Âm thanh trong đầu bạn rốt cuộc là của ai?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi chúng ta nhìn thấy một đoạn chữ viết, điều đầu tiên chúng ta làm là đọc nó trong đầu. Và bình thường khi bạn làm việc, hoặc khi bạn không làm gì, sẽ có một giọng nói trong đầu xuất hiện, cả âm thanh tích cực và tiêu cực đều có, nó có thể chỉ trích bạn, khuyến khích bạn hoặc bảo bạn phải làm gì ngay bây giờ. Tất nhiên, tiếng nói trong não được nói tới ở đây không phải do bệnh tật gây ra mà là một trạng thái bình thường.

Khi bạn được đưa cho một đoạn văn và bạn đọc nó, thực ra, nếu suy nghĩ kỹ thì nó khá kỳ lạ, khi đọc một đoạn văn, điều đầu tiên là trong đầu não sẽ đọc nó, hơn nữa bình thường khi làm việc, hay rảnh rỗi không làm gì, sẽ có một giọng nói trong đầu xuất hiện, cả âm thanh tích cực và tiêu cực đều có, có thể chỉ trích bạn, khuyến khích bạn hoặc bảo bạn phải làm gì, hay phổ biến hơn nữa là những diễn biến trong nội tâm.

Khi bạn thấy một sự việc có khả năng trở nên tồi tệ, các loại giả thiết bất lợi dồn dập xuất hiện trong tâm trí bạn, khiến bạn càng sợ làm việc đó, sợ rằng nếu làm không tốt, sẽ rất mất mặt. Thậm chí mỗi khi tới đêm khuya tịch lặng, đặc biệt lúc nằm nghỉ ngơi trên giường, đầu não của chúng ta lặng lẽ có một âm thanh, thì thầm rủ rỉ nói trong đầu. Nhưng bạn thật sự lại đang nằm trên giường, không nói một câu nào.

Nếu bạn quan sát khách quan, khi trong tâm chúng ta lo lắng, sợ hãi, áp lực ngày càng mạnh, âm thanh sẽ trở nên rất to. Đương nhiên, âm thanh trong não mà chúng ta đề cập trong bài viết này không phải do bệnh tật gây ra, mà là một hiện tượng bình thường.

Trên thực tế, không phải ai cũng có đoạn độc thoại nội tâm này, nhưng một tỷ lệ rất lớn mọi người đều có "tiếng nói" trong đầu. Vậy tại sao điều này xảy ra? Những tiếng nói trong đầu chúng ta đến từ đâu? Có người nói rằng những tiếng nói này đến từ bản thân chúng ta, lại có người nói rằng nó bắt nguồn từ vũ trụ. Thực ra, hai cách nói này đều đúng. Vậy, có người thắc mắc, điều này nghĩa là sao, rốt cuộc chúng ta giao tiếp với ai?

1. Âm thanh trong não

Như cái tên của nó, âm thanh trong não là sự độc thoại trong nội tâm của chúng ta, có người nói là OS. Thực ra OS là một thuật ngữ kỹ thuật được các nhà làm phim sử dụng, gọi là off-screen, để chỉ đến thuyết minh nói ngoài màn hình. Từ góc độ học thuật, loại độc thoại này được gọi là Inner speech - diễn ngôn riêng tư.

Nghiên cứu về tiếng nói bên trong được tiến hành sớm nhất từ năm 1930. Nhà tâm lý học nổi tiếng Lev Vygotsky đã giải thích diễn ngôn riêng tư như sau: diễn ngôn với tư cách là phương tiện giao tiếp, được nội tại hoá trở thành ngôn ngữ bên trong, cũng chính là tư tưởng được chuyển hoá thành ngôn ngữ không cần nói ra. Do chịu sự hạn chế của khoa học kỹ thuật thời đó, Lev không thể đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này.

Vậy loại diễn ngôn riêng tư này có quan trọng không, có đáng để chúng ta đi sâu nghiên cứu không. Thực ra, chúng ta không nên coi nhẹ nó, có những thứ tưởng như không quan trọng, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thường sẽ phát hiện ra giá trị tuyệt vời của nó.

Từ quan điểm quản lý học, đối thoại với bản thân là một lợi thế, sẽ tốt cho chúng ta khi giải quyết một số vấn đề, quản lý thời gian, tự khích lệ và phê bình. Tuy nhiên, quá nhiều tiếng nói hay âm thanh trong nội tâm sẽ gây ra gánh nặng. Bởi vì con người ta sẽ bắt đầu không phân biệt được rõ một số sự việc, lý trí cũng trở nên mơ hồ, hỗn loạn, còn sinh ra tâm trạng lo lắng, chán nản.

