Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với tư cách là điều phối viên của “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn”, Chủ tịch Ban Giám khảo “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức, cũng là một nghệ sĩ phổ thông theo đuổi nghệ thuật thực tiễn trong suốt 60 năm, đặc biệt là một đệ tử Đại Pháp tu luyện chiểu theo “Chân, Thiện, Nhẫn” trong hơn 20 năm, bản thân ông rất lo lắng cho các họa sĩ tranh sơn dầu và hiện trạng nghệ thuật của nhân loại.

Thông qua việc tu luyện không ngừng, từ chân lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ mà Pháp Luân Đại Pháp giảng giải, tôi thể hội được rằng:

Nghệ thuật là tôn vinh Thần và thể hiện phần Thần tính của con người, dẫn dắt con người hướng về sự quang minh và mỹ hảo, từ đó, giúp xã hội nhân loại có thể duy trì trên một nền tảng đạo đức nhất định. Nghệ thuật cũng có thể dẫn dắt những người có căn cơ tốt và ngộ tính cao bước vào con đường tu luyện và trở về “quê nhà” ở Thiên thượng.

Bởi vì con người có Phật tính và cũng có ma tính, do sự bại hoại trong mọi phương diện, sáng tác nghệ thuật của con người ngày càng cường điệu cái tôi, thậm chí còn làm cho nó trở nên tuyệt đối và cực đoan, khiến việc sáng tác nghệ thuật hoàn toàn mất đi phần Phật tính trong nghệ thuật chính thống, trở thành cuộc đại bộc phát của ma tính và thể hiện cái tôi thấp kém, hạn hẹp về nhân tính, hủy hoại đạo đức con người, và đẩy nhanh tốc độ hủy hoại của nền văn minh nhân loại, đương nhiên cũng bao gồm bản thân các nghệ sĩ. Đây là biểu hiện về sự bại hoại của toàn bộ vũ trụ tại xã hội nhân loại, đã trở thành đại xu thế mà không một ai, không một lý luận hay phương pháp nào có thể thể giải quyết được.

Người thực sự có đức tin đều biết rằng, hầu hết chúng sinh đều là những sinh mệnh từ Thiên thượng chuyển sinh xuống thế gian. Sáng Thế Chủ nhất định từ bi với chúng sinh, Ngài sẽ dùng trí huệ vô hạn của mình để Pháp chính càn khôn, cứu rỗi nhân loại, tất nhiên, nghệ thuật của con người cũng là một phần mà Ngài đặc biệt chú tâm.

Giáo sư Trương Côn Luân. (Ảnh Epoch Times)

Là một nghệ sĩ được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt là tôi có cơ duyên ở bên Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp, tôi vô cùng may mắn được phối hợp và tham gia sáng tác các bức tranh sơn dầu và tác phẩm điêu khắc cho “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn”, trực tiếp nhận được những lời chỉ dạy và điểm ngộ từ bi của Đại sư, từ đó, chúng tôi có thể khai mở trí tuệ sáng tạo nghệ thuật, lĩnh ngộ được sự huyền diệu về ý nghĩa thực sự của nghệ thuật, và nhìn thấy ánh bình minh trong nghệ thuật nhân loại.

Tôi thấy rõ rằng: mặc dù con người ngày nay bị ràng buộc bởi cái tôi mạnh mẽ, và không thể tạo ra những tác phẩm thực sự có ý nghĩa, nhưng chỉ cần buông bỏ một chút cái tôi thì con người sẽ thu được rất nhiều lợi ích, và có thể bắt đầu tự cứu lấy mình. Nếu con người có thể hoàn toàn buông bỏ cái tôi hậu thiên, thì đó là trạng thái tự tại của Thần. Tất nhiên, trong “hố bùn lớn” của con người thế gian, qua hàng trăm triệu năm luân hồi, bụi trần đã bám dày khắp thân, chân ngã tiên thiên thuần chân, thuần mỹ và đầy trí tuệ ấy, đã bị bao vây bởi tầng tầng lớp lớp cái tôi thấp kém và hạn hẹp. Nếu muốn đột phá thì phải xem ý chí của người đó có thể mạnh đến nhường nào.

May mắn thay, trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) tổ chức, đã xuất hiện một số tác phẩm sâu sắc, sáng tạo thoát tục phi phàm, mà kinh nghiệm sáng tác của những tác phẩm này cũng vừa hay chứng thực cho “Tiên cơ” mà tôi lĩnh ngộ. Sau đây, chúng ta hãy cùng đi tìm những “bí quyết” sáng tác ra những tác phẩm này và cảm thụ một thoáng ánh bình minh của nghệ thuật nhân loại.

