Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Mẹ ơi! Tại sao lúc mẹ đả tọa khuôn mặt lại đẹp như vậy ạ! Còn có rất nhiều mẹ nữa”.

“Thuần tịnh nhập Tiên cảnh”

Đây là câu chuyện có thật của một người bạn tu luyện Pháp Luân Công. Trong lúc cô đả tọa (thiền định), cậu con trai Bối Bối của cô cứ bò quanh bên cạnh cô. Sau khi đả tọa xong và xuất định, cô bèn hỏi Bối Bối: “Trong lúc mẹ đả tọa con đã chơi đùa gì vậy?”

Bối Bối đáp: “Mẹ ơi! Tại sao lúc mẹ đả tọa khuôn mặt lại đẹp như vậy ạ! Còn có rất nhiều mẹ nữa”.

Hình 1: Tác phẩm “Thuần tịnh nhập Tiên cảnh” đạt giải vàng trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 3 của họa sĩ người Mỹ Trần Tiếu Bình. (Đài Truyền hình Tân Đường Nhân cung cấp)
Hình 1: Tác phẩm “Thuần tịnh nhập Tiên cảnh” đạt giải vàng trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 3 của họa sĩ người Mỹ Trần Tiếu Bình. (Đài Truyền hình Tân Đường Nhân cung cấp)

Người tu luyện chân chính đều hiểu rằng, khi cảnh giới tu luyện của đệ tử Đại Pháp đề cao, cô ấy sẽ trở nên ngày càng xinh đẹp hơn ở mỗi tầng không gian trong vũ trụ, tầng thứ càng cao thì càng xinh đẹp. Bởi vì một đứa trẻ chưa bị ô nhiễm bởi trần tục sẽ rất thuần tịnh, thiên mục vẫn mở, đứa trẻ đó có thể nhìn thấy cảnh tượng chân thực ở không gian khác.

Trong bố cục này, tầng tầng phía sau người phụ nữ đều là cô ấy, nó đã được thay đổi thành bố cục thẳng đứng thể hiện hình tượng hoàn chỉnh về ba tầng không gian của một người, tam giả vi chúng (ba người thành số đông). Bố cục thẳng đứng này cũng thể hiện sự cao thượng và thần thánh trong tu luyện, bởi vì cần phải xét đến đặc điểm của tác giả: cô rất thuần tịnh, rất nhân hậu, rất thiện lương, rất thông minh, lại rất khiêm tốn, thế giới nội tâm tươi đẹp, nên hình ảnh mà cô vẽ ra rất đẹp, đây chính là họa như kỳ nhân (người sao tranh vậy).

Cậu bé bò trên mặt đất theo đường chéo ở đây không chỉ tạo ra sự thay đổi nhịp nhàng so với phương thẳng đứng, mà chuyển động của cậu bé còn hướng tầm nhìn của người xem đến chiều cao và chiều sâu mở rộng của bức tranh. Nếu nhìn kỹ vào làn mây trắng bồng bềnh phía trên đài hoa sen đả tọa, chi tiết nho nhỏ này đã nâng cao đáng kể bầu không khí nhập Tiên cảnh. Sáng tác chính là “chi tiết nhỏ tạo nên gợi mở lớn; chi tiết hay tạo nên vở kịch lớn”.

Nếu bạn nhìn vào phần miêu tả không gian khác: sự thật là tầng không gian càng cao thì cảnh tượng sẽ càng rõ ràng mỹ hảo. Trong xử lý tranh vẽ thì cách miêu tả chân thực như vậy mang độ khó tương đối lớn, nên tác giả đã mượn khái niệm không gian vũ trụ màu xanh xám mà người ta vẫn thường nhắc đến, bởi vì đôi khi, sáng tạo là “dựa theo lẽ tự nhiên, nhưng cũng mượn dùng lý lẽ của con người, lý lẽ của con người bắc nên cây cầu.

Một họa sĩ chuyên nghiệp nhìn thấy nó liền thốt lên: Chà! Ý tưởng và bố cục của bức tranh này là điều không gì có thể sánh bằng. Treo một bức tranh như vậy trong nhà sẽ luôn toả ra năng lượng thuần chính, có thể tịnh hóa nhân tâm và tu dưỡng tâm trí con người. Tác giả đã tạo ra việc thiện thật to lớn!

