochtimes.com/gb/15/7/3/n4471783.htm

Trung Quốc


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Tà ác vô độ | III - 2: Giang Trạch Dân lũng đoạn Thị trường Chứng khoán