Luyện cách giao tiếp nói chuyện có tâm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thời điểm giao mùa cuối thu đầu đông, ban ngày nắng ấm, buổi sáng và buổi tối thì se lạnh, tôi nhắc mẹ mặc thêm áo để tránh gió lạnh. Nói xong, chợt nhớ ra bạn mình bắt chước giọng điệu của bố cô: "Mẹ không có cảm giác gì đó sao? Thời tiết lạnh mà không biết mặc thêm quần áo chút?"

Một cách diễn đạt điển hình của “miệng nói sắc như dao, tâm mềm như đậu phụ”, câu này thường được những người nhanh mồm nhanh miệng, không câu nệ tiểu tiết dùng để bào chữa cho hành vi hấp tấp và thô lỗ của mình.

Thực tế, những người thật sự có “tâm đậu phụ” là người hiền lành, đôn hậu, quan tâm chu đáo, họ không dùng miệng nói năng chua ngoa, để coi thường hoặc chế giễu người khác. Họ tiến và lùi trong chừng mực nhất định, thận trọng trong lời nói và việc làm, khiến người ta thư thái, thoải mái, tựa như gió xuân.

Có người lại thích nói ngược lại với lẽ thông thường, và tự cho mình là người tinh lanh, dí dỏm. Trên thực tế, cách tiếp cận này khó nắm bắt và mang một số rủi ro nhất định và cần tránh càng nhiều càng tốt. Trừ khi hai bên đã quá quen biết, hợp ý nhau, có thể hiểu "trong câu nói có thâm ý", nếu không rất dễ xảy ra hiểu lầm, tổn thương người vô tội.

Cũng có người thường xuyên nói những lời tức giận, tất nhiên, chính mình cũng không ngoại lệ. Khi tức giận, mất kiểm soát cảm xúc, họ nói với nhau, nói năng bừa bãi, hoàn toàn phải trấn áp và hạ gục đối phương. Như mọi người đã biết, những lời nói đanh thép và cứng rắn này không chỉ làm tổn thương người khác mà còn chính bản thân họ, và vô tình mang lại sự hối hận sâu sắc.

Cũng có những người quen than phiền, khi một người đầy phàn nàn và nói nhảm, có nghĩa là người đó không muốn thay đổi chút nào, bị lối suy nghĩ tiêu cực kìm hãm và không thể vượt qua được. Trên thực tế, miễn là các hành động được thực hiện, hầu hết mọi vấn đề hóc búa đều có thể được giải quyết, hoặc có thể thu được một số cải tiến.

Vậy, làm thế nào để nói tốt ? Trên cơ sở chân thành và thiện chí, nên nói những lời tích cực, mang tính xây dựng, khen ngợi và cảm ơn. Những lời nói tích cực mang đến cho con người niềm hy vọng; những lời nói mang tính xây dựng kích thích suy nghĩ; những lời khen ngợi và cảm ơn giúp nâng cao sự tự tin và mãn nguyện. Đây là sức mạnh của ngôn ngữ.

Hơn nữa, lựa chọn những gì không nên nói đòi hỏi sự khôn ngoan hơn những gì nên nói. “Nói nhiều không bằng nói ít, mà nói ít lại không bằng nói tốt”, ai cũng nói được, nhưng để nói hay và nói vừa phải thì không dễ. Lời ít mà ý nhiều, cô đọng và súc tích, thì chính là một “cao thủ”, muốn được vậy cần phải rèn luyện.

“Ý ở trong lời, lời nói mang tâm tình”, có thể thấy được tính cách và khả năng tự kiềm chế của một người trong lời nói; do đó, luyện nói tốt là điều rất quan trọng. Khi tâm thanh tịnh thì lời nói cũng thanh tịnh.

Tố Như
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Luyện cách giao tiếp nói chuyện có tâm