Bởi vì tác giả của bức tranh này không có cái tôi quá mạnh mẽ cản trở ý tưởng sáng tác của mình, về cơ bản là rộng mở tâm trí, chủ động chấp nhận sự ảnh hưởng của sự quang minh từ thế giới bên ngoài, vì vậy, cô đã hai lần đạt giải vàng liên tiếp trong cuộc thi quốc tế của chúng ta, và đã cống hiến trong việc dẫn dắt nghệ thuật quay trở về với truyền thống. Với những thành tựu nghệ thuật này, cô đã nhận được sự đánh giá cao từ các học viện nghệ thuật chuyên nghiệp ở Mỹ: một trường nghệ thuật mời cô về làm trưởng khoa của khoa nghệ thuật, một trường đại học nghệ thuật khác cũng mời cô về làm giáo sư thỉnh giảng.

Tất nhiên, đây là hiệu ứng khách quan của việc đi đúng con đường khi tham gia “Cuộc thi Quốc tế Tranh sơn dầu Tả thực Nhân vật” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức, chứ không phải dẫn dắt con người xem trọng danh lợi. Một khi họa sĩ coi trọng danh lợi, cánh cửa mà anh ta mở ra trên lớp vỏ cái tôi bướng bỉnh của mình sẽ bị phong kín, và anh ta sẽ bắt đầu rơi xuống.

Vì vậy, trong vũng bùn lầy của sáng tác nghệ thuật ngày nay, chỉ có thể ngày càng thuần tịnh, nâng cao tự thân, giống như một con phượng hoàng đang trong quá trình nở trứng, cái đầu đã phá vỡ lớp vỏ trứng và chui đầu ra ngoài, tại sao không mau thoát khỏi lớp vỏ trứng, tự do tung cánh mà bay lên? Có lẽ là:

Nhất họa nhất liên đài
Bộ bộ ly trần ai
Bút dương thái hà phi
Hinh thấm mãn nghệ hải

Tạm dịch:

Bức tranh sen một đài
Từng bước rời trần ai
Vung bút mây màu bay
Hương thơm biển nghệ đầy

Thật may mắn khi được sinh ra trong thời kỳ Chính Pháp vũ trụ vĩ đại, đây là cơ hội chưa từng có trong lịch sử nhân loại, những nghệ sĩ như chúng ta cần buông bỏ cái tôi và rộng mở tâm trí. Nghệ sĩ cần phải có sứ mệnh kiến lập nghệ thuật huy hoàng trong vũ trụ mới, tái tạo nền văn minh nhân loại bằng nghệ thuật mỹ hảo nhất. Mỗi người đều phải hoàn thành sứ mệnh của mình rồi theo Sáng Thế Chủ “bay” về “ngôi nhà” của mình trên Thiên quốc.

“Kiên định trong bức hại”

Đây là bức tranh này đã đạt giải vàng trong “Cuộc thi Quốc tế Tranh sơn dầu Tả thực Nhân vật” lần thứ 3 do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức vào năm 2011. Tác giả đến từ Trung Quốc đại lục, ông sống trong một môi trường bức hại như vậy, đã đích thân cảm thụ, nên những gì ông thể hiện vô cùng chân thực và cảm động.

Người ta vẫn luôn nói rằng cuộc sống là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật. Đúng, nhưng điều đó chỉ đúng một nửa mà thôi. Nếu không có trình độ tư duy và kỹ năng sáng tạo nhất định, nước không dâng cao thì cũng không thấy được cửa nguồn để chảy đi. Có họa sĩ khác không phục và nói: ở Trung Quốc đại lục có rất nhiều họa sĩ giống như vậy.

Tôi nói rằng: ở Trung Quốc đại lục quả thực có rất nhiều họa sĩ siêu tả thực giống như vậy, bởi vì Đại Pháp được khai truyền ở Trung Quốc, rất nhiều họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử đều mang trên mình sứ mệnh mà chuyển sinh xuống Trung Quốc. Tuy nhiên, do cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Đại Pháp đã khiến họ mất phương hướng bởi những lời tuyên truyền giả dối, và không thể nhớ được nguyện ước tiền sử của mình, vì thế, dù họ cùng ở trong một môi trường, nhưng có thể sáng tác ra tác phẩm thần thánh nổi bật như vậy thì chỉ có một mình ông ấy.

