Cáu kỉnh, lạnh lùng với người thân; ấm áp, thân thiện với người ngoài, đây là hai lý do

Giúp NTDVN sửa lỗi

Uông Tăng Kỳ đã viết trong cuốn "Mạn chử sinh hoạt": "Sống trên đời, dường như lúc nào bạn cũng mong đợi, mong đợi điều gì đó để xem". Đúng vậy, con người sống phải có sự mong đợi, cuộc sống mới có ý nghĩa, bất kể kết quả cuối cùng như thế nào, ít nhất trong lòng cũng từng có sóng gió.

Chúng ta luôn có thói quen ỷ lại vào người thân nhất bên cạnh, bởi vì chúng ta tin tưởng vững chắc tình thân máu mủ vĩnh viễn không thể dứt bỏ. Nhà mãi mãi là bến cảng tránh gió lớn nhất trong cuộc đời, gánh vác tất cả hy vọng và tình cảm của chúng ta.

Trong cuộc sống, luôn có những người người đối đãi với người ngoài thì nhiệt tình, tử tế nhưng đối với người thân của mình lại có vẻ lạnh lùng, vô tâm. Ví dụ như, có người rất kính trọng những người lớn tuổi nhưng khi đối đãi với cha mẹ mình lại luôn thiếu kiên nhẫn. Nhiều người không hiểu, tại sao lại xuất hiện tình huống như vậy?

Tác giả văn học Uông Tăng Kỳ dùng ngôn từ để bộc lộ những điều cốt yếu nhất về bản chất con người, ông viết trong “Mạn chử sinh hoạt”: “Nếu một người đối xử với người thân nóng nảy, lạnh lùng, nhiệt tình thân thiện với người ngoài điều này không có nghĩa là họ không hiếu thuận, mà là bởi hai nguyên nhân".

Ảnh Pexels

1. Bị người thân làm tổn thương, không còn sẵn sàng trao đi tình cảm chân thật

Uông Tăng Kỳ viết trong "Mạn chử sinh hoạt": "Nhân sinh như mộng, tôi đầu nhập thật sự là chân tình". Chúng ta luôn kỳ vọng và tin tưởng cao hơn vào những người thân yêu của mình, vì vậy sau khi chịu đựng sự phản bội hoặc tổn thương, những tổn thương bên trong sẽ tệ hơn gấp trăm lần. Theo thời gian, tình cảm sẽ dần chết lặng, không còn lựa chọn trao đi sự chân thành của mình nữa.

Dù trong quá trình hòa thuận với cha mẹ hay anh chị em, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình bị đối xử bất công, vì là người thân nên chọn cách bao dung hết lần này đến lần khác. Nếu chạm đến điểm mấu chốt, mối quan hệ sẽ không thể cứu vãn, tự nhiên sẽ trở nên lạnh lùng. Vì vậy, không phải họ bất hiếu và yếu đuối trong tình cảm gia đình mà là họ đang bảo vệ mình khỏi bị tổn thương.

2. Chưa đủ trưởng thành và kiêu ngạo

Uông Tăng Kỳ đã viết trong cuốn "Mạn chử sinh hoạt": "Con người luôn phải ở trong một thứ gì đó và đam mê nó. Chỉ khi đạt được thứ gì đó, mới có thể chứng minh sự tồn tại của mình và thực sự thể hiện giá trị của chính mình". Trong xương cốt mỗi người đều là kiêu ngạo, thích thông qua làm một số việc để có được sự công nhận của người khác, thể hiện giá trị tồn tại của mình.

Ảnh Pexels

Có những người thật ra tâm là thiện lương, chỉ là không đủ thành thục, cho nên ở phương diện xử lý sự tình kiêu ngạo quá mức. Đối với lời khuyên của người ngoài, họ nghiêm túc lắng nghe, nhưng đối với lời khuyên của người bên cạnh, họ lại tỏ ra gắt gỏng, không muốn tiếp thu. Căn nguyên của vấn đề là, họ không muốn bộc lộ mặt yếu đuối của mình trước mặt người thân nên sẽ lạnh lùng từ chối mọi ý định tốt.

Trên đây đều là cảm ngộ của Uông Tăng Kỳ đối với cuộc sống lúc tuổi già, đều bao gồm trong "Mạn chử sinh hoạt", dưới ngòi bút ông đã khắc họa cuộc sống hàng ngày rất bình thường, nhưng lại có thể mang đến cho vô số người đang bôn ba vì cuộc sống sự ấm áp và sức mạnh.

Độc giả yêu thích Uông Tăng Kỳ lưu truyền câu nói: "Nhiều người không biết ông, nhưng những người biết ông đều yêu quý ông". Ông già giản dị và vui vẻ này, không chỉ viết hàng loạt tác phẩm êm dịu khiến những ngày ảm đạm trong cuộc sống trở nên thoải mái, vui vẻ.

Theo Vương Hách - Aboluowang - Nguồn: Quiet Time
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cáu kỉnh, lạnh lùng với người thân; ấm áp, thân thiện với người ngoài, đây là hai lý do