"Thần kinh doanh Nhật Bản': Lợi tha tối thượng mới là lợi kỷ tốt nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiếc ô bạn cầm cho người khác sẽ trở thành mái nhà che mưa cho bạn trong tương lai.

Nhà sáng lập Kyocera, Chủ tịch Hàng không Nhật Bản Inamori Kazuo đã kể một câu chuyện trong "Quy luật sống" có lợi cho cả đời ông.

Một học viên trẻ hỏi ông: “Sự khác biệt giữa Thiên đàng và địa ngục là gì?”

Ông nói: "Địa ngục và Thiên đàng đều có một nồi mì giống nhau và mỗi người đều có một đôi đũa dài một mét trên tay.

Điểm khác biệt là người trong địa ngục chỉ lo tự mình ăn trước, nhưng vì đũa quá dài nên mì không thể đưa vào miệng, cuối cùng ai cũng đói đến mức xanh xao vàng vọt. Còn người trên Thiên đàng khi gắp mì lại cho vào miệng người khác trước, kết quả là ai nấy đều ăn no nê".

Thật ra, cuộc đời này cũng không có gì khác biệt, địa ngục và Thiên đàng được phân chia là do có lòng lợi tha hay không.

Inamori Kazuo cũng từng nói: "Chỉ cần con người có tâm lợi tha, làm những việc lợi tha thì số mệnh của họ sẽ tự nhiên được cải thiện".

Vô luận là trong cuộc sống hay là công việc, bạn làm cho người khác sống tốt, cũng chính là làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Khi bạn lo cho người khác trong mọi việc, thực ra là bạn đang thành tựu chính mình.

Cuối cùng, phía sau một nhân cách lớn là tấm lòng vị tha.

1. Tấm lòng của một người càng nhỏ, càng ít thấy điểm tốt của người khác

Nhà văn Nhậ Bane Keigo Higashino từng nói: "Điều xấu xa nhất của bản chất con người là không thể nhìn thấy điều tốt đẹp của người khác".

Vì lòng đố kỵ, họ thà trở nên hung ác hơn thì cũng phải kéo tất cả những người tốt hơn họ xuống bùn.

Inamori Kazuo đã phải chịu đựng sự tật đố, coi thường của những người như vậy trong những năm đầu đời.

Có tấm lòng vị tha sẽ làm được việc lớn. (Pexels)

Vào thời điểm đó, ông vừa tốt nghiệp và làm việc trong một nhà máy gốm đang bên bờ vực phá sản. Nhờ thành công nghiên cứu phát triển một loại vật liệu mới, ông được thăng chức làm giám đốc. Tuy nhiên, có một nhân viên cũ trong bộ phận rất ghen tị với sự thăng tiến nhanh chóng của Inamori Kazuo.

Người này thường dựa vào tuổi nghề và kinh nghiệm, công kích và thách thức Kazuo khắp mọi nơi.

Inamori Kazuo đã nhiều lần thuyết phục anh ta thay đổi, nhưng người này lại càng tệ hơn, không những không hoàn thành công việc của mình, mà còn khuyến khích người khác lười biếng cùng mình.

Trong trường hợp này, Inamori Kazuo không còn cách nào khác là sa thải người này.

Không ngờ, người đàn ông này cuối cùng vì thẹn quá hoá giận, dẫn theo mười mấy tên côn đồ đến đánh Inamori Kazuo mặt mũi bầm dập.

Trải qua chuyện này, Inamori Kazuo không khỏi cảm khái: Người ở bậc càng thấp thì càng thích phỉ báng, đố kỵ, phá đám và khinh thường, bởi vì tôi không tốt, tôi cũng không muốn anh tốt.

Trên đời này luôn có một số người coi sự ưu tú của người khác là tội lỗi không thể tha thứ. Nếu người khác làm tốt, họ sẽ cảm thấy ghen tị, và trái tim họ cảm thấy như bị dao đâm. Trong mắt họ, hạnh phúc không phải ở chỗ mình có được, mà là ở chỗ người khác không có được.

Trong “Hồng Lâu Mộng”, vợ của Tiết Bàn là Hạ Kim Quế là một người hay đố kỵ và tàn nhẫn. Thấy người thiếp Hương Lăng xinh đẹp được mọi người yêu mến, nàng ta lập kế hạ độc Hương Lăng. Kết quả cô nàng uống nhầm độc dược, trúng độc mà chết.

Rất nhiều người đều không muốn người khác sống tốt hơn mình, bản thân không có mà người khác có, trong lòng sẽ oán hận. Để đạt được mục đích này, họ sẵn sàng làm tổn hại người khác. Một người như vậy sẽ hủy hoại cuộc sống của chính mình trước.

2. Người ở tầng thứ càng cao, càng biết suy nghĩ cho người khác

Trong "Lễ ký" có một câu như thế này: “Quân tử quý nhân tiện kỷ, tiên nhân nhi hậu kỷ”. Nghĩa là: Người quân tử tôn quý người khác mà coi nhẹ bản thân, nghĩ cho người khác trước rồi mới nghĩ đến mình.