来自中国的画家清心以画作《迫Hình 2: Bức tranh “Kiên định trong bức hại” của họa sĩ Thanh Tâm đến từ Trung Quốc đã đạt giải vàng trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 3. (Đài Truyền hình Tân Đường Nhân cung cấp)害中的坚定》并列第三届“全世界华人人物写实油画大赛”金奖。(新唐人电视台提供)
Hình 2: Bức tranh “Kiên định trong bức hại” của họa sĩ Thanh Tâm đến từ Trung Quốc đã đạt giải vàng trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 3. (Đài Truyền hình Tân Đường Nhân cung cấp)

Chúng tôi chỉ nói về kỹ thuật bố cục của ông ấy. Hình ảnh Chúa Giê-su vì chịu tội nghiệp thay cho nhân loại mà bị đóng đinh trên thập tự giá, xuất hiện khắp nơi trong những tác phẩm nghệ thuật trong các viện bảo tàng, nhà thờ, phim ảnh, v.v. Kiểu hình ảnh thị giác này đã hình thành nên một loại tích lũy thẩm mỹ, còn gọi là phản xạ có điều kiện. Vì thế tác giả của bức tranh “Kiên định trong bức hại” đã khéo léo vận dụng điểm này. Trong hơn một trăm hình thức tra tấn mà ĐCSTQ dùng để bức hại các đệ tử Đại Pháp, ông đã chọn hình thức còng tay nữ đệ tử Đại Pháp vào cổng sắt của nhà tù, vô cùng chân thực và cảm động, khiến mọi người liên tưởng đến khổ nạn của các đệ tử Đại Pháp cũng giống như sự đau khổ của Chúa Giê-su khi Ngài gánh chịu tội nghiệp thay cho nhân loại.

Nền đen tượng trưng cho sự cai trị sắt đá tanh máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc; người phụ nữ nhỏ yếu bị treo nhiều viên gạch như vậy lên cổ, nhưng cô vẫn không cúi đầu, trên mặt chứa đầy vết thương, quần áo lấm lem các vết máu, nhưng vẫn kiên định bất khuất, kêu gọi lương tri và thiện tâm của con người qua ánh mắt từ bi, tường hòa. Nhìn vào những mảnh giấy hối quá thư bị xé rách trên mặt đất (hối quá thư là bức thư bày tỏ sự hối hận mà các học viên Pháp Luân Công bị ép phải viết khi chịu bức hại), cho thấy cô sẽ không bao giờ từ bỏ đức tin chân chính của mình. Còn có đống tàn thuốc trên mặt đất, không có một cảnh sát nào xuất hiện trong bức tranh, tuy nơi này im lặng vô thanh, nhưng nó còn đắt giá hơn cả âm thanh, khiến mọi người liên tưởng đến trò hề lưu manh, xấu xí của những viên cảnh sát tà ác, và nỗi đau khổ cùng cực khi bị lăng nhục của các đệ tử Đại Pháp.

Nghệ sĩ đang kêu gọi vì chính nghĩa! Ông đã khơi dậy trái tim đồng cảm của bao con người thiện lương! Trước cuộc đại đào thải của nhân loại, ông đã giải cứu bao chúng sinh hữu duyên! Đó là công đức vô lượng. Bố cục của bức tranh vô cùng sâu sắc, cô đọng, làm sao người xem có thể không hiểu được? Nếu những họa sĩ có kỹ thuật cao ở Trung Quốc đại lục, và những họa sĩ có kỹ năng cơ bản trên khắp thế giới có thể lấy được cảm hứng từ bức tranh này, thì thế giới nghệ thuật sẽ có thay đổi lớn đến nhường nào!

“Tôi là ai?”

Bức tranh này đã đạt giải bạc trong “Cuộc thi Quốc tế Tranh sơn dầu Tả thực Nhân vật” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức vào năm 2011.

Trong những ca từ mà Đại sư Lý Hồng Chí viết cho các buổi biểu diễn Shen Yun, một bài mang tựa đề “Tôi là ai”, có nội dung:

“Thiên địa mang mang ngã thị thùy, ký bất thanh đa thiếu thứ luân hồi. Khổ nạn trung vô trợ đích mê mang, kỳ phán đích tâm như thử đích lụy, như thử đích lụy, hắc dạ trung lưu xuất đích thị thương tang đích lệ. Trực đáo ngã khán đáo chân tướng đích na nhất khắc, trực đáo ngã truy tầm đáo Đại Pháp quán nhĩ như lôi. Ngã minh bạch liễu tự kỷ thị thùy, ngã tri đạo liễu tại Thần đích lộ thượng phấn khởi trực truy”.

Tạm dịch:

Trời đất mênh mang tôi là ai, bao kiếp luân hồi không nhớ hết. Trong khổ mê mang bất lực, cái tâm mong đợi đã mệt nhoài, đã mệt nhoài, nước mắt tang thương chảy dài trong đêm tối. Đến thời khắc tôi tìm được chân tướng, đến khi tôi tìm được Đại Pháp như sấm bên tai. Tôi đã minh bạch tôi là ai, tôi đã hiểu phải hồ hởi tiến bước trên con đường của Thần.

