Nghiên cứu: Trẻ em nghiện chơi điện tử, điện thoại thông minh có nguy cơ bị rối loạn tâm thần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội ở tuổi vị thành niên có liên quan đến chứng hoang tưởng, ảo giác và việc nghĩ ra "những ý tưởng kỳ quặc" vào thời điểm một người bước sang tuổi 23.

Các nhà nghiên cứu - từ Đại học McGill ở Canada - cho biết, việc chơi game video nhiều hơn và sử dụng máy tính giảm dần trong thời niên thiếu có liên quan đến mức độ trải nghiệm tâm thần cao hơn ở tuổi 23.

Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia đã phải trả lời các câu hỏi để xác định xem họ có từng trải qua những giai đoạn có trải nghiệm kỳ quái và nhận thức bất thường hay không. Một số câu hỏi trong số này là: "Bạn đã bao giờ cảm thấy như thể những suy nghĩ trong đầu không phải của chính bạn không?" và "Bạn đã bao giờ nghe thấy giọng nói khi bạn ở một mình không?"

Phân tích các câu trả lời, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng việc nghiện trò chơi điện tử trong thời niên thiếu có liên quan đến trải nghiệm tâm thần nhiều hơn từ 3-7%.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết bản thân công nghệ này không đáng trách, đồng thời nói thêm rằng việc trẻ nghiện các thiết bị này có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng chúng dễ mắc bệnh tâm thần.

Viết trên tạp chí JAMA Psychiatry, nhóm nghiên cứu Canada cho biết: "Việc sử dụng phương tiện truyền thông nhiều hơn và các vấn đề về sức khỏe tâm thần dường như có chung các yếu tố rủi ro, chẳng hạn như vấn đề sức khỏe tâm thần của cha mẹ, sự cô đơn, sự bắt nạt và các vấn đề về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái”.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng việc buộc trẻ em “cai nghiện đột ngột” bằng cách tước đoạt thời gian sử dụng màn hình của chúng có thể không hiệu quả và thậm chí còn gây hại.

Nghiên cứu cũng cho biết sử dụng Internet có liên quan nhiều hơn đến chứng trầm cảm so với chơi trò chơi điện tử hoặc xem TV. Trong khi đó, chơi game có thể hỗ trợ điều hòa cảm xúc và phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn so với các hình thức công nghệ “thụ động” như xem TV.

Các nhà nghiên cứu khuyên các bác sĩ lâm sàng nên xem xét lý do tại sao một thanh niên nghiện các thiết bị công nghệ và đang phải chịu đựng các trải nghiệm rối loạn tâm thần lại bị lôi cuốn vào chúng tại thời điểm đầu tiên, trước khi đổ lỗi cho công nghệ.

Tiến sĩ Simona Skripkauskaite, thuộc Đại học Oxford, cho biết: "Việc sử dụng công nghệ số hóa nhiều ở tuổi vị thành niên có thể là dấu hiệu ban đầu, thay vì là nguyên nhân, của các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau này”.

Ông nói thêm rằng các chuyên gia đang "rời bỏ" việc coi công nghệ số là "nguyên nhân gốc rễ của tất cả các rắc rối hiện đại": "Các hoàn cảnh cá nhân có trước thường là nền tảng cho cả việc sử dụng phương tiện truyền thông tăng cao và các khó khăn về sức khỏe tâm thần”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp các nhà tâm lý học hiểu được lý do tại sao thanh thiếu niên có thể phát triển các trải nghiệm tâm thần và tìm ra cách giúp đỡ họ tốt nhất.

Tổng hợp

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Trẻ em nghiện chơi điện tử, điện thoại thông minh có nguy cơ bị rối loạn tâm thần