“Gặp nạn ở Trung Nguyên”

Trước khi bình xét bức tranh “Gặp nạn ở Trung Nguyên”, trước tiên, tôi xin bày tỏ sự bội phục và cảm ơn đối với những nghệ sĩ đã đóng vai trò dẫn đầu trên con đường quay trở về của nghệ thuật!

Hình 1: Tác phẩm “Gặp nạn ở Trung Nguyên” đạt giải vàng trong cuộc thi lần đầu tiên vào năm 2008. (Được cung cấp bởi Ban Tổ chức Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân)

“Gặp nạn ở Trung Nguyên” là tác phẩm đạt giải vàng trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn toàn thế giới” lần đầu tiên do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức vào năm 2008, và đã trở thành kiệt tác quen thuộc với mọi người. Bức tranh miêu tả hình ảnh một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại đến chết, kết cấu hình chữ thập khiến người ta liên tưởng đến cây thánh giá mà Chúa Giê-su chịu nạn, liên tưởng đến hình ảnh các đệ tử Đại Pháp vì nói sự thật cứu người mà bị bức hại đến chết, cao cả giống như cái chết của Chúa Giê-su vậy.

Việc khắc họa khuôn mặt xinh đẹp, sự lương thiện, thuần chân, kiên định không lay chuyển của người vợ đối với đức tin cao thượng, cách xử lý phù hợp với bối cảnh mang ẩn ý: ví dụ, bóng tối và sự u ám tượng trưng cho sự cai trị sắt đá tanh máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tia sáng yếu ớt chiếu xạ từ phía trên bên phải mang ý nghĩa rằng sự quang minh đang đến gần. Đặc tả cuốn sách tẩy não bị xé toạc trên bàn tay trái người chồng thể hiện tinh thần thà chết cũng không thay đổi đức tin. Hơn nữa, tác giả sử dụng kỹ thuật tả thực sơn dầu cổ điển điêu luyện để làm cho bức tranh trở nên tinh tế và hoàn mỹ, v.v.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do thực sự dẫn đến sự thành công của bức tranh này. Bức tranh này ban đầu được sáng tác cho “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn”, vì vậy, trong toàn bộ quá trình, với tư cách là người điều phối “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn”, tôi hiểu rất rõ lý do này. Hóa ra, ban đầu, trên bàn tay trái của người đã khuất - nhân vật chính trong bức tranh này, là một cây bút lông ngỗng được con người ở thế kỷ 18 sử dụng, đây là điều không phù hợp với logic khi nó được dùng làm đạo cụ trong tay con người ở thế kỷ 21. Vì vậy, sau khi tác phẩm ra mắt thì đã nhận về đủ loại ý kiến phê bình. Thật hiển nhiên, tác phẩm phi logic như vậy không thể được trưng bày như một tác phẩm của “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn” được.

Bất ngờ rằng, sau khi nhìn thấy chi tiết này, một chuyên gia đã nói: “Hãy thay chiếc bút lông ngỗng thành sách tẩy não”. Không thể xem thường sự thay đổi này! Việc sáng tác nghệ thuật thông thường sẽ giống như sai một ly đi một dặm, huống hồ là một thay đổi lớn về chủ đề chính. Câu nói của vị chuyên gia này đã biến đá thành vàng, tác phẩm này đột nhiên trở thành một kiệt tác thế giới được trưng bày cùng với “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn” lưu động trên toàn cầu!

Đích thực thì mọi cuộc đàn áp của ĐCSTQ đều là những thủ đoạn nham hiểm và bẩn thỉu dưới sự lừa dối và che đậy bởi những lời dối trá vô đạo đức và dưới danh nghĩa vinh quang. Nếu dùng từ ngữ ban đầu để thể hiện thì rất có thể sẽ gây hiểu lầm cho khán giả, nên bản chất của tẩy não đã được thể hiện trực tiếp. Từ đây, chúng ta ngộ ra một chân lý: việc sáng tác nghệ thuật vừa theo lý lẽ vừa không theo lý lẽ, dùng mọi cách để tập trung vào bản chất, không dùng lý lẽ chết cứng mà thay vào đó là lý lẽ sống động, dẫn dắt con người quy chính mới là mục đích, nghệ thuật sẽ chân thực hơn cả vẻ bề ngoài.

Nói về Sư phụ của chúng tôi, Đại sư dùng thân người tại thế gian triển hiện Pháp lý bằng ngôn ngữ của con người, hơn nữa, để giúp con người tu luyện mà không phá mê, Đại sư thường không triển hiện thần thông, nhưng Đại sư sẽ triển hiện Thần tích theo phương thức mà người bình thường rất khó phát hiện ra. Trên thế gian từ xưa đến nay, hỏi ai có thể giảng giải những Pháp lý mà Đại sư đã giảng trong buổi “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật”?

Về Pháp Luân Đại Pháp mà đích thân Đại sư truyền giảng, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Đại sư đã phổ truyền các chân lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ đến hơn 100 quốc gia trên thế giới bằng hình thức giảng Pháp dạy công, mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người thuộc mọi tầng lớp xã hội đến từ mọi dân tộc, dùng một loại hình thái siêu việt tín ngưỡng tôn giáo, nâng cao phẩm chất đạo đức và sức khỏe con người, ổn định xã hội nhân loại trong thời kỳ hủ lạn, khi đạo đức xã hội đã bại hoại đến tột cùng.

Điều đặc biệt là, trong khi chịu đựng cuộc bức hại mang sức mạnh áp đảo và trắng trợn của ĐCSTQ tà ác trong hơn hai thập kỷ, những đệ tử tu luyện Đại Pháp không có tổ chức này không chỉ kiên định đức tin của mình đối với “Chân, Thiện, Nhẫn”, mà còn buông bỏ sinh tử, bước ra nói cho con người biết sự thật về việc Pháp Luân Đại Pháp dạy con người trở thành người tốt, và bản chất tà ác của cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với sự thiện lương, khơi dậy thiện niệm của thế nhân, và cấp cho con người cơ hội đắc cứu khi Sáng Thế Chủ Pháp chính nhân gian.

Là một người tu luyện chân chính, tôi hiểu sâu sắc rằng tất cả những điều này liên quan đến chính Pháp từ hồng quan đến vi quan, vô hạn hồng đại của của vũ trụ mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, thực sự không thể tưởng tượng được, và Sư phụ của chúng tôi - Đại sư thanh thản tự tại như phủi bụi trần vậy.

Kỳ thực, “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức vào năm 2008, được thực hiện theo sự chỉ dẫn của Đại Sư Lý Hồng Chí, với mục đích đưa nghệ thuật nhân loại quay trở lại con đường truyền thống. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã tìm kiếm các tác phẩm đương đại trong tất cả các tập tranh, trang mạng, phòng trưng bày, và các cuộc triển lãm trực tiếp mà chúng tôi có thể tìm thấy, nhưng không thể tìm được những tác phẩm nghiêm túc được coi là thành công. Chúng tôi không thể vươn lên cao nhất giữa muôn vàn cây “cỏ” trên mảnh đất hoang vu này, mà chúng tôi phải làm mọi cách để tìm được các tác phẩm tốt, và sáng tác ra tác phẩm đẹp để đóng vai trò dẫn dắt. Vì vậy, chúng tôi chọn dùng bức tranh “Gặp nạn ở Trung Nguyên” như một tác phẩm đóng vai trò dẫn dắt.

Tất nhiên, hiện nay, để tìm được tác phẩm tốt, cuộc thi của chúng tôi không bị giới hạn bởi thời gian sáng tác, và chúng tôi công khai tuyên bố rằng: tất cả các tác phẩm được sáng tác dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của chuyên gia, chỉ cần là tác phẩm tốt (không phải là tác phẩm sao chép), chúng tôi đều chấp nhận, bởi vì nếu bạn có thể gặp được chuyên gia, đó là duyên phận mà sự thiện lương của bạn mang lại. Nếu bạn khiêm tốn chấp nhận sự hướng dẫn, điều đó cho thấy khả năng buông bỏ cái tôi và phẩm chất cao của bạn.

Trong lịch sử Trung Quốc luôn có những người có tuyệt kỹ, nếu không gặp được người tốt, họ nhất định sẽ không truyền dạy lại tuyệt kỹ đó. Hơn nữa, trong lời nói mở đầu của mỗi cuộc thi triển lãm tranh, chúng tôi luôn hướng dẫn các họa sĩ phương cách sáng tác, khuyến khích các họa sĩ không chỉ cần vẽ đẹp, mà cũng cần giao lưu với nhau thông qua cuộc thi để nâng cao kinh nghiệm sáng tác của mình, mục đích là để mọi người cùng nhau nỗ lực, cùng nhau hợp tác cho một cam kết lớn hơn, và nâng cao trình độ sáng tác, chứ không chỉ đơn giản là so sánh tài nghệ cao thấp.

