Giải quyết bệnh tật từ gốc rễ, lấp đầy trái tim bằng sự bình yên và an hòa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến, nhiều bệnh nhân khỏi bệnh sau một thời gian điều trị, nhưng cũng có một số bệnh nhân phải điều trị trong thời gian dài, bệnh tái đi tái lại nhiều lần, khó chữa dứt điểm. Tại sao lại như vậy?

Lý Hữu Phủ, võ sư, thầy thuốc Đông y nổi tiếng, đàm luận về phương pháp điều trị trầm cảm

Ông Lý Hữu Phủ, một thầy thuốc Đông y ở Los Angeles, nhận thấy rằng, thực sự có rất nhiều phương pháp để điều trị trầm cảm bằng Tây y, nhưng người ta đã hình thành một phương pháp “máy móc”. Mặc dù, trong ngắn hạn có thể có được hiệu quả rất nhanh, nhưng về lâu dài lại rất khó giải quyết vấn đề căn bản của bệnh trầm cảm.

Thầy thuốc Lý Hữu Phủ đã từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân trầm cảm khác nhau. Ông cũng từng trao đổi kinh nghiệm về điều trị trầm cảm với nhiều bác sĩ tâm lý Tây y. Đồng thời, ông cũng là một võ sư nổi tiếng của Trung Quốc, và từng đoạt giải vô địch võ thuật Trung Quốc. Ông đã hành nghề y gần 30 năm, và đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi suwj hanhf haj cuar bệnh tật.

Cố gắng hết sức để buông bỏ những ràng buộc quá mức trong lòng

Thầy thuốc Lý Hữu Phủ có một bệnh nhân trung niên, cũng là bác sĩ. Bệnh nhân này lo lắng rằng, mình không thể hoàn toàn thoát khỏi chứng trầm cảm, vì vậy ông ta đã tìm gặp thầy thuốc Lý để tìm xem có phương pháp nào tốt hơn không. Bệnh nhân này nói với thầy thuốc Lý Hữu Phủ rằng, ông luôn có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu.

Thầy thuốc Lý Hữu Phủ coi bệnh nhân như một người bạn, và ông cũng rất hiểu tâm lý của bệnh nhân. Ông nhắc nhở bệnh nhân chú ý bốn chữ: “Lo được lo mất”.

Bệnh nhân này đã rất kinh ngạc, và hỏi thầy thuốc Lý: “Lo được lo mất sao?”

“Vâng, sau khi ông buông bỏ đi trạng thái tâm lý lo lắng về được và mất này, ông sẽ không còn khó chịu như vậy nữa” - Thầy thuốc Lý Hữu Phủ nói với bệnh nhân.

Người bệnh này đã suy nghĩ về điều đó và cảm thấy rất hợp lý. Chính trạng thái tâm lý lo lắng được và mất này đã khiến ông luôn tính toán được hay mất khi làm bất cứ công việc gì, và khó có thể nhìn thấy được những điều tốt đẹp trong đó. Về lâu dài, tâm lý này sẽ khiến tinh thần con người ngày càng rời xa hạnh phúc và sức khỏe.

Thầy thuốc Lý Hữu Phủ nói rằng, một số người trong các tôn giáo trước đây, cũng như những người tu luyện nhưng không ở trong tôn giáo, khi tổng kết những kinh nghiệm hoặc thành tựu tu luyện, họ luôn nhấn mạnh vào việc "buông bỏ", phải buông bỏ những chấp trước quá mức. Nếu chúng ta có thể cố gắng xem chúng nhẹ hơn, và đừng chấp trước quá mức vào hôn nhân, tình yêu, sở thích cá nhân, v.v. thì chúng ta có lẽ sẽ không quá khó để thoát khỏi trầm cảm.