Vỏ não có thể chia thành nhiều vùng theo chức năng, trong đó có một khu vực liên quan đến ngôn ngữ được gọi là khu vực Broca. Nghiên cứu ngày nay phát hiện ra khi con người nói thì khu vực Broca này sẽ bị kích phát. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng dưới đây về vùng Broca. Nó có màu sắc, biểu thị là đang hoạt động.

Khi con người mở miệng nói, rõ ràng có thể thấy bộ phận được kích phát. Vậy, nếu trong não chúng ta nói, lớp vỏ não sẽ xảy ra biến hoá thế nào. Điều đáng kinh ngạc là khi nội tâm con người lên tiếng, thì khu vực Broca của đại não cũng đồng thời được kích phát, cũng có nghĩa là nội tâm nói và cả lúc nói bình thường đều có quan hệ chặt chẽ với khu vực Broca.

Trong các nghiên cứu sau đó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện, khi con người đang nói trong tâm, nhịp thở cũng tương tự như khi nói lời nói bình thường, hơn nữa tốc độ nói cũng như khi nói bình thường. Điều này dường như đã củng cố thêm phỏng đoán rằng, giọng nói suy nghĩ trong đầu và giọng nói bình thường có cùng nguồn gốc.

Điều đáng chú ý là, có nghiên cứu nhận ra rằng rất nhiều người nói lắp sẽ không nói lắp khi họ đọc nội tâm. Mặc dù ngôn ngữ nội tâm và lời nói thông thường đều điều động khu vực Broca này, nhưng mức độ kích hoạt ở các phần khác của vùng não không giống nhau, nên hai cái cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhưng chúng ta chỉ có thể suy đoán, ít nhất chúng đều tới từ bản thân. Ở đây chúng ta cần đề cập tới ý thức của con người.

Có thể có người cảm thấy rằng âm thanh ở trong não chúng ta đương nhiên là được sinh ra trực tiếp trong đại não. Rốt cuộc, chúng ta thực sự cảm thấy nó phát ra từ vị trí này trong não. Vậy tại sao chúng ta gọi chúng là âm thanh trong tâm? Bởi vì có những lúc chúng ta cũng cảm giác được âm thanh này xuất phát ra từ nội tâm. Tuy nhiên, không giống như đại não có năng lực phụ trách xử lý ngôn ngữ, trái tim vốn là bơm máu, làm sao có thể phát ra được ngôn ngữ. Điều này có liên quan tới ý thức của con người.

Chúng ta thực sự cảm thấy nó phát ra từ vị trí này trong não. (Pexels)

2. Ý chức chính là năng lượng

Ý thức của con người có rất nhiều tên gọi khác như tinh thần, linh hồn, hay là như Đạo gia gọi là nguyên thần. Mặc dù không có chứng cứ khoa học, nhưng rất nhiều người cho rằng đây mới là sinh mệnh đích thực của chúng ta. Đại não xác thực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành bình thường của cơ thể con người. Đại não giống như một ổ cứng, mỗi thời khắc đều đang xử lý các tín hiệu rất quan trọng, tất cả các thông tin đều phải đi qua đây. Tuy nhiên, đại não bản thân không tương đương với ý thức. Đại não giống như một công cụ, phụ trách xử lý các tín hiệu tới từ linh hồn. Còn cái chân chính phát xuất tư tưởng là linh hồn của chúng ta. Nếu như đại não bị lỗi thì nó sẽ không thể nào chuyển hoá những tín hiệu mà linh hồn phát ra thành ngôn ngữ, chữ viết…

Vì vậy, tóm lại chúng ta muốn tìm được đáp án có lẽ ẩn chứa ở trong hai chữ ‘ý thức’. Ý thức chính là năng lượng. Đương nhiên còn có yếu tố quan trọng nữa là tần suất. Nhà giải phẫu thần kinh nổi tiếng Karl Pribram cho rằng não bộ của chúng ta thông qua biên độ và tần suất ngôn ngữ nói chuyện với phần còn lại của cơ thể. Theo lý luận của Pribram, khi chúng ta nhìn thấy thứ gì đó, thì tế bào thần kinh trong não sẽ dùng cộng hưởng tần số cụ thể và truyền thông điệp tần số này đến các tế bào thần kinh khác, qua đó khiến toàn thể các bộ phận thân thể có phản ứng đồng bộ.