Tiêu chuẩn của một người càng lớn, họ càng biết nghĩ cho người khác.

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên trên thế giới nổ ra. Vào thời điểm đó, nhiều công ty Nhật Bản đã sa thải nhân viên và giảm chi tiêu để "tồn tại". Công ty Kyocera do Inamori Kazuo thành lập cũng bị ảnh hưởng và đơn hàng trực tiếp giảm xuống còn 1/10 so với ban đầu.

Nhiều người khuyên Inamori Kazuo nhanh chóng sa thải nhân viên nhưng ông đáp lại: "Nếu như có thể lợi dụng nhân viên, liền đem họ đến dùng, khi họ không có giá trị lợi dụng, liền đem họ ra ngoài đường, đây là chuyện chúng ta nên làm sao?"

Trong thời gian khó khăn đó, Inamori không sa thải một nhân viên nào. Ông để một 1/10 số người tiếp tục làm việc, và những người còn lại học tập hoặc dọn dẹp, nhưng vẫn được trả tiền lương.

Các nhân viên rất biết ơn Kazuo Inamori, vì điều này mà họ đã cố gắng hết sức để giúp công ty vượt qua khó khăn. Kết quả này cũng tương ứng với điều mà Kazuo Inamori đã nói: “Mọi thành công đều do lòng vị tha”.

Khi bạn đặt nhu cầu và lợi ích của người khác lên hàng đầu, thì phước lành và may mắn của bạn cũng sẽ đến từ đó.

Người có lòng vị tha luôn có nhiều may mắn. (Pexels)

Einstein từng nói: "Ý nghĩa của cuộc sống là đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, lo lắng cho người khác, vui vẻ cho người khác".

Những người có lòng vị tha, trong mắt có người khác và trong trái tim có tình yêu lớn. Khi đứng trước sự lựa chọn được và mất, họ thường sẵn sàng cho đi và cống hiến hơn. Người như vậy sớm muộn gì cũng sẽ nhận được món quà của số phận.

3. Lòng vị tha là lợi ích tốt nhất cho bản thân

Lão tử nói: “Hậu kỳ thân nhi tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn”. Nghĩa là: "Bậc Thánh nhân luôn đặt mình sau người khác, nhờ thế mà ở vị trí trước người khác, không nghĩ đến bản thân, nhờ thế mà trường tồn".

Nếu bạn đặt lợi ích của người khác lên trước bản thân, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của người khác; nếu bạn đặt lợi ích của mình sang một bên, bạn sẽ có thể tự bảo vệ mình tốt hơn.

Inamori Kazuo từng kể một câu chuyện như vậy trong cuốn sách "Tâm" của mình.

Cách đây hơn 30 năm, có một công ty ở Nhật bán máy bộ đàm cho ô tô. Dựa vào sự bùng nổ của truyền thông không dây, công ty này đã trở thành công ty dẫn đầu ngành chỉ trong vài năm.

Sau khi cơn sốt lắng xuống, công ty với hàng ngàn lao động ngay lập tức rơi vào khó khăn. Trong tuyệt vọng, giám đốc nhà máy của họ đã tìm đến Inamori Kazuo để được giúp đỡ.

Inamori Kazuo ngay lập tức ra tay giúp đỡ, cho phép Kyocera sáp nhập với công ty. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, một vấn đề khác mà Inamori Kazuo không ngờ tới đã xuất hiện.

Một số nhân viên ban đầu của công ty, do không hài lòng với sự lãnh đạo của Inamori Kazuo, nên đã làm mất uy tín của Kyocera và Inamori Kazuo ở khắp mọi nơi, gây ra những tổn thất khôn lường cho Kyocera.

Tuy nhiên, Inamori Kazuo không đưa ra một tuyên bố bào chữa nào, mà dành tâm huyết của mình cho việc tái thiết doanh nghiệp đã sáp nhập.

Hơn một thập kỷ sau, Kyocera sáp nhập với một công ty máy photocopy khác đang trên bờ vực phá sản. Người phụ trách công việc xây dựng lại lần này là giám đốc nhà máy, người đã từng tìm đến Inamori Kazuo để được giúp đỡ.

Để cảm ơn lòng tốt của Inamori Kazuo khi đó, giám đốc nhà máy đã làm tất cả những gì có thể. Ông đã nhanh chóng hoàn thành việc tái thiết công ty máy photocopy, thậm chí còn có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Kyocera trong tương lai.

Giúp người cũng chính là giúp mình. (Pexels)

Nhớ lại những trải nghiệm này, Inamori Kazuo xúc động nói: Mặc dù tôi đã cứu được một doanh nghiệp nhưng tôi phải chịu thiệt hại rất nhiều vì một số nhân viên quá khích. Nhưng không vì điều này mà tôi nản lòng, mà vì lợi ích của người lao động, tôi hết lòng làm việc thiện, chăm chỉ làm việc, cuối cùng thì kết quả tốt đẹp cũng đến với tôi một cách tự nhiên.

"Mặc Tử" có câu: người mang lại lợi ích cho người khác, mọi người đều được hưởng lợi từ nó.

