Thư tịch cổ của người Babylon và người Sumer cổ đại: Thuyền Noah có thật không? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Kinh Thánh có mô tả về con thuyền Noah lưu lại nhân loại và các loài vật sau đại hồng thủy. Trong những thư tịch cổ đại của người Babylon và người Sumer cũng có những ghi chép tương tự. Nếu thuyền Noah là có thật, thì hình dạng và cấu tạo của nó như thế nào để vượt qua đại hồng thủy?

Không quân Mỹ phát hiện ra thuyền Noah?

Vào năm 1949, khi bay qua ngọn núi Ararat của Thổ Nhĩ Kỳ, đội trinh sát của không quân Hoa Kỳ đã phát hiện ra trên đỉnh núi cao hơn 4000 mét so với mực nước biển này có một vết đen dài kỳ lạ, sau khi chụp lại vết đen này và tiến hành phóng to bức ảnh, từ bức ảnh có thể nhìn thấy đây là một vật thể dài, có hình dạng giống như một chiếc thuyền lớn, sau khi bức ảnh và tin tức được công bố đã khiến cho cả thế giới phải chấn động, bởi vì vật thể này rất giống với con thuyền Noah được ghi chép trong Kinh Thánh.

Trong Kinh Thánh có ghi chép lại câu chuyện về con thuyền Noah rằng, Đức Chúa Trời thấy rằng đạo đức con người vào lúc đó đã trở nên bại hoại, cường bạo và tàn ác nên đã quyết định tiêu diệt loài người bằng một trận đại hồng thuỷ, nhưng lại thấy Noah là một người tốt nên đã cho ông một cơ hội, nên đã bảo Noah đi đóng một con thuyền để tránh nạn.

Theo mô tả trong Sáng Thế Ký của Kinh Thánh, dưới sự chỉ bảo của Đức Chúa Trời, Noah đã đóng một con thuyền có chiều dài 300 cubit, rộng 50 cubit và cao 30 cubit, cubit ở đây là một đơn vị đo lường độ dài thời cổ đại, 1 cubit tương đương với chiều dài tính từ khuỷu tay đến đầu ngón tay giữa của một người trưởng thành, đổi sang đơn vị đo lường của chúng ta hiện nay, thì con thuyền này có độ dài hơn 140 mét, rộng hơn 20 mét và cao 13 mét.

Đại Hồng Thủy (Kỳ 2): Con tàu của Noah
Con thuyền Noah này có độ dài hơn 140 mét, rộng hơn 20 mét và cao 13 mét. (Ảnh: Tổng hợp)

Thuyền Noah lớn cỡ nào?

Nếu so với chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân lớp Nimitz của Hoa Kỳ, thì độ dài của con thuyền này bằng khoảng 45%, độ rộng bằng khoảng 1/3 boong tàu của chiếc hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Nếu như chiếc thuyền này thực sự được xây dựng với kích thước giống như trong Kinh Thánh đã mô tả, thì lượng choán nước của nó có thể lên tới 30.000 tấn, tức là gấp hai lần lượng choán nước của tàu chiến lớp Intrepid của Anh.

Diện tích của khoang đáy của con thuyền Noah là 8.900 mét vuông, vì thiết kế của con thuyền này có 3 tầng, nên diện tích của cả con thuyền là gần 27.000 mét vuông, tổng dung tích có thể vượt quá 40.000 mét khối.

Đối với nhân loại, thì một con thuyền lớn như vậy chưa từng được xây dựng kể từ thế kỷ 20 trở về trước, bởi vì sau khi xảy ra đại hồng thuỷ, con thuyền Noah được sử dụng như một cái bè trôi nổi, vậy thì một chiếc thuyền lớn như vậy chỉ dựa vào sức chèo thì chắc chắn chèo không nổi rồi, cho dù sử dụng buồm thì cũng không thể.

Nếu không xét đến yếu tố động lực thì độ khó trong việc chế tạo ra con thuyền này đã được giảm xuống, nhưng thách thức lớn nhất đối với con thuyền này đó là sự ổn định và sự kiên cố của nó trước sóng gió nguy hiểm, nếu không, trong sóng gió nguy hiểm như vậy thì trong một thời gian ngắn cả con thuyền sẽ bị rò rỉ nước, chẳng phải sẽ nhấn chìm mọi thứ trên thuyền hay sao!