Nói cách khác, mỗi niệm đầu của chúng ta, mỗi cảm xúc đều tạo ra rung động, rung phát ra sóng rung mọi lúc, tạo ra hiệu ứng cộng hưởng với người khác. Giống như đài phát thanh, thông qua rung động phát ra sóng rung. Vũ trụ là nguồn gốc của vạn vật, mà bản chất của vũ trụ là năng lượng. Nó là mắt xích của trật tự xuyên suốt vũ trụ, liên kết tất cả các vì sao, hệ ngân hà, địa cầu, nhân loại và các phân tử nhỏ…

Nhân loại tồn tại trong vũ trụ, cũng bao gồm năng lượng của các tần số rung động khác nhau.

Hiệu ứng Tesla nổi tiếng là cơ sở thực nghiệm tốt nhất cho cộng hưởng. Nhà bác học Nikola Tesla từng làm qua một thí nghiệm giếng sâu. Trong giếng ông thiết lập một số ống thép, sau đó bịt kín miệng giếng lại, rồi đưa rung động của các tần số khác nhau vào giếng. Kết quả ông phát hiện ra rằng tần số đặc định sẽ dẫn đến rung động mạnh trên mặt đất, gây ra các toà nhà xung quanh bị sập đổ. Từ thí nghiệm này có thể thấy, sức mạnh của cộng hưởng có thể vô cùng mạnh mẽ. Điều này nói lên một điều quan trọng, đó là sức mạnh nội tại của con người chúng ta thực ra mạnh hơn tưởng tượng rất nhiều. Bởi vì ý thức của mỗi người đều có sức mạnh rung động rất lớn. Mỗi người đều ở trong năng lượng rung động vô biên, không ai có thể thoát khỏi nó.

Do vậy, nếu âm thanh trong đầu chúng ta tới từ ý thức của bản thân, thì có thể do tần suất rung động của năng lượng ý thức khác nhau, mà tạo ra những tín tức khác nhau trong não, từ đó nghe được âm thanh khác nhau.

Âm thanh trong đầu chúng ta tới từ ý thức của bản thân, thì có thể do tần suất rung động của năng lượng ý thức khác nhau. (Shutterstock)

3. Nghe những giọng nói khác nhau

Những người nghiên cứu về tâm linh, phân loại những âm thanh bên trong của các tầng thứ khác nhau một cách đơn giản hành: cái tôi nhỏ và cái tôi cao. Cái tôi nhỏ chính là nhận thức chấn thương tần số thấp của ý thức tồn tại từ trước. Còn cái tôi cao là trạng thái thức tỉnh cao của sự tự nhận thức đã tồn tại từ trước.

Có một bài viết phân biệt cái tôi nhỏ và cái tôi cao, cho rằng cái tôi nhỏ thiên về làm chủ và theo đuổi ham muốn, sẽ tràn đầy sự phân biệt đối xử và chỉ trích. Vì vậy, có độc giả cho rằng cái tôi nhỏ chính là quan niệm hậu thiên của con người, bởi vì chúng ta từ nhỏ tới lớn, đã học hỏi các loại kinh nghiệm, và dần dần hình thành quan niệm đối với mỗi sự việc. Trước những công việc, mối quan hệ, chúng ta đều có phương pháp xử lý của bản thân, còn có người hình thành cái tôi nhỏ, trống rỗng, hỗn loạn, không biết đủ, mặc trôi theo dòng…

Còn cái tôi cao chính là Phật tính, Thần tính của chúng ta. Nó không có bất kỳ sự phân biệt và chỉ trích nào, chỉ có yêu thương, từ bi và nhân từ.

Do đó, nếu nói ý thức là năng lượng, thì cái tôi cao là ý thức tỉnh giác, thuộc về tần số rung động cao.

Ở phương Tây, người ta gọi cái tôi là là trực giác. Còn nếu như năng lượng thể chất và tinh thần thấp sẽ dễ cộng hưởng với tần số của cái tôi nhỏ. Vậy con người ở thế giới này có quan hệ thế nào với cái tôi nhỏ và cái tôi cao? Bài viết đó cũng đưa ra một ví dụ thú vị. Chúng ta tưởng tượng một chiếc xe ngựa, sau đó chúng ta muốn đi chiếc xe này tới một nơi, nên đã thuê một con ngựa và một người đánh xe. Ở đây có 3 ý thức độc lập có thể quyết định hướng đi của chiếc xe ngựa: một là con ngựa, hai là người đánh xe, ba là người ở trong xe ngựa. Về lý mà xét, người ngồi trong xe phải là người quyết định chiếc xe sẽ đi đâu, nhưng trong thực tế, chúng ta cùng xem ba ý thức này đại biểu cho điều gì. Con ngựa đại biểu cho cái tôi nhỏ, là hệ thống động lực của chúng ta, hành động của chúng ta. Còn người ở trong xe lại là cái tôi cao, đại biểu cho ý thức và hướng muốn đi của chúng ta, còn chúng ta hiện thực chính là người đánh xe.

