Làm thế nào để chống lại tình trạng quên và tăng cường trí nhớ khi đọc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào những năm 1880, nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus đã phát hiện ra đường cong quên lãng thông qua các thí nghiệm về trí nhớ . Đường cong mô tả cách ký ức mờ dần đi theo thời gian và đây là bằng chứng cho thấy con người sẽ quên đi mọi thứ theo thời gian. Vậy làm thế nào có thể chống lại đường cong quên lãng giúp lưu trữ ký ức, đặc biệt là khi chúng ta học tập?

Theo trang web "Lifehacker", thường thì mọi người sau khi đọc xong, theo thời gian càng trôi qua, trí nhớ sẽ càng mờ nhạt dần đi. Nhưng Ebbinghaus chỉ ra rằng, câu hỏi trí nhớ có thể tồn tại được bao lâu, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không có câu trả lời rõ ràng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ bao gồm: mức độ khó hoặc ý nghĩa của thông tin, mức độ mệt mỏi và căng thẳng mà người học đang cảm thấy.

Các nghiên cứu khác cho thấy trung bình mọi người quên 50% những gì họ vừa học trong vòng 1 giờ và quên 70% trong vòng 24 giờ. Mọi người sẽ quên gần như mọi thứ trong vòng vài ngày hoặc vài tuần nếu họ không xem lại.

Để cải thiện tình trạng hay quên và làm chủ trí nhớ của bạn, Ebbinghaus và các nhà giáo dục đã cùng thống nhất về hai phương pháp học tập mà bạn có thể muốn thử.

1. Sự lặp lại cách quãng

Lặp lại ngắt quãng là một kỹ thuật học tập sử dụng hiệu ứng giãn cách tâm lý để nâng cao hiệu quả, bằng cách ôn lại liên tục nội dung và tăng dần khoảng thời gian giữa hai lần ôn tập. Đã có bằng chứng cho thấy hai cách tiếp cận này có thể giúp con người tiếp thu lượng lớn thông tin và lưu giữ ký ức một cách lâu hơn.

Về cơ bản, bạn cần đọc nội dung nhiều lần và có khoảng cách giữa mỗi lần đọc. Khoảng thời gian đó kéo dài bao lâu, chủ yếu phụ thuộc vào mức độ quen thuộc của bạn. Ví dụ, nội dung ghi chú của tiết học tập càng khó, thì bạn nên xem lại thường xuyên hơn, còn đối với các tiết học dễ hơn.

2. Học tập tích cực

Làm cho tài liệu trở nên thú vị và hấp dẫn sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và hứng thú hơn với việc học. Tương tự như vậy, bạn có thể áp dụng các khái niệm tương tự vào nghiên cứu học tập của riêng mình. Ví dụ, khi bạn đọc một tài liệu mới, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật giúp bạn tiếp thu nó.

Kỹ thuật học tập SQ3R do giáo sư tâm lý học người Mỹ FP Robinson thiết kế rất đáng để chúng ta thử nó.

Phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) là viết tắt những bước sau đây:

  • S = Survey (Khảo sát)
  • Q = Question (Đặt câu hỏi)
  • 3R = Read, Recall, and Review (Đọc, Gợi nhớ, Xem lại)

Khi bạn sử dụng kỹ thuật này, trước tiên hãy xem qua nội dung, sau đó xem bạn có câu hỏi gì, sau đó đọc kỹ để tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình. Bạn có thể ghi nhớ nội dung khi đọc và xem lại nó thường xuyên.

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng đã nêu trên khi ôn tập để vượt qua giai đoạn quên nhanh và giúp trí nhớ của bạn ghi nhớ tốt hơn.

Theo Jasmine - Epoch Times tiếng Trung
Khả Vy biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào để chống lại tình trạng quên và tăng cường trí nhớ khi đọc?