Nhưng trong Kinh Thánh có ghi chép rằng, dưới sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời nên con thuyền Noah đã được hoàn thành. Sau đó Đức Chúa Trời đã để Noah và cả gia đình của ông lên thuyền, còn có cả các loài động, thực vật cũng được lên theo. Sau khi tất cả được sắp xếp xong xuôi, trong chốc lát hồng thuỷ quả thực đã ập đến, cả thế giới bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông, và chỉ còn lại gia đình của Noah là sống sót ở trên thuyền sau trận hồng thuỷ đó.

Trải qua 150 ngày, hồng thuỷ đã rút xuống, con thuyền Noah đã dừng chân ở trên núi Ararat, đây chính là ngọn núi ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đội trinh sát không quân Hoa Kỳ đã bay qua. Sau đó gia đình Noah đã rời khỏi con thuyền này và bắt đầu mở đầu một nền văn minh mới ở trên đất liền.

Trong vài thập kỷ qua, kể từ khi đội trinh sát của không quân Hoa kỳ phát hiện ra vật thể được cho là con thuyền Noah trên đỉnh núi Ararat, đã có nhiều chuyên gia và tín đồ Cơ đốc giáo đến từ các nơi trên thế giới đã đến đây để khảo sát, kết quả thu được có thể nói là phân biệt rõ ràng, một bên ủng hộ và một bên phản đối.

Ձմռան Երեւանը.JPG
Núi Ararat nhìn từ Yerevan (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Di tích được cho là con thuyền Noah trên đỉnh núi Ararat

Lý do của bên phản đối là, họ cho rằng Ararat là một ngọn núi lửa đang ngủ, trong thời kỳ kỷ băng hà sau khi trận đại hồng thuỷ, ngọn núi này đã xảy rất nhiều đợt phun trào với quy mô lớn, và đợt phun trào gần nhất là cách hiện tại khoảng gần 200 năm về trước, tức là vào năm 1840. Nếu như con thuyền Noah thực sự đã dừng ở trên đỉnh của ngọn núi này, thì con thuyền này đã bị dung nhan của núi lửa tiêu huỷ rồi, do vậy di tích không thể tồn tại đến cho đến tận bây giờ được. Hơn nữa, tại hiện trường của di tích này cũng không hề phát hiện ra bất kỳ dấu vết nào của chất liệu gỗ để lại, vì vậy di tích có hình dạng con thuyền này là sự trùng hợp do đá và nham thạch của núi lửa tạo thành.

Còn bên ủng hộ thì cho rằng, vết tích này chính là con thuyền Noah năm xưa, bởi vì vật thể có hình dạng giống với con thuyền này có chiều dài khoảng 160 mét, rộng từ 40 - 50 mét, nó không chỉ trùng khớp về hình dạng mà còn trùng khớp cả về địa điểm dừng chân của chiếc thuyền Noah được nhắc đến trong Kinh Thánh, chính là trên ngọn núi Ararat, do vậy họ cho rằng không thể có một chuyện trùng hợp như vậy được. Hơn nữa, đã có đội khảo sát từng tìm thấy di thể do chất liệu gỗ cấu thành, chỉ có điều đội khảo sát này không thể tiết lộ vị trí cụ thể. Vì vậy những người ủng hộ đã nhận định rằng đây chính là con thuyền Noah được nhắc đến trong Kinh Thánh.

Trong vài thập kỷ qua, tranh luận liên quan tới chiếc thuyền Noah vẫn luôn là một chủ đề nóng bỏng, câu chuyện về trận đại hồng thuỷ không còn là một điều gì đó kỳ lạ nữa, bởi vì có rất nhiều dân tộc trên thế giới đều có ký ức liên quan, nhưng câu chuyện được nhắc tới trong Kinh Thánh lại chỉ có một phần duy nhất, vậy thì sự thật nằm ở đâu?

