5 hiệu ứng vàng tuyệt vời, đọc hiểu để thay đổi cuộc đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỗi ngày, một người phải đưa ra ít nhất 30.000 lựa chọn từ sáng đến tối. Và 90% trong số đó là do chúng ta hoàn thành trong "vô thức" theo quán tính. Đằng sau quán tính mạnh mẽ thực sự được xác định bởi tâm lý của chúng ta.

Mong rằng bạn có thể học được cách nhận ra tâm trạng của mình từ 6 hiệu ứng tâm lý dưới đây, không bị thói quen chi phối cuộc sống.

1. Hiệu ứng Buridan: Sự lựa chọn quyết đoán

Cái gọi là hiệu ứng Buridan, là nói có một số người khi đối mặt với lựa chọn do dự không quyết đoán, hao phí rất nhiều thời gian, bỏ lỡ thời cơ tốt nhất một cách vô ích.

Một người do dự, bất kể họ mạnh mẽ đến đâu, luôn bị người quyết đoán bỏ lại phía sau bởi.

Do dự sẽ mất cơ hội tốt nhất. (Pixabay)

Triết gia Arthur Schopenhauer đã nói: “Cuộc sống con người là để trải nghiệm và thấu hiểu mọi nẻo đường”.

Không có lựa chọn đúng duy nhất cho nhiều thứ, cố gắng là cách tốt nhất để tiến bộ.

Bạn cần tin rằng, bất kể bạn chọn gì, miễn là bạn kiên định với nó, kết quả sẽ không quá tệ. Nếu chần chừ, mỗi khi có điều gì bất ngờ xảy ra, bạn sẽ tự vấn bản thân.

So với việc "làm điều đúng đắn", điều đáng quý hơn là có dũng khí và khả năng "làm tốt mọi việc". Nếu nắm bắt cơ hội một cách dứt khoát và xác định được hướng đi thì bạn đã thành công hơn một nửa.

2. Hiệu ứng lồng chim: Đơn giản hóa sự phức tạp

Một lần, giáo sư Harvard James đã đánh cược với người bạn Carlson của mình rằng, ông có thể để anh ta nuôi một con chim trong thời gian ngắn.

Ngay sau đó, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim tinh xảo, mọi thứ bắt đầu thay đổi nhờ chiếc lồng chim này. Kể từ đó, mỗi khi có khách đến nhà Carlson và nhìn thấy chiếc lồng chim, anh ta sẽ hỏi ông: "Thưa giáo sư, con chim của ông chết khi nào?"

Sau khi giải thích đi giải thích lại, Carlson bối rối đến mức phải mua một con chim.

Hiệu ứng lồng chim. (Pexels)

Đây là hiệu ứng tâm lý nổi tiếng "hiệu ứng lồng chim" - Khi không gian bên ngoài và năng lượng bên trong bị bao phủ bởi tạp niệm và công việc, chúng ta dần mất đi cảm giác kiểm soát cuộc sống của mình. Vì vậy, “phá bỏ” là một trí tuệ hiếm có.

Như đã nói, chỉ bằng cách thực hiện phép trừ, chúng ta mới có thể thực hiện phép cộng trong cuộc sống.

3. Hiệu ứng điểm giới hạn: Kiên trì đến cùng

Chỉ có làm theo yêu cầu, cắt bỏ phức tạp và đơn giản hóa, bạn mới không bị hiệu ứng “lồng chim”, mới có cuộc sống tự tại.

Băng biến thành nước khi vượt quá 0°C và nước biến thành hơi nước khi vượt quá 100°C.

Khi đạt đến một giới hạn nhất định, có thể thu được kết quả hoàn toàn khác, đó là hiệu ứng điểm giới hạn. Thường thì những thách thức chúng ta đối mặt càng lớn thì cơ hội càng lớn và chúng ta có thể đến được bến bờ lý tưởng bằng cách băng qua quá khứ.