Tất cả những phần thưởng tốt đẹp mà bạn nhận được đều đến từ giá trị mà bạn tạo ra cho người khác. Chiếc ô bạn cầm cho người khác sẽ trở thành mái nhà che mưa cho bạn trong tương lai. Con đường phía sau, bạn để lại cho người khác, cuối cùng sẽ trở thành con đường rộng mở của bạn.

Không ai là một hòn đảo riêng trên thế giới này, lòng vị tha cuối cùng là lợi ích tốt nhất cho bản thân.

4. Đằng sau nhân cách lớn là tấm lòng vị tha

Trong cuốn sách "Logic đáy", Lưu Nhuận đã phân tích ba tâm lý của những người không bình thường:

Đầu tiên là tâm lý của gà, đó là "Bạn phải thua".

Những người có tâm lý này có tầm nhìn hạn hẹp và thậm chí có thể làm tổn thương người khác và chính họ để đạt được mục đích của mình.

Thứ hai là tâm lý của chim sẻ, đó là "Tôi phải thắng".

Mặc dù một người có tâm lý này sẽ không cố ý làm tổn thương người khác, nhưng họ thiển cận và thích làm việc một mình, cuối cùng sẽ không tiến xa.

Thứ ba là tâm lý của đại bàng, đó là “Chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng”.

Những người có kiểu tư duy này mới là có tầm nhìn xa và tấm lòng vĩ đại.

Họ hiểu rằng: Tất cả thành công trên thế giới này không bao giờ nằm ​​ở việc chiến đấu công khai hay bí mật, mà nằm ở việc hỗ trợ lẫn nhau.

Trước năm 27 tuổi, Inamori Kazuo luôn gặp xui xẻo. Tuy nhiên, sau khi ông nhận ra "bản chất của vũ trụ là lòng vị tha", thần vận mệnh bắt đầu chủ động ưu ái ông.

Sau khi Inamori Kazuo thành lập Kyocera, ông không chỉ thay đổi cách vận hành kinh doanh truyền thống thành cách vận hành kiểu gia đình mà còn cho phép mọi nhân viên nắm giữ cổ phần, chia sẻ lợi ích một cách thực sự.

Đối với những công ty đang trên bờ vực phá sản, Inamori Kazuo cũng sẽ cố gắng hết sức để giúp họ chuyển lỗ thành lãi thông qua cổ phần hóa, mua bán sáp nhập, v.v.

Sau đó, hãng Hàng không Nhật Bản (JAL) đang trên bờ vực phá sản.

Inamori Kazuo, 78 tuổi, cho rằng việc JAL phá sản sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia và hơn 30.000 nhân viên sẽ buộc phải mất việc làm, ông kiên quyết gánh vác trọng trách này.

Trong thời gian làm việc tại JAL, Inamori Kazuo quan tâm đến lợi ích của nhân viên trước tiên. Ông thường xuyên ăn ở cùng nhân viên, liên tục tăng lương cho họ và dành cho họ những đãi ngộ tốt nhất.

Khi sự nhiệt tình của nhân viên JAL lên cao, Inamori Kazuo nói với họ rằng hãy quan tâm đến cảm xúc của mọi khách hàng và cố gắng bằng mọi cách để khách hàng cảm thấy thoải mái.

Hợp tác mới cùng phát triển bền vững. (Pexels)

Lấy cảm hứng từ khái niệm này, JAL đã đạt được thành tích số một thế giới chỉ trong một năm. Và chính bằng biện pháp “vị tha” này cũng khiến Inamori Kazuo trở thành “Thần kinh doanh” không thể lay chuyển.

Có câu nói rất hay: “Thành công ngẫu nhiên phụ thuộc vào may mắn, thành công tất yếu phụ thuộc vào tiêu chuẩn”.

Nếu một người làm bất cứ điều gì cũng vì lợi ích của mình, ngay cả khi anh ta thành công trong một thời gian, cuối cùng anh ta sẽ thất bại.

Những người có tầm nhìn lớn thực sự, niềm tin cuộc sống của họ sẽ luôn là: "Tôi muốn giành chiến thắng, nhưng tôi muốn những người xung quanh tôi cùng nhau giành chiến thắng". Chính lối suy nghĩ vị tha này đã cho phép cuộc sống của họ có sự phát triển lâu dài hơn.

Inamori Kazuo đã từng đề xuất triết lý vị tha "một nồi nước": Trong suốt cuộc đời, sẽ luôn có lúc “thiếu nước”. Khi người khác cần, bạn chìa “nồi nước” để họ giải quyết nhu cầu cấp thiết. Khi bạn khát, nhất định họ sẽ cố gắng hết sức để mang đến cho bạn dòng suối ngọt ngào.

Mẫu mực vị tha, khi đó mới có kết quả có lợi cho chính mình. Thế giới là một bức tường âm thanh khổng lồ, lòng tốt bạn cho đi trước tiên sẽ trở lại với chính bạn vào một ngày nào đó.

Theo Triệu Lệ - Aboluowang - Nguồn: Mỗi tối một cuốn sách
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

"Thần kinh doanh Nhật Bản': Lợi tha tối thượng mới là lợi kỷ tốt nhất