Lại nói về tác giả của bức tranh “Gặp nạn ở Trung Nguyên”, vì đạt được giải vàng trong cuộc thi lần này, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, nên ngay lập tức ông được một trường nghệ thuật mời làm người phụ trách chuyên ngành mỹ thuật. Kết quả là, ông đã dùng sự vinh hạnh của một tác giả đạt giải vàng, và kỹ thuật tả thực vững chắc, để truyền dạy cho một số lượng lớn học sinh ưu tú, giúp các em thành thạo kỹ thuật tả thực truyền thống, và nhiều học sinh trong các em đã giành được giải thưởng lớn trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 5.

Trong buổi giao lưu giữa các họa sĩ tham gia cuộc thi, một học trò của ông tự hào nói: Thầy giáo của cô là người đạt giải vàng “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới”. Đúng vậy, trong xã hội ngày nay, chỉ có “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức, mới có thể mang lại cho giới hội họa và các họa sĩ một vị thế chân chính. Vì vậy, một họa sĩ tham gia cuộc thi cho biết: Chỉ cần vượt qua vòng loại của “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức, bạn sẽ là người chiến thắng, cho dù bạn có đạt được giải thưởng hay không.

Một khi mọi người nhận ra giá trị của các tác phẩm trong “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân, không biết giá của chúng sẽ tăng lên bao nhiêu lần!? Cho dù bạn trả hàng trăm triệu USD đi chăng nữa, bạn sẽ không thể mua được bức tranh “Gặp nạn ở Trung Nguyên”, bởi vì bức tranh này là một tác phẩm vô giá.

“Chấn động”

Vào năm 2009, tác phẩm được sáng tác cho “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân - Thiện - Nhẫn” này đã đạt được giải vàng khi tham gia “Cuộc thi tranh sơn dầu tả thực nhân vật toàn thế giới” lần thứ 2 của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân.

Khi nói đến tác phẩm “Chấn động”, không thể không nói đến kỹ thuật bố cục của bức tranh. Đây là một câu chuyện có thật. Trong lúc bị bức hại trong tù, một học viên Pháp Luân Đại Pháp an nhiên tự tại bay lên, khiến các cảnh sát có mặt sợ hãi như đang làm trò hề.

Ban đầu, khi thể hiện đề tài này, họa sĩ đã đặt vị đệ tử Đại Pháp ở phía bên trái của bức tranh, điều này không hợp lý. Có chuyên gia cho rằng nên đặt vị nữ đệ tử ở giữa phía trên của bức tranh để tạo thành “phần đỉnh của tượng đài”, còn các cảnh sát thì nên đặt ở giữa phía dưới của bức tranh giống như phần đế tượng đài, làm nổi bật vị nữ đệ tử Đại Pháp. Với sự thay đổi này, bầu không khí đã thay đổi hoàn toàn, đó là sự kết hợp giữa bố cục tròn và bố cục tam giác đều, giúp gia cường lực căng của bố cục.

Về việc sử dụng ánh sáng, hình ảnh ban đầu của vị nữ đệ tử Đại Pháp được xử lý giống như Chúa Giê-su và Thánh Maria, đó là dùng ánh sáng mạnh để làm nổi bật. Tuy nhiên, có chuyên gia kiến nghị rằng, việc thay thế ánh sáng mạnh bằng ánh sáng dịu nhẹ có thể thể hiện tốt hơn sự từ bi và ôn hòa của một đệ tử Đại Pháp. Vì vậy, tác phẩm mà mọi người nhìn thấy bây giờ đã mang theo sự kết hợp vô cùng hoàn mỹ giữa hình thức và nội dung.

Nhân tiện, xin giải thích tại sao đệ tử Đại Pháp có thể bay lên như vậy. Tu luyện vốn là điều thiêng liêng và kỳ diệu. Chỉ cần thông đại chu thiên, người tu luyện có thể bay lên, điều này có vẻ rất khó tin đối với những ai không phải người tu luyện, nhưng trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì không có gì kỳ lạ, chỉ là xem người đó có có duyên phận nhìn thấy hay không mà thôi. Trong lịch sử đã có rất nhiều hiện tượng tương tự. Một người bạn của tôi, cô ấy là vợ của một trưởng phòng của phòng du lịch, cô ấy thường kể cho tôi nghe về trải nghiệm mà mỗi lần cô ấy bay lên, tất nhiên, trải nghiệm của cô ấy rất thú vị.

Trương Côn Luân - Epoch Times
Gia Ý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư Trương Côn Luân: Ánh bình minh của nghệ thuật (1)