Những ghi chép về đại hồng thuỷ và thuyền Noah khác nhau của các dân tộc

Vào những năm 1970, có một diễn viên người Anh tên là Douglas Simmons đã đến thăm một học giả ngôn ngữ Assyria tại Bảo tàng Anh, tên là Irving Finkel. Simmons đã lấy ra một phiến đất sét và kể rằng, bố của ông từng phục vụ cho Không quân hoàng gia Anh, và phiến đất sét này là do bố của ông đã có được khi đóng quân tại khu vực Mesopotamia (hay còn được gọi là Lưỡng Hà) vào thời Thế chiến thứ 2.

Sau này bố của Simmons đã để lại nó cho ông, nhưng vì Simmons không hiểu được những chữ viết trên phiến đất sét này, nên muốn tặng nó cho Bảo tàng Anh. Sau khi Finkel nhìn thấy phiến đất sét này đã vô cùng ngạc nhiên, vì trên phiến đất sét này là những chữ viết hình nêm của người Sumer, ghi chép lại một câu chuyện từ thời cổ đại.

Sở dĩ, Finkel ngạc nhiên là vì trên phiến đất sét này ghi chép lại câu chuyện về chiếc thuyền Noah vào thời Babylon cổ đại: khi chúng Thần quyết định dùng trận đại hồng thuỷ để huỷ diệt loài người, thì có một vị Thần đã tiết lộ tin này cho một người tên là Atrahasis, và bảo người này hãy đóng một chiếc thuyền lớn, và chất liệu của chiếc thuyền này được làm từ gỗ và lau sậy, và còn có một lớp nhựa đường để chống thấm nước. Vị Thần này đã bảo Atrahasis rằng, trước khi đại hồng thuỷ ập đến hãy để tất cả động vật cùng lên thuyền.

Câu chuyện này dường như là một phiên bản khác về chiếc thuyền Noah được nhắc đến trong “Sáng Thế Ký”, và Atrahasis ở đấy chính là nhân vật Noah phiên bản Babylon, nhưng đây lại chưa phải là phiên bản đầu tiên của câu chuyện về con thuyền Noah.

Tính đến nay, phiên bản sớm nhất kể về câu chuyện chiếc thuyền Noah là được phát hiện ở khu di tích Nineveh - Thủ đô của Assyria cổ đại (ở Thượng Lưỡng Hà) vào thế kỷ 19, phiên bản này được tìm thấy trong chương thứ năm của “Gilgamesh” thuộc ghi chép lịch sử người Sumer cổ đại. Câu chuyện kể rằng một Quốc vương có tên là Gilgamesh luôn đi tìm một phương thức để có được một cuộc sống bất tử, sau đó gặp được một nhà hiền triết là Utnapishtim. Nhà hiền triết Utnapishtim này chính là Noah phiên bản của người Sumer.

Lúc đó, Thần cần phải huỷ diệt loài người, nhưng Utnapishtim đã nhận được sự đồng cảm của một vị Thần tên là Enki, vì vị Thần này thấy Utnapishtim rất tốt, nên đã thông báo cho ông trước tiên hãy đóng một con thuyền lớn, sau đó đưa người nhà và để các loại động vật cùng lên thuyền, và phần sau của câu chuyện này thì giống y hệt như những gì trong Kinh Thánh đã mô tả.

Như vậy, các tình tiết của câu chuyện về con thuyền Noah trong các phiên bản nêu trên đều rất giống nhau, điều khác biệt duy nhất chính là hình dạng và chất liệu của con thuyền Noah.

Đâu là hình dạng thực của con thuyền Noah?

Hình dạng của con thuyền Noah được mô tả trong Kinh Thánh, là nó có đặc điểm giống như hình hộp chữ nhật, được xây dựng bằng chất liệu gỗ, có ba tầng và dùng nhựa đường nhằm ngăn nước rò vào trong thuyền, giúp thuyền có thể nổi trên mặt nước.

Ảnh minh họa thuyền Noah

Trong phiên bản Babylon thì con thuyền Noah có hình trụ dẹt, rộng bằng 2/3 sân bóng đá, cao 6 mét, được làm bằng lau sậy. Lau sậy được xử lý chống thấm, toàn bộ con thuyền được đóng kín, chỉ có một vị trí có thể mở ra. Điều này có nghĩa là con thuyền Noah này có thể lặn trong nước.

