6 thực tế về sự hưng thịnh của xã hội loài người trong một thập kỷ qua - tiền đề cho sự phát triển vượt bậc trong năm 2020

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tin tức xấu về tình hình kinh tế, xã hội, môi trường… xuất hiện hàng ngày với tần suất dày đặc trên các phương tiện truyền thông, đã trở thành nỗi ám ảnh cho chúng ta về một xã hội “bất ổn” trong tương lai. Tuy nhiên, 6 dữ liệu thực tế dưới đây là bằng chứng vững chắc cho một năm mới 2020 đầy hứa hẹn và lạc quan...

Cán bộ cấp cao của Viện Cato, ông Johan Norberg đã nhận định trên trang xã luận của Tạp chí Phố Wall như sau: “Năm 2010 đánh dấu một thập kỷ hưng thịnh nhất từ ​​trước đến nay. Có vô số bằng chứng về điều này”.

Có người cho rằng nhận định này của ông Norberg có vẻ cường điệu hóa, nhưng không hẳn như thế. Xét từ nhiều góc độ, thế giới đang trở nên tốt hơn từng ngày với một tốc độ “bùng nổ”. Điều này trái ngược với những nhận định cảm tính của các học giả rằng nền dân chủ sẽ sụp đổ, thảm họa khí hậu đang đe dọa sự tồn tại của loài người và chủ nghĩa tư bản không tốt cho sự phát triển xã hội .

Tuy nhiên, các dữ liệu thực tế về những gì đã và đang diễn ra trên thế giới là bằng chứng rõ ràng nhất. Dữ liệu cho thấy chúng ta đã đạt được hưng thịnh và tiến bộ trong suốt thập kỷ qua. Dưới đây là sáu thực tế chứng minh sự tiến bộ của xã hội trong vòng 10 năm qua. Đây cũng là cơ sở vững chắc để hướng đến một năm mới 2020 đầy lạc quan cho mỗi chúng ta.

1. Tỷ lệ nghèo đói đang giảm mạnh

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thây tỷ lệ nghèo cùng cực dưới mức 43 nghìn đồng mỗi ngày, tiếp tục giảm. Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ nghèo cùng cực trên toàn cầu đã giảm từ 36% xuống còn 10%. Năm 2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 8,6%. Con số này có nghĩa là hơn 137.000 người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực mỗi ngày.

Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ nghèo cùng cực trên toàn cầu đã giảm từ 36% xuống còn 10%. Năm 2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 8,6%.
Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ nghèo cùng cực trên toàn cầu đã giảm từ 36% xuống còn 10%. Năm 2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 8,6%. (Ảnh: Getty)

2. Hơn một nửa thế giới là tầng lớp trung lưu

Đây có thể không phải là con số gây sốc cho bạn, tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào dữ liệu sẽ thấy sự phát triển vượt bậc trong suốt một thập kỷ qua. Theo dữ liệu đăng trên oecd.org cho thấy, tháng 9 năm 2018 đánh dấu thời điểm lần đầu tiên trong lịch sử loài người, hơn 50% dân số toàn cầu được đánh giá và xếp vào tầng lớp trung lưu, tương đương khoảng 3,8 tỷ người. Điều này có tác động tích cực đến nền kinh tế toàn cầu bởi vì nhu cầu của tầng lớp trung lưu tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng về cơ hội kinh doanh và thương mại.

So sánh với năm 2009 chỉ 1,8 tỷ người thuộc tầng lớp trung lưu, tương đương 26% dân số toàn cầu, như vậy tỷ lệ phần trăm tổng dân số toàn cầu thuộc tầng lớp trung lưu tăng 92% từ năm 2009 đến 2020.

3. Tuổi thọ toàn cầu đang tăng

Theo nhận định của ông Norberg trên trang xã luận của tạp chí phố Wall:

“Tuổi thọ toàn cầu tăng hơn ba năm trong 10 năm qua, chủ yếu do tỷ lệ tử vong trẻ em giảm. Theo Liên Hợp Quốc, tỷ lệ tử vong toàn cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 5,6% năm 2008 xuống còn 3,9% vào năm 2018. Xem xét dữ liệu trong khoảng thời gian dài hơn, kể từ năm 1950, cho thấy: tỷ lệ tử vong trẻ em của nước Chad đã giảm 56% và đây là quốc gia có thành tích thấp nhất thế giới. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc đã giảm 98%”.

4. Tử vong liên quan đến khí hậu đang giảm

Norberg cũng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: “Tất cả thành quả này của con người có tàn phá môi trường hay không? Câu trả lời của ông là: “Không. Tại một thời điểm nhất định, các nước phát triển bắt đầu gây ô nhiễm ít hơn”. Cụ thể hơn, ông trích dẫn tỷ lệ tử vong giảm liên quan đến khí hậu theo nguồn dữ liệu của quỹ giáo dục kinh tế FEE.

“Theo ấn phẩm trực tuyến Our World in Data, tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí giảm gần một phần năm trên toàn thế giới và một phần tư tại Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2017. Tử vong hàng năm do các thảm họa liên quan đến khí hậu đã giảm một phần ba trong khoảng thời gian 2000-2009 đến 2010-2015, xuống còn 0,35 trên 100.000 người, giảm 95% kể từ những năm 1960 theo Cơ sở dữ liệu quốc tế về thảm họa. Điều này không có nghĩa là ít thảm họa xảy ra hơn, mà là khả năng ứng phó với thảm họa tốt hơn”.

Tử vong hàng năm do các thảm họa liên quan đến khí hậu đã giảm một phần ba trong khoảng thời gian 2000-2009 đến 2010-2015, xuống còn 0,35 trên 100.000 người. Điều này không có nghĩa là ít thảm họa xảy ra hơn, mà là khả năng ứng phó với thảm họa tốt hơn”. (Ảnh: Getty)
Tử vong hàng năm do các thảm họa liên quan đến khí hậu đã giảm một phần ba trong khoảng thời gian 2000-2009 đến 2010-2015. Điều này không có nghĩa là ít thảm họa xảy ra hơn, mà là khả năng ứng phó với thảm họa tốt hơn”. (Ảnh: Getty)

5. Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn ở các nước nghèo nhất thế giới

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy sự tiến bộ liên tục ở các nước nghèo nhất thế giới, đặc biệt là trong hai thập kỷ qua, cụ thể: khả năng tiếp cận với nước uống cơ bản đã tăng lên, có điện, vệ sinh và nhiên liệu nấu ăn sạch. Dữ liệu cũng cho thấy tỷ lệ nghèo đói và tử vong ở trẻ em giảm.

6. Chi phí khởi nghiệp đã giảm mạnh trong các nền kinh tế đang phát triển

Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới, trong khi kinh doanh là một trong những phương thức tốt để xóa đói giảm nghèo, các quy định ngặt nghèo có thể là rào cản cho các cá nhân bắt đầu kinh doanh riêng. Các thủ tục quan liêu không chỉ gây khó khăn cho việc kinh doanh mà còn khiến chi phí tăng cao hơn. Rất may, chi phí khởi nghiệp đã giảm mạnh, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Ở các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, chi phí trung bình khi bắt đầu kinh doanh là 141,76% thu nhập bình quân đầu người năm 2004. Năm 2019, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 30,85%.

Nguyễn Minh (biên dịch)

Tác giả: Tyler Brandt
Theo theepochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

6 thực tế về sự hưng thịnh của xã hội loài người trong một thập kỷ qua - tiền đề cho sự phát triển vượt bậc trong năm 2020