7 bí‌ ‌quyết‌ ‌để đôi môi nứt nẻ thô ráp không còn là nỗi ám ảnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa thu - đông thời tiết hanh khô làm cho da khô, môi nứt nẻ chảy máu trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Để sở hữu đôi môi mềm mại trong thời tiết hanh khô này, hãy nằm lòng 12 bí quyết này bạn nhé.

Bước vào mùa thu - đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến cho làn da, đặc biệt là đôi môi của chúng ta dễ bị khô, nứt nẻ, thậm chí còn chảy máu. Tình trạng này khiến chúng ta “khó ăn khó nói” và mất tự tin khi giao tiếp.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đôi môi nứt nẻ, khô ráp. Hãy cùng điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến dễ gây ra tình trạng này:

Do ‌thời‌ ‌tiết‌ thay đổi

Độ ẩm có xu hướng giảm khi không khí hanh khô vào mùa thu và lạnh đi vào mùa đông. Không khí khô hanh khiến môi và da bị mất độ ẩm. Tránh nhiệt độ lạnh có thể giúp kiểm soát môi khô và nứt nẻ.

Do cơ‌ ‌thể‌ ‌thiếu‌ ‌nước‌, vitamin C

Nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày, thiếu vitamin C sẽ gây ra tình trạng bong tróc, khô môi nhẹ. Tình trạng thiếu nước, vitamin C trầm trọng sẽ khiến làn da bị khô ráp và đôi môi nứt nẻ, kém xinh.

Thói quen liếm môi, cắn môi

Mọi người thường có thói quen liếm môi khi chúng bị khô. Thói quen liếm môi có thể tạm thời làm ẩm môi, tuy nhiên lại khiến môi trở nên khô hơn khi mất nước, làm giảm độ ẩm của môi, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ.

Sử dụng sản phẩm son có thành phần gây khô môi

Các thành phần làm khô môi phổ biến trong son dưỡng bao gồm: Long não, Phenol, Bạc hà, Tinh dầu bạc hà, Octinoxate, Oxybenzone.

Không dưỡng môi thường xuyên

Việc bỏ quên thói quen dưỡng môi khiến cho môi nứt nẻ nhiều hơn, nhất là khi thời tiết vào đông hoặc trời hanh khô.

Dưới đây là một số cách trị khô môi nhanh nhất, đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà ngay hôm nay:

  1. Trị‌ ‌khô‌ ‌môi‌ ‌bằng‌ ‌mật‌ ‌ong‌ ‌

Mật ong nguyên chất từ xưa đến nay đã được coi là phương pháp để cải thiện bờ môi khô nẻ, thậm chí cả làn da mặt hay body của chúng ta. Mật ong cũng chứa chất chống oxy hóa và đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển ở những đôi môi cực kỳ khô hoặc nứt nẻ.

Bạn chỉ cần thoa mật ong lên môi rồi thoa thêm một lớp nữa khi mật ong trên môi khô. Để khoảng 15 phút rồi dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày bạn sẽ thấy đôi môi của mình thay đổi chỉ sau một tuần sử dụng.

Chỉ với cách chăm sóc môi đơn giản ngay tại nhà với mật ong như vậy, bạn sẽ sở hữu đôi môi căng mọng mà không lo bị nứt nẻ hay bong tróc, đặc biệt là vào mùa đông lạnh.

  1. Dùng dầu dừa, dầu oliu

Dầu dừa và dầu oliu là 2 loại thực phẩm rất tuyệt vời để bạn dưỡng ẩm cho da và tóc. Đối với môi cũng vậy, dầu dừa và dầu oliu chứa nhiều Vitamin E, chất kháng khuẩn, chống oxy hóa và dưỡng ẩm cực kỳ tốt.

Bạn dùng một ít dầu dừa hoặc dầu oliu cho lên ngón tay, bôi nhẹ lên môi. Nếu dùng 2 loại này vào mỗi tối trước khi đi ngủ hay sáng sớm sẽ giúp môi bạn mềm ra, không còn bị khô nứt nữa. Nên thực hiện như vậy từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, dùng dầu dừa thường xuyên sẽ giúp bạn đánh bay tình trạng môi thâm nhanh chóng.

  1. Dùng trà xanh

Giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất, trà xanh cũng chứa polyphenol có tác dụng giảm viêm. Nhúng một túi trà xanh vào nước ấm và nhẹ nhàng thoa lên môi để làm mềm và loại bỏ da khô dư thừa.

  1. Trị‌ ‌nứt‌ ‌môi‌ ‌bằng‌ ‌dưa‌ ‌leo‌ ‌

Dưa leo được biết đến là loại nguyên liệu dùng để làm tan bọng mắt và dưỡng da tốt. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng dưa leo còn có tác dụng làm giảm sưng, giúp giảm nứt nẻ trên môi.

Chỉ cần thái lát dưa chuột, chà nhẹ lên môi để các dưỡng chất thành phần thẩm thấu sâu vào tế bào da. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm bạn sẽ thấy làn môi của mình vô cùng mềm mại, tươi sáng và hồng hào tự nhiên.

  1. Cách‌ ‌chữa‌ ‌khô‌ ‌môi‌ ‌bằng‌ ‌nha‌ ‌đam‌

Thành phần của nha đam là những chất vô cùng có lợi cho việc dưỡng da như vitamin A, C, E và những khoáng chất khác giúp tái tạo tế bào, làm mềm mịn môi. Cách thực hiện là chỉ cần lấy phần thịt nha đam đắp lên môi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Chỉ nên áp dụng 2-3 lần/tuần bởi nha đam có tính tẩy nhẹ.

  1. Uống nước

Mất nước là nguyên nhân chính khiến đôi môi khô, nứt nẻ. Mọi người có thể không nhận ra cơ thể mình đang bị mất nước. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen uống nước thường xuyên trong cả ngày.

Mất nước xảy ra khi cơ thể mất nhiều nước hơn lượng nước hấp thụ vào. Khi cơ thể bị mất nước, nó sẽ kéo nước từ các bộ phận nhất định để đảm bảo rằng các tế bào luôn đủ nước. Điều này có thể gây khô môi.

  1. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin B2, C, A

Vitamin B2, C, A sẽ chữa lành những vết thương như khô môi, nứt môi rất hiệu quả. Vì vậy, bạn nên cung cấp cho cơ thể những loại vitamin trên bằng cách bổ sung thật nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ, các loại đậu xanh, đậu đen, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày để giúp đôi môi luôn căng mọng và khỏe mạnh.

Tố Như

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

7 bí‌ ‌quyết‌ ‌để đôi môi nứt nẻ thô ráp không còn là nỗi ám ảnh