Hình 3: Tác phẩm “Tôi là ai” của họa sĩ người Mỹ Đổng Tích Cường đã đạt giải bạc trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 3 do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức. (Đài Truyền hình Tân Đường Nhân cung cấp)

Có lẽ tác giả đã lấy cảm hứng từ bài hát này, khi đó, ông vẽ một cô gái xinh đẹp ngồi suy tư trên sườn đồi và đặt tên là “Tôi là ai”, nhưng ông luôn cảm thấy sức biểu đạt vẫn chưa trọn vẹn. Có chuyên gia gợi ý rằng, nên đổi sườn đồi thành biển cả. Sau đó, cảm thấy ý cảnh vẫn chưa đạt, nên ông đã nâng sóng biển cao hơn đầu cô gái, điều này thể hiện trọn vẹn tâm trạng khó đoán rằng, nhân sinh giống như con thuyền cô độc bất lực lênh đênh trên biển cả, và có thể đắm chìm bất cứ lúc nào.

Sau đó, lại có ý kiến cho rằng nên thêm một cuốn sách tên là “Kỷ thực luân hồi” (Những câu chuyện có thực về luân hồi) vào phía trước bên phải của nhân vật chính, điều này sẽ nâng hàm ý lên một tầng cao hơn. Sau đó, lại có thêm ý kiến rằng nên đặt một bông hoa sen giấy lên cuốn sách, đây là kiểu hoa sen thường được các đệ tử Đại Pháp gấp thủ công để giảng chân tướng, bông hoa sen còn kèm theo dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!”, phần đỉnh bông hoa khẽ tỏa ra ánh sáng thần thánh.

Như vậy, hoàn cảnh nhân sinh của nhân vật chính trong tranh, những suy tư của cô về sinh mệnh, việc tìm thấy phương hướng, sự quang minh, v.v, đều được thể hiện một cách trọn vẹn và sâu sắc, đồng thời, bông hoa sen bằng giấy được gấp thủ công khiến người ta liên tưởng và hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc giảng chân tướng gian khổ trên đường phố của các đệ tử Đại Pháp, lượng thông tin và sự chấn động tâm linh mang đến cho khán giả trong một giây, không thua kém một bộ phim dài hai tiếng đồng hồ.

Cùng với việc không ngừng điều chỉnh hình ảnh một cách hiệu quả, bức tranh trở nên hoàn mỹ và có sức hấp dẫn nghệ thuật mạnh mẽ hơn. Vì vậy, khi bức tranh này được triển lãm lưu động khắp thế giới, rất nhiều người đã lập tức tìm đến các đệ tử Đại Pháp để học Pháp và tu luyện sau khi xem xong bức tranh.

Ban đầu, trên bức tranh chỉ là một thiếu nữ ngồi trên sườn đồi, có nhiều người đã chỉ trích cách ăn mặc của cô gái rất kỳ lạ, nhưng giờ đây, bộ quần áo kỳ lạ lại trở thành tình tiết hay nhất có thể khiến người ta phải suy ngẫm. Người ta sẽ nói: Người ăn chơi hưởng lạc như cô ấy cũng đang suy nghĩ về những câu hỏi nhân sinh, chúng ta còn có thể nói gì nữa?

Tất nhiên, từ quá trình sáng tác ra bức tranh này, chúng ta có thể thấy một quá trình tiến bộ tương đối lớn, tuy nhiên, một số tinh chỉnh trong bức tranh cũng có sự khác biệt về hiệu quả, giống như sai một ly đi một dặm, vì thế, việc sáng tác cần phải chuẩn xác tinh mỹ, không thể xem nhẹ, có bài thơ viết rằng:

Truy tìm linh hồn của bức tranh

Bố cục hoàn thành vẫn chưa thôi
Tư tưởng ngao du bút Thần bay
Đào sâu chủ đề
Mở rộng hàm nghĩa
Tăng cường ý họa
Gia tăng khí thế
Tiết tấu nhịp điệu
Thu phóng tinh tế
Nét bút diệu kỳ
Tạo trời đất lạ
Vào tinh vi
Tạo thế lớn
Nước Thánh tẩy tịnh lại tẩy tịnh
Thuần thiện thuần mỹ đến cực đỉnh

(Còn tiếp)

Trương Côn Luân - Epoch Times
Gia Ý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (2)