Theo quan điểm của Đông y, con người có “thất tình” (bảy loại cảm xúc), đó là hỉ (vui mừng), nộ (tức giận), ưu (buồn bã), tư (lo nghĩ), bi (đau buồn), khủng (sợ hãi) và kinh (kinh hãi, sửng sốt quá mức). Bảy loại cảm xúc này tương ứng với năm hệ cơ quan trong cơ thể con người, đó là "Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận” (Tim, Gan, Lá lách, Phổi, Thận). Nếu “bảy loại cảm xúc” này vượt quá giới hạn cần thiết, thì sẽ sinh ra các hiện tượng như: vui mừng quá độ hại Tâm; tức giận quá độ hại Can; suy nghĩ quá độ hại Tỳ; buồn rầu quá độ hại Phế. Không chỉ nội tạng bị tổn thương, mà tinh thần của con người cũng sẽ bị tổn hại. Những người có tâm lý yếu sẽ có thể xuất hiện bệnh trầm cảm.

Thầy thuốc Lý Hữu Phủ nói rằng, trong việc điều trị trầm cảm, "vấn đề cơ bản là phải buông bỏ những thứ không buông bỏ trong lòng mình, điều này rất quan trọng."

Lý Hữu Phủ tiên sinh trong một buổi toạ đàm về Đông y và Khí công. (Ảnh: Epoch Times)

Đông y điều trị trầm cảm như thế nào?

Ngoài việc trị liệu tâm lý, còn có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trầm cảm trong Đông y.

Đối với các triệu chứng khác nhau của bệnh trầm cảm, Đông y sẽ đưa ra những loại thuốc khác nhau, có tác dụng điều hòa tương ứng. Ông Lý Hữu Phủ chia sẻ: Đối với những bệnh nhân ngủ không ngon giấc, thì có thể dùng các loại thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần như Thiên Vương Bổ Tâm Đan. Đối với những bệnh nhân ăn kém, ngủ cũng không ngon giấc thì có thể sử dụng Quy Tỳ Hoàn, thích hợp để điều hòa tỳ vị và cải thiện việc ăn uống. Đối với những bệnh nhân dễ tức giận có thể dùng Sơ Can Hoàn, khi sử dụng có thể xoa dịu gan và điều hòa khí huyết, người bệnh sẽ không dễ dàng tức giận nữa.

Nhìn chung, các thuốc Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên, được các thầy thuốc Đông y bào chế rất cẩn thận theo thể trạng của từng bệnh nhân, nên ít có những tác dụng phụ rõ rệt như các loại thuốc Tây y.

Ngoài thuốc Đông y ra, châm cứu và bấm huyệt cũng rất hữu ích trong việc điều trị bệnh trầm cảm. Điều trị bằng châm cứu có một số ưu điểm như khởi phát nhanh, không có tác dụng phụ, hiệu quả điều trị lâu dài, đồng thời có thể kết hợp với điều trị bằng thuốc để nâng cao hiệu quả của điều trị.

Người bệnh cũng có thể tự mình bấm huyệt. Theo thầy thuốc Lý Hữu Phủ, chúng ta có thể dành vài phút mỗi ngày để xoa bóp các huyệt Túc Tam Lý, Thái Khê và Tam Âm Giao, cũng như xoa bóp các huyệt ở lòng bàn chân để giúp khí huyết lưu thông, giúp chúng ta từ từ an tĩnh lại.

Thầy thuốc Lý Hữu Phủ cũng đề nghị bệnh nhân tập thể dục nhiều hơn và tham gia nhiều hoạt động hơn, để giảm bớt thời gian dành cho những chấp trước trong tâm trí. Ngoài ra, ông cũng đề nghị bệnh nhân nên tìm đến một tín ngưỡng tốt, chẳng hạn như tu luyện Pháp Luân Công. Điều này có thể giúp chúng ta nâng cao cảnh giới tư tưởng và buông bỏ đi những chấp trước quá mức kia. Nếu trái tim của chúng ta dần dần tràn đầy sự bình yên và an hòa, thì những phiền muộn kia cũng sẽ tự nhiên biến mất.

Đức Nhân
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Giải quyết bệnh tật từ gốc rễ, lấp đầy trái tim bằng sự bình yên và an hòa