Còn con thuyền Noah trong phiên bản “Gilgamesh” cũng có hình trụ dẹt và kích thước tương tự như trong phiên bản Babylon, nhưng chất liệu của nó lại là da và gỗ, gỗ được xử lý chống thấm, cả con thuyền cũng được đóng kín, là thiết bị có thể lặn trong nước. Vậy thì loại thuyền Noah nào càng giống với thực tế hơn?

Đầu tiên, về vị trí địa lý, cả người Sumer, người Babylon cổ đại và người Do Thái đều sinh sống ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại, trong đó người Sumer có lịch sử lâu đời nhất.

Thứ hai từ góc độ về thời gian, dựa theo bảng các vương triều của người Sumer, thì Noah phiên bản người Sumer - chính là nhà hiền triết Utnapishtim, đồng thời ông cùng từng là con của một vị vua, sống vào khoảng thời gian cách đây 20.000 về trước trước.

Người Babylon thì sống trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới năm 1000 trước công nguyên, tức là cách thời nay từ 3000 năm đến 4000 năm về trước. Còn người Do Thái thì sinh sống ở khoảng thời gian rất gần với thời đại của chúng ta, họ định cư tại Lưỡng Hà vào khoảng thời gian năm 1300 trước công nguyên, tức là từ 3300 năm trước cho đến hiện tại.

Vì vậy, từ các thời gian này cho thấy, có thể câu chuyện về chiếc thuyền Noah trong Kinh Thánh và ở thời kỳ Babylon đã được kế thừa từ câu chuyện về chiếc thuyền Noah được ghi chép trong “Gilgamesh”, về văn hoá thì người Babylon và người Do Thái có thể cũng chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa Sumer cổ đại.

Còn kết cấu về câu chuyện khác nhau về con thuyền Noah của các dân tộc không giống nhau, chính là vì họ dùng những tri thức và kỹ thuật thời kỳ của họ để giải thích về câu chuyện cổ xưa. Thời gian sinh sống của người Do Thái gần ngày nay nhất, có thể con thuyền Noah của người Sumer và người Babylon không phải là hình hộp mà là hình trụ tròn, nhưng đối với người Do Thái thì cách tạo hình có vẻ đã quá kỳ quái rồi, khiến cho người ta không có cách nào để hiểu về nó. Vì thế, các tác giả thần thoại người Do Thái đã biến nó thành chiếc thuyền có hình dạng khiến con người thời đó có thể dễ hiểu hơn.

Làm thế nào thuyền Noah có thể vượt qua đại hồng thuỷ?

Đại hồng thuỷ được mô tả trong Kinh Thánh là nó có thể nhấn chìm tất cả ngọn núi cao trên thế giới, nếu như mặt nước biển có thể dâng cao lên vài trăm mét, như vậy thì không thể nhấn chìm mọi thứ được, ít nhất cũng phải dâng lên 2-3 nghìn mét thì mới có thể. Hơn nữa chỉ trong thời gian vài ngày hồng thuỷ đã đổ ập xuống, nên mặt nước không thể dâng lên từ từ được, chắc chắn là nước đã dâng lên một cách đột ngột giống như sóng thần Ấn Độ Dương vào năm 2004, như vậy thì mới có khả năng. Nếu như quá trình nước dâng lên rất chậm, thì con người nhất định sẽ di dời đến vị trí cao và hồng thuỷ cũng không thể đạt đến trạng thái huỷ diệt được.

Chúa Giêsu, Đấng Christ, Chúa Trời
Nếu như quá trình nước dâng lên rất chậm, thì con người nhất định sẽ di dời đến vị trí cao và hồng thuỷ cũng không thể đạt đến trạng thái huỷ diệt được. (Ảnh: Pixabay)

Như chúng ta đã biết, hàng không mẫu hạm là loại tàu có đủ khả năng chống cự lại sóng bão nhất, nhưng khi bão cấp 12 điên cuồng trên mặt biển, thì một người khổng lồ như hàng không mẫu hạm cũng không dám rời cảng, vì bão cấp 12 có thể cuộn sóng lớn lên đến 15 mét, gây ra một áp lực rất lớn lên thân tàu, rất có thể nó sẽ phá vỡ khung sườn của con tàu một cách dễ dàng chỉ trong vòng vài giây.

Khi sóng thần đạt độ cao hàng trăm mét, không cần đợi đến khi nó đập xuống, hàng không mẫu hạm cũng đã bị nó lật nhào rồi. Hiện nay, khi thiết kế tàu thuyền, thì khả năng chịu đựng sóng gió của tàu thuyền luôn được mô phỏng chính xác bằng máy tính.

Cảnh phim sóng thần ập đến trong phim thảm hoạ “2012”, chiếc hàng không mẫu hạm đã bị sóng dữ lật nhào, điều đó có nghĩa là điều này sẽ xảy ra nếu nó được tái diện ở hiện thực.

Chúng ta cùng quay lại với chiếc hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Hoa Kỳ, khi đối diện với sóng dữ có độ cao vài chục mét, thì đối với Nimitz đã là một khó khăn rồi, huống chi là một con thuyền nhỏ hơn Nimitz như Noah, con thuyền Noah đã phải chống cự với sóng lớn cao hàng trăm mét, vậy thì làm sao để giải quyết một vấn đề khó khăn này đây?

Khả năng lớn nhất chỉ có thể là lặn dưới nước. Những con sóng hung dữ chỉ có thể khởi tác dụng trong phạm vi độ sâu là 100 mét mà thôi, nếu như một chiếc tàu ngầm có thể lặn xuống độ sâu từ 150 mét hoặc sâu hơn, thì cho dù sóng bão có lớn đến đâu thì nó cũng không gặp phải bất kể nguy hiểm gì.

Vì vậy khả năng lớn nhất về con thuyền Noah đó là nó có hình dạng trụ tròn và có thể lặn dưới nước như một con tàu lặn.

Dựa vào cấp độ của trận hồng thuỷ được ghi chép trong Kinh Thánh thì nó có thể sản sinh ra những con sóng có độ cao hàng trăm mét một cách rất nhẹ nhàng, đối với những con sóng đó thì cho dù một tàu chiến trên mặt nước có lớn đến đâu đi chăng nữa cũng là thứ nhỏ bé mà thôi, vậy thì thứ duy nhất có thể cứu mạng được vào lúc này chỉ có thể là một chiếc tàu khổng lồ đồng thời có thể lặn sâu dưới nước trong vài tháng liền.

Thuyền Noah được chế tạo bằng vật liệu gì?

Những miêu tả của người Sumer và người Babylon về con tàu cứu sinh Noah có lẽ sẽ gần với công năng mà con tàu này có thể phát huy, vậy thì có một câu hỏi được đặt ra ở đây là, con tàu này được xây dựng bằng chất liệu gì?

Người Sumer nói rằng nó được xây dựng bằng da và gỗ, người Babylon thì nói rằng con tàu này được tạo ra bằng lau sậy, còn người Israel thì nói rằng nó được đóng bằng gỗ gopher.

Cho dù là tàu lặn được xây dựng bằng gỗ, hay lau sậy hay là bằng da thì cũng không thể chịu được sóng gió điên cuồng trong biển nước, việc lặn xuống độ sâu 100 mét thì lại càng không thể, vì nó sẽ sớm bị áp suất của nước ép cho chia năm sẻ bảy.

Rất có thể con tàu Noah đã được xây dựng bằng loại chất liệu có kỹ thuật cao mà chúng ta chưa biết đến, và có thể chống cự lại được sóng lớn như vậy, còn có thể lặn sâu xuống độ sâu 100 mét, tĩnh lặng chờ đến ngày hồng thuỷ rút xuống.

Vì vậy, con tàu Noah lưu lại chủng các loài trong thời kỳ văn minh lần này của chúng ta, rất có khả năng là một con tàu lặn có kỹ thuật cao, cũng là một con tàu cứu sinh, nên phải chăng nó nên có cái tên là tàu ngầm Noah.

Bất luận là “Gilgamesh”, hay truyền thuyết thời Babylon cổ đại, hay là câu chuyện được nhắc đến trong Kinh Thánh, đều là do con người ở những nơi khác nhau, vào những thời gian khác nhau, dùng những hình thức lý giải của mình để tưởng tượng về truyền thuyết thời cổ xưa, thời gian cách càng xa thì càng lệch khỏi hình dáng vốn có của nó.

Phương Lam
Theo DVC



BÀI CHỌN LỌC

Thư tịch cổ của người Babylon và người Sumer cổ đại: Thuyền Noah có thật không?