Ngôi làng đẹp như tranh vẽ 5.000 năm tuổi, người dân vẫn sống không cần điện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không có chỗ cho các ổ cắm sạc điện thoại iPhone trên tường đá, không có lò vi sóng hay công tắc đèn trong các thôn làng ở thung lũng Bavona.

Trong nhiều thế kỷ qua, cư dân nói tiếng Ý ở phía nam dãy Alps của Thụy Sĩ đã chọn một lối sống rất khắc nghiệt. Các ngôi nhà đá ở đây giống như những ngôi nhà của người hobbit trong truyện của tác giả Tolkien hoặc nó được mô tả như một thị trấn cổ tích, những ngôi nhà giống như hang động nằm bên dưới hoặc giữa những tảng đá khổng lồ. Rải rác khắp nơi trong thung lũng là tàn tích của những trận lở đá lớn dường như làm rung chuyển trái đất.

Mặc dù điều kiện sống rất khắc nghiệt, nhưng với phong cảnh tuyệt đẹp như tranh vẽ của nơi này, chúng ta không khỏi ngạc nhiên vẫn có nhiều người muốn định cư ở đây.

“Ngày nay, chúng tôi có thể cho nổ tung những tảng đá cản đường,” ông Flavio Zappa nói với Houses of Switzerland. “Nhưng điều đó trước đây là không thể. Vì thế người ta đã xây nhà bên dưới, phía trên các tảng đá, và bất cứ nơi nào họ có thể.”

Ông Zappa là một nhà sử học và nhà Trung cổ học, với cặp kính tròn nhỏ và nhiều nếp nhăn trên gương mặt, ông đã tiến hành các cuộc khai quật rộng lớn và lập bản đồ cho hầu hết những ngôi nhà bằng đá đặc biệt này — được người dân địa phương gọi là splüi trên khắp thung lũng.”

Một ngôi làng ở Thung lũng Bavona, Thụy Sĩ. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)
Những con đường uốn lượn vào thị trấn trong thung lũng. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)

Một ngôi nhà được xây dựng dưới một tảng đá nguyên khối. (DjemoGraphic/Shutterstock)

Ẩn mình trong thung lũng trũng xinh đẹp này là những vách đá dựng đứng ở hai bên và những tàn tích được bao phủ bởi rêu và bị rừng rậm xâm chiếm, chưa đến 2% diện tích đất này là có thể trồng trọt được. Những nông dân tháo vát đã làm nông nghiệp theo cách mới, họ tận dụng những mét đất ít ỏi để trồng trọt; những khu ruộng bậc thang được đào dựa vào hai bên vách đá, một số bậc thang ở trên cao để trồng cây lương thực; những tảng đá phủ đất được gọi là balòi, và những loại cây nhỏ có thể trồng ở đây.

Ông Zappa nói: “Nó đầy đá, dốc và không thể làm gì. Nhưng nếu tất cả những vùng đất tốt khác đã bị lấy đi, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm nơi khác.”

Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt, hiểm trở, cư dân thung lũng Bavona vẫn lựa chọn sống ở đây chủ yếu vào mùa hè—vì cuộc sống không có lưới điện đã gắn kết họ với cội nguồn của mình. Ông Zappa cho biết cuộc sống không điện không bị coi là bất lợi. Họ quen với việc sử dụng gỗ để sưởi ấm và thắp nến khi trời tối. Những ngày không có nắng họ sẽ dự trữ thêm nến, và khi thời tiết mát mẻ hơn sẽ làm giảm nhu cầu trữ lạnh.

Quang cảnh các ngôi nhà ở Thung lũng Bavona. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)
Một ngôi nhà được xây dựng bên cạnh một tảng đá lớn ở Thung lũng Bavona. (dosmass/Shutterstock)

Dân cư sống ở các thôn Foroglio và Sonlerto từng ở lại quanh năm trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng hầu hết họ đều trải qua mùa đông ở các thị trấn như Cavergno và Bignasco vì có nhiều sự thoải mái và tiện nghi hơn. Vào mùa hè, họ lại lùa đàn gia súc lên trên những đồng cỏ cao hơn, mát mẻ hơn của thung lũng Bavona, họ áp dụng phương pháp du mục để di chuyển đàn gia súc lên núi hoặc xuống thung lũng theo mùa.

