Phân tích: Năm Rồng, 9 điềm xấu mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm nay là Năm Rồng, mặc dù chính quyền Trung Quốc luôn tự hào rằng “phong cảnh ở đây thật độc đáo” và “cả nước tràn ngập bầu không khí lạc quan”, nhưng khi bước vào Năm Thìn, nhiều điềm xấu nối tiếp nhau đã xảy ra ở Trung Quốc.

1. Vụ thảm sát ở Sơn Đông ngày Mùng Một Tết

Vào ngày 10/2, ngày Mồng Một Tết, một vụ xả súng lớn đã xảy ra ở làng Trạch Khoa, huyện Cư, thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông. Ngay khi sự việc này phát sinh, lập tức lan truyền khắp thế giới.

Theo phóng viên của The Epoch Times, một người dân địa phương Ngô Ngọc (bí danh) tiết lộ rằng những kẻ sát nhân là một băng nhóm, có ít nhất ba người, hoặc bốn hoặc năm người. Những kẻ giết người chọn hành động cùng lúc vào đêm giao thừa vào ngày Mùng Một Tết, khi cả làng đang đốt pháo, tiếng pháo đã át đi tiếng súng.

“Đêm hôm đó, 11 người của 5 gia đình đã thiệt mạng. Cả 5 gia đình đều không còn ai. Không ai biết gia đình đầu tiên bị sát hại là ai. Sáng ngày Mùng Một đầu năm mới, kẻ sát nhân quay lại và giết thêm 10 người nữa. Hiện tổng cộng đã có 21 người thiệt mạng. Ba người đang được cứu chữa. Vũ khí mà kẻ sát nhân sử dụng là súng ngắn hoặc súng tự chế".

Người ta nói rằng một bác sĩ gần đó cũng bị bắn khi đi cứu người, và hai cảnh sát cũng bị kẻ sát nhân giết chết.

Vào ngày 11/2, tức Mùng Hai Tết, Ủy ban Pháp luật thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông đã ban hành “Thông báo khẩn cấp về việc thiết lập hệ thống báo cáo hàng ngày về các rủi ro xung đột xã hội và các mối nguy hiểm tiềm ẩn”.

Thông báo yêu cầu: Tập trung rà soát các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến các vụ việc, cá nhân cực đoan. Đồng thời, tăng cường điều tra những người trong ngành bất động sản, bác sĩ và bệnh nhân, những người liên quan đến tranh chấp hôn nhân và mâu thuẫn hàng xóm, những người có tính cách hoang tưởng, những người có đơn thư khiếu nại, thất bại trong đầu tư, thất nghiệp, những người gặp khó khăn trong cuộc sống, thất bại trong tình cảm, có mối quan hệ rạn nứt, tâm trạng mất cân bằng, rối loạn tâm thần, trẻ vị thành niên phạm pháp thiếu người quản lý, những loại người có khuynh hướng bạo lực, những người đe dọa trả thù các thành viên trong xã hội và có thể gây ra xung đột bạo lực. Cần tiến hành điều tra, báo cáo toàn diện, đồng thời đánh dấu việc di chuyển (nơi nhân sự sẽ đến) và tình trạng (có thể kiểm soát được) của các nhân sự nói trên.

Tất cả các quận, huyện, sở, đơn vị phải nộp báo cáo tóm tắt những yêu cầu trên cho Ủy ban Pháp luật Thành phố trước 4 giờ chiều hàng ngày.

Mặc dù trang web chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chặn tin tức về vụ thảm sát này, nhưng thông báo khẩn cấp do Ủy ban Pháp luật thành phố Nhật Chiếu đưa ra vào ngày 2 tháng Giêng âm lịch đã xác nhận tin tức trên là sự thật.

Ngày đầu tiên của tháng giêng âm lịch là ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, được cho là một ngày tốt lành và lễ hội. Tuy nhiên, tại thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, đã xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng như vậy. Đối với chính quyền Trung Quốc, đây chắc chắn là một điềm xấu.

2. Vụ nổ sấm sét vào đầu năm mới ở Hình Đài

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 13/2, tức mùng 4 Tết Nguyên Đán, một vụ nổ đã xảy ra tại tòa nhà số 9 khu dân cư Kim Loan Mộng Đô, quận Nhậm Trạch, thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Video từ hiện trường cho thấy: Cánh cửa tầng 1 vỡ tung từng mảnh, toàn bộ kính tầng trên vỡ vụn, lan can cửa sổ chống trộm cũng bị văng ra gây hư hỏng nặng. Thanh chắn cửa sổ chống trộm cũng bị rung rơi, hư hại nặng nề. Cửa sắt màu xanh lá cây của một nhà thép hai tầng nằm dọc theo mặt tiền đối diện rung lắc, và lớp vỏ thép màu bên ngoài bị cong vênh và bong tróc.

Có thể thấy trong những bức ảnh được cư dân mạng đăng tải, 3 tầng bị xuyên thủng, 2 tầng ở giữa sập hoàn toàn sau vụ nổ.