Nếu muốn thành công, đạt được mục tiêu, người lái xe phải theo chỉ thị của người ngồi trong xe, hơn nữa còn cần điều khiển tốt con ngựa. Quá trình đời người cũng như thế, lắng nghe bản tính của chúng ta để đưa ra quyết định, và không để quan niệm hậu thiên quay lại điều khiển bản thân chúng ta. Tuy nhiên, khi ngựa chạy hăng, gió thổi lớn, căn bản không thể nghe được người ngồi trong xe nói gì thì phải làm sao? Lúc đó, chúng ta phải dừng ngựa.

Cũng đạo lý đó, chúng ta cần để nội tâm an tĩnh lại, mới có thể phân biệt ra âm thanh của cái tôi bé và cái tôi cao. Cái tôi nhỏ thường là âm thanh rất lớn ở trong tâm, khi nói chưa hết thì rất khó dừng lại. Còn cái tôi cao thường lại không nói, đặc biệt tĩnh lặng, lúc thích hợp sẽ đưa ra chỉ dẫn.

Vì vậy, ngày nay trên mạng có rất nhiều hướng dẫn chỉ bạn cách liên kết với cái tôi cao. Tuy nhiên, việc quá cưỡng cầu vào việc kết nối này không phải là một việc tốt. Việc lắng nghe cái tôi cao khác với việc kết nối với cái tôi cao.

Nếu như trong não xuất hiện âm thanh, thì chúng ta cần phân biệt và lắng nghe cái tôi cao là không sai. Tuy nhiên, nếu như quá mong muốn liên hệ với cái tôi cao thì thường cảm giác không đúng. Bởi vì cuối cùng khi kết nối được, cũng không biết được liệu đó có phải là cái tôi cao thực sự không.

Có lẽ thay vì kết nối với cái tôi cao của mình, tốt hơn chúng ta nên học cách hình thành cộng hưởng với vũ trụ. Bởi vì việc quá mong muốn kia là bị động, còn hình thành cộng hưởng với vũ trụ là chủ động.

Trường năng lượng và các cấp độ ý thức con người. (Tổng hợp)

Vậy chúng ta cần thay đổi thế nào mới có thể sinh ra cộng hưởng với vũ trụ? Bác sỹ tâm thần nổi tiếng người Mỹ David Hawkins đã chế tạo ra một biểu đồ thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 tới 1000 sau 30 năm nghiên cứu. Mỗi người với trạng thái khác nhau sẽ đại biểu cho tầng thứ năng lượng khác nhau. Chỉ số rung động dưới 200 thể hiện những cảm xúc tiêu cực, đó là cái tôi nhỏ và tâm phân biệt. Còn chỉ số từ 200 trở lên, năng lượng bắt đầu hướng tới chính diện.

Chỉ số từ 500 trở lên là đạt tới tầng thứ của Thánh nhân. Nhiều đạo sư tâm linh, hay các nhà tu hành ở trong tầng thứ này. Ở trình độ ý thức này, tâm của họ có thể an định, càng gần gũi hơn với thiên nhiên và vũ trụ. Còn năng lượng chỉ số ở trên mức 700 cơ bản là thuộc về các nhà giác giả Phật Đà, Chúa Jesus, cũng có nghĩa là đạt tới tầng thứ khai ngộ, hoàn toàn không có tâm phân biệt.

Mỗi người đều có mức độ năng lượng của bản thân và tần số rung động. Nó ảnh hưởng tới thế giới và cuộc sống của chúng ta. Mức độ năng lượng càng cao, trạng thái cuộc sống càng tốt. Ngược lại, mức độ năng lượng càng thấp, điều kiện sống càng xấu. Do đó, trước hết chúng ta cần chủ động thay đổi ý thức tư tưởng của bản thân, chuyển biến tất cả những thứ phụ diện sang chính diện. Nhưng nếu bạn thường xuyên thấy bản thân ở mức năng lượng thấp trong thời gian dài, thì nên làm thế nào? Có lẽ chúng ta cũng không nên quá lo lắng, bởi vì rốt cuộc chúng ta không phải bậc Thánh nhân. Chính vì có những cảm xúc này mới khiến chúng ta thêm nỗ lực, sửa đổi bản thân và trở nên tốt hơn.

Theo Earthinn

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Âm thanh trong đầu bạn rốt cuộc là của ai?