Một ngày trong đời: Tại Học viện Medici

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời kỳ Phục hưng nước Ý là thời kỳ tiêu biểu của sự trao đổi các ý tưởng tự do, cùng với việc theo đuổi sự hoàn mỹ [trong các tác phẩm nghệ thuật]. Việc khám phá ra các văn bản và tác phẩm nghệ thuật cổ điển Hy Lạp, đã giúp thúc đẩy một cuộc thảo luận lớn hơn về mục đích và tiềm năng của nhân loại.

Học viện Medici là một Thiên đường của nghệ thuật và trí tuệ ở Ý thời kỳ Phục hưng, còn được gọi là “Học viện Platon”, hoặc “Học viện Florentine”. Học viện Medici được Cosimo de Medici thành lập vào giữa thế kỷ 15. Các thành viên của học viện thường tụ họp trong khu vườn điêu khắc thuộc sở hữu của gia đình Medici tại Piazza San Marco ở Florence.

Một số nhân vật quan trọng bậc nhất của thế kỷ 15, 16 và 17 đều có liên quan đến học viện và gia đình Medici. Học viện là nơi Marsilio Ficino, người đầu tiên dịch các văn bản của Plato sang tiếng Latinh, dẫn dắt các cuộc thảo luận về triết học Platon và Cơ đốc giáo. Và cũng là nơi nhà điêu khắc nổi tiếng Bertoldo di Giovanni giảng dạy những bài học về nghệ thuật cổ điển. Những nhân vật đáng chú ý khác trong học viện bao gồm các giáo hoàng Leo X, Clement VII, Pius IV và Leo XI, các nghệ sĩ nổi tiếng như Michelangelo và Brunelleschi, cũng như các nhà tư tưởng vĩ đại như Galileo.

Sẽ như thế nào khi được trở thành một phần của học viện này? Sẽ như thế nào khi được chứng kiến các nghệ sĩ và nhà tư tưởng vĩ đại nhất chia sẻ trong cùng một không gian và thảo luận về những ý tưởng cho tương lai? Với tác phẩm này, chúng ta hãy hòa vào tưởng tượng mình đang trải qua một ngày ở Học viện Medici nhé.

Một ngày tại Học viện Medici

Đó là cuối thế kỷ 15. Chúng ta đã ở Học viện Medici khá lâu. Những gì chúng ta đã chứng kiến ​​sẽ không thể bị phủ nhận bởi các nhận định của lịch sử. Chúng ta hy vọng các thế hệ tương lai sẽ ghi nhận sự khôn ngoan trong việc xây dựng học viện này và cải thiện nó.

Khi ngồi giữa một số tác phẩm nghệ thuật của học sinh trong khu vườn điêu khắc, chúng ta thấy chàng trai trẻ Michelangelo — người dường như đã được Chúa trao cho sứ mệnh đặc biệt — đang nghiên cứu và tạo ra những tác phẩm với vẻ đẹp vô song. Ở đây trong khu vườn, anh chăm chú tạc tượng hình đầu của một vị Faun (Faun là một sinh vật thần thoại nửa người nửa dê xuất hiện trong thần thoại La Mã, đó là một vị thần rừng dưới hình dạng người lai dê thường xuất hiện trong thần thoại của Hy Lạp và La Mã.) và chỉ nó cho ngài Lorenzo the Magnificent.

Bên cạnh đó, các nghệ sĩ trẻ khác đã vẽ phác thảo các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy gần đây của người Hy Lạp cổ đại. Nhà điêu khắc Bertoldo di Giovanni hy vọng rằng, chúng ta có thể tái tạo sự vĩ đại của nghệ thuật cổ đại, trước tiên là bằng cách sao chép chúng. Có thể khi bắt chước cách các bút tác của họ, chúng ta sẽ tiếp thu những phẩm chất đã tạo nên sự thần thánh của các tác phẩm nghệ thuật này. Thời bấy giờ, các nghệ sĩ vốn đã nổi tiếng khác ở Ý và tại các nước châu Âu, thường đến thăm hỏi và trò chuyện với các nghệ sĩ trẻ tại học viện.

Epoch Times Photo
Ở bên trái, Giuliano da Sangallo (một nhà điêu khắc người Ý) được mô tả bằng bản vẽ cho thiết kế Biệt thự Medici của Poggio a Caiano (một trong những biệt thự Medici nổi tiếng nhất, nằm ở Prato, Ý). Ở bên phải, Michelangelo trình bày bức tượng bán thân của một Faun. Chi tiết từ “Michelangelo Hiển thị Lorenzo il Magnfico người đứng đầu một Faun,” của Ottavio Vannini. Palazzo Pitti, Florence, Ý. (Phạm vi công cộng)

Học viện được tổ chức lỏng lẻo. Vì chúng ta có liên kết với gia đình Medici, chúng ta có thể trình bày và thảo luận về các lý tưởng của Plato, Plotinus và Cơ đốc giáo một cách tự do. Vì tại gia đình Medici đã sản sinh ra một số các giáo hoàng, nên các vấn đề chính trị và kinh doanh nhà thờ hiếm khi được thảo luận tại đây. Thay vào đó, chúng ta tập trung vào các khái niệm như sự thật, tình yêu thương và tình bằng hữu. Các cuộc thảo luận có thể trở nên căng thẳng nhưng vẫn luôn đầy sự tôn trọng. Chúng ta ít quan tâm đến việc “đúng” và quan tâm nhiều hơn đến việc đặt câu hỏi để theo đuổi sự thật lớn hơn những điều chúng ta cho là đã biết.

Hôm nay đặc biệt quan trọng vì chúng ta tổ chức tiệc mừng sinh nhật của Plato. Tại bữa tiệc, ngài Marsilio Ficino đang thuyết giảng về khái niệm về tình yêu thương và tình bằng hữu của Plato. Ông nói về kiểu yêu thương mà ông hiểu được từ các tác phẩm của Plato, là một tình cảm không có chỗ cảm xúc vị kỷ, mà là sự sẻ chia trong việc thành kính Thiên Chúa; là loại tình cảm thiêng liêng có thể sẻ chia với một người bằng hữu.

Ngài Ficino nhắc lại quan điểm của mình với các nghệ sĩ là: Loại hình nghệ thuật mà họ đang tạo ra là loại hình nghệ thuật hướng về Thiên đường và được sẻ chia với sự thành kính thần thánh. Bằng cách này, học viện Medici khuyến khích và đề cao các sáng tạo nghệ thuật dựa trên sự hiểu biết của về tình yêu thương không vị kỷ và tình bằng hữu của Platon.

Tất cả chúng ta đều chăm chú lắng nghe và được truyền cảm hứng để viết, sáng tạo, sản xuất và hy vọng theo những lý tưởng về tình yêu thương, tình bằng hữu và về Thiên Chúa. Nhờ đó, các phương thức mới của chữ viết, hội họa và điêu khắc vượt xa những kỹ thuật đơn thuần.

Mỗi ngày, chúng ta thức dậy và vội vã đi làm hoặc đến trường học. Chúng ta trở thành một phần của thói quen dường như đã gói gọn chúng ta lại. Trong loạt bài này, chúng ta hãy dành một chút thời gian từ thế giới bận rộn, nhộn nhịp để bước ra ngoài cuộc sống thường nhật và tưởng tượng cuộc sống có thể đa như thế nào qua các nền văn hóa và thời đại khác.

Thanh Thủy
Theo Eric Bess - Epochtimes

Eric Bess là một nghệ sĩ đại diện hành nghề và là ứng viên tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (IDSVA).



BÀI CHỌN LỌC

Một ngày trong đời: Tại Học viện Medici