Kiên trì đến cùng sẽ gặt quả ngọt. (Pexels)

Có một câu nói rất hay: “Chỉ cần bạn không từ bỏ hy vọng, thì hy vọng sẽ không từ bỏ bạn”.

"Trên hành trình vạn dặm, có quá nửa số người đi được chín nghìn dặm", làm việc khó ở kiên trì, thành công cũng ở kiên trì.

Lúc cảm thấy mệt mỏi, chính là đi đường lên dốc, có lẽ kiên trì thêm một chút là có thể đạt tới độ cao mới. Tiếp tục tình yêu của bạn, không ngừng rèn luyện bản thân, cuộc sống sẽ ban tặng cho bạn một điều tuyệt vời.

4. Hiệu ứng ám thị: Khích lệ tích cực

Hiệu ứng ám thị nói rằng, thông qua sự chỉ dẫn tâm lý và lời nói, ảnh hưởng đến suy nghĩ của con người, khiến hành vi của người ấy phù hợp với nội dung ám thị.

Ám thị tiêu cực khiến tâm trạng sa sút, ám thị tích cực giúp tự tin hơn.

Trong cuốn “Chuyện vui của các danh nhân” có kể những câu chuyện thú vị về nhà văn Diệp Thánh Đào.

Ông Diệp bị chứng mất ngủ kinh niên, bất cứ khi nào nhìn thấy quảng cáo về thuốc cải thiện giấc ngủ, ông luôn bồn chồn. Vì bài báo liên tục nhấn mạnh những nguy hại khác nhau của chứng mất ngủ, khiến ông càng thêm lo lắng, làm triệu chứng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Ông phải uống ba viên thuốc ngủ trước khi đi ngủ mới có thể yên tâm đi vào giấc ngủ, ai ngờ thuốc ngủ vợ đưa cho chỉ là viên vitamin.

Ảnh Pexels

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của những ám thị tích cực, trước những khó khăn không thể vượt qua, một thái độ lạc quan là một liều thuốc tốt.

Trong "Định lý Murphy" có một câu như vậy: "Không có tình huống tuyệt vọng, chỉ có trạng thái tinh thần tuyệt vọng".

Hiểu được những gợi ý tích cực, sẽ truyền năng lượng vào bản thân, kích thích tiềm năng to lớn và thúc đẩy bản thân ngày càng tốt hơn.

5. Hiệu ứng đá mèo: Quản lý cảm xúc

“Hiệu ứng đá mèo” là một sự lây lan cảm xúc tiêu cực điển hình: Một khi tâm trạng không vui, con người sẽ tìm mọi cách để trút giận. Do đó, những cảm xúc tiêu cực dễ lây lan hơn những cảm xúc tích cực.

Một người cha, buồn bã và cáu kỉnh vì một công việc tồi tệ. Khi về đến nhà, anh thấy con nhảy chồm chồm trên ghế sô pha nên mắng con. Đứa trẻ cảm thấy bực bội, quay lại và đá con mèo thật mạnh.

Con mèo chạy ra khỏi nhà, lao ra đường. Đúng lúc một chiếc xe tải đi qua, tài xế không kịp né tránh, đụng vào đứa bé đang chơi đùa bên cạnh, gây ra tai nạn.

Sự lây lan của cảm xúc xấu giống như đẩy ngã một quân cờ domino. Tùy ý phát tiết, sẽ dẫn đến vòng tuần hoàn ác tính. Và cách tốt nhất để ngăn chặn “hiệu ứng đá mèo” không phải là kìm nén mà là quản lý cảm xúc.

Quản lý cảm xúc của bản thân. (Pexels)

Khi bạn tức giận, hãy để bản thân bình tĩnh lại trong ba phút, đi đến một nơi thoáng đãng và hét lên vài lần.

Chỉ có quản lý tốt cảm xúc của mình, bạn mới có thể tránh trở thành người khởi xướng và tạo ra hiện tượng “đá mèo”.

Theo Tống Vân - Aboluowang - Nguồn: Xinyao Education
Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

5 hiệu ứng vàng tuyệt vời, đọc hiểu để thay đổi cuộc đời