Cả con người và động vật đều phải thuận theo không gian nhỏ quý giá này để sống. Trong khi đàn gia súc tìm nơi trú ẩn dưới những tảng đá khổng lồ trong chuồng ngựa, thì người dân cũng dựng thêm những ngôi nhà bằng đá cao tầng để tăng thêm tiện ích. Gồm những ngôi nhà, nhà thờ thời trung cổ, tiệm rèn, v.v. Những con đường nhỏ hẹp với rất nhiều đá cuội dùng để di chuyển giữa những ngôi nhà bằng đá trong làng.

Có rất nhiều bằng chứng về các khu dân cư ở thung lũng Bavona được cho là có từ 5.000 năm trước. Một nghĩa địa La Mã ở phía nam cho thấy đế chế châu Âu cổ đại đã ghé thăm nơi này vào đầu thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

Một nhà thờ đá nhìn ra thung lũng. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)

Một cây cầu đá. (Mario Krpan/Shutterstock)

Nguồn thu nhập chính ở đây là những đàn dê, người dân sản xuất pho mát cứng và có phương thức canh tác khá đơn giản. “Đồng cỏ treo” là ruộng bậc thang nổi tiếng hiện nay của vùng đã giúp người dân giành lại đất để trồng lúa mạch đen, kê, khoai tây, hành và cây gai dầu.

Cuối cùng vào thời kỳ Kỷ băng hà nhỏ, khoảng năm 1500 sau Công nguyên, người dân bắt đầu có một cuộc sống đầy thử thách vì mùa đông thì dài hơn và mùa hè ẩm ướt hơn. Mưa lớn khiến hàng trăm thác nước tràn ra sông, lấy đi đất nông nghiệp vốn đã khan hiếm ở đây. Dân cư thung lũng Bavona đã mất hết hy vọng ở lại, và một cuộc di cư ồ ạt xuống núi ngay sau đó.

Ngoài ra còn có lở đất. Ông Rachel Gadea Martini, điều phối viên của Quỹ thung lũng Bavona, nói với Swiss Info rằng: “Những thứ này đã thả một lượng đá đáng kinh ngạc xuống đáy thung lũng. Người dân địa phương không còn cảm thấy an toàn ở đó nữa và bắt đầu rời khỏi thung lũng.”

Một ngôi nhà ẩn mình dưới một tảng đá khổng lồ. (Martin Lehmann/Shutterstock)
Những mái nhà bằng đá ở Thung lũng Bavona. (Stefano Ember/Shutterstock)

Cho đến năm 1955 vẫn không có con đường nào đến được đây, do người dân di cư đến nơi khác khiến các khu định cư bị mất dần theo thời gian. Người dân địa phương sẽ chỉ trở lại vào mùa hè để sống theo lối sống mộc mạc mà họ thích.

Ngay cả vào cuối những năm 1950, khi nguồn điện về đến thung lũng Bavona, đại đa số người dân sống ở các thị trấn vẫn vui vẻ không sử dụng lưới điện. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức nhưng chẳng thu được kết quả gì; người dân của 12 thôn đã tụ tập để bỏ phiếu và có 11 thôn chọn không kết nối điện, họ thích sống đơn giản hơn.

Quang cảnh tuyệt đẹp của dòng sông với những công trình kiến ​​trúc bằng đá ở Thung lũng Bavona. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)
Những mái nhà bằng đá ở Thung lũng Bavona. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)
Một ngôi nhà bằng đá. (Mario Krpan/Shutterstock)
Quang cảnh thung lũng với thác nước. (Được phép của Nhiếp ảnh Sylvia Michel)

Hiện tại, bạn có thể đi bộ tham quan thung lũng Bavona trong một ngày từ các thành phố Lugano và Locarno gần đó hoặc lưu trú trong những ngôi nhà đá đẹp như tranh vẽ ở Bignasco; và thưởng thức món Gnocchi phô mai với sốt bơ lá xô thơm là đặc sản của địa phương. Bạn cũng có thể quan sát toàn cảnh của thung lũng thơ mộng này bằng cáp treo của San Carlo.

Theo hầu hết cư dân ở thung lũng Bavona cho rằng họ vẫn ổn khi thắp sáng bằng nến và không cần dùng điện. Họ chỉ lắp vài tấm pin mặt trời trên mái nhà, cung cấp vài watt dùng đủ cho tủ đông, họ thích sử dụng ít năng lượng hơn. Bộ sạc điện thoại và lò vi sóng bị loại bỏ.

Theo Michael Wing- The Epoch Times
Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ngôi làng đẹp như tranh vẽ 5.000 năm tuổi, người dân vẫn sống không cần điện