Phương tiện truyền thông đại lục đưa tin "vụ nổ sấm sét có thể được nghe thấy thậm chí cách đó vài km. Khung cảnh hỗn loạn và quá bi thảm".

Vì trời còn sáng sớm và đang là Tết Nguyên đán nên có thể một số người vẫn chưa dậy, một số có thể vừa mới dậy và hầu hết mọi người đều chưa ra ngoài. Vụ nổ dữ dội như vậy chắc chắn đã gây ra thương vong nặng nề.

Hiện chưa có báo cáo chính xác về nguyên nhân vụ tai nạn cũng như số người thương vong. Vụ nổ lớn này chắc chắn là một điềm xấu khác đối với Trung Quốc.

Xem thêm: Bình luận: Trung Quốc phong tỏa tin liên quan đến vụ xả súng khiến 21 người thiệt mạng

3. Những người đàn ông mặc đồ đen bí ẩn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Vụ viện đã tổ chức bữa tiệc nhân dịp Năm mới vào ngày 8/2. Ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu toàn thể Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đến thăm tham gia.

Trong một bức ảnh tập thể được truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố, Tập Cận Bình và bảy thành viên Ban Thường vụ khác ngồi ở một chiếc bàn tròn lớn ở phía trước, phía sau là hàng chục bàn khách, mỗi bàn khoảng 10 người.

Qua bức ảnh có thể thấy, hầu hết khách mời đều là người cao tuổi ở độ tuổi 70, 80, chắc hẳn là cán bộ cấp tỉnh, cấp bộ đã nghỉ hưu. Trên bốn chiếc bàn tròn gần Tập Cận Bình, giữa những ông già tóc trắng trên bàn, mỗi người ngồi cạnh một thanh niên mặc đồ đen, đầu húi cua.

Những người mặc đồ đen này không thể là cán bộ đã nghỉ hưu, cũng không phải là quan chức cấp tỉnh hay cấp bộ hiện tại, mà có lẽ là nhân viên an ninh của Cục An ninh Trung ương. Họ được sắp xếp ngồi giữa những cán bộ tóc bạc đã nghỉ hưu này, chắc chắn họ không đến đây để phục vụ đặc biệt những cựu cán bộ này, mà là để giám sát họ, đảm bảo an toàn cho Tập Cận Bình.

Ngay từ năm 2021, những thanh niên mặc đồ đen lần đầu tiên xuất hiện tại bữa tiệc Tết Nguyên đán do chính quyền Trung Quốc tổ chức ở Bắc Kinh. Khi đó, đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Một số nhà bình luận cho rằng bức ảnh tập thể này gửi một tín hiệu rõ ràng đến thế giới, đó là: dù Tập Cận Bình có thanh trừng những người mà ông cho là không trung thành trong đảng và quân đội hơn chục năm nay như thế nào, thì cho đến ngày hôm nay, trong thâm tâm ông Tập vẫn vẫn đầy lo lắng và sợ hãi vì sự an toàn của bản thân.

4. Mâu thuẫn giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương

Chủ tịch Quân ủy Trung ương khóa 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình, và các phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là Trương Hựu Hiệp và Hà Vệ Đông.

Trương Hựu Hiệp và Hà Vệ Đông đều là "Quân đội Tập gia", vậy làm sao có thể xảy ra xung đột nội bộ? Bề ngoài họ đều là "Quân đội Tập gia", nhưng vẫn có những mâu thuẫn nội bộ.

Vào ngày 29/1, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc (CMC) đã tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng năm mới cho các cán bộ lão thành của các đơn vị quân đội đóng tại Bắc Kinh tại Nhà hát Trung Quốc. Chủ tịch CMC Tập Cận Bình dẫn đầu các Phó Chủ tịch CMC, bao gồm Trương Hựu Hiệp, tham dự buổi biểu diễn.

Tuy nhiên, trong đoạn video được phát sóng trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi lại buổi biểu diễn, có một số cảnh quay kỳ lạ về Trương Hựu Hiệp, người đi sau Tập Cận Bình. Cụ thể, Trương Hựu Hiệp liên tục giơ tay chào theo kiểu quân đội, sau đó lại hạ tay xuống.

Nhìn hành động của Trương Hựu Hiệp, nhiều người sẽ buồn cười. Nhưng nó không hề buồn cười. Tại sao?

Bởi vì khi ông Tập đi ngang qua một hàng dài sĩ quan mặc quân phục nhưng không ai chào ông Tập theo kiểu quân đội, nhưng nhiều sĩ quan đã chào theo kiểu quân đội với ông Trương Hựu Hiệp. Ông Tập là "ông chủ" trong quân đội nhưng không ai chào kiểu quân đội với ông Tập, Trương Hựu Hiệp chỉ là "chỉ huy thứ hai" quân đội, nhưng nhiều người lại chào kiểu quân đội với ông Trương, điều này không làm "ông chủ" xấu hổ sao?

Vì vậy, chúng ta cũng không biết ai đã ra lệnh xóa toàn bộ những hình ảnh các sĩ quan đang chào quân đội với Trương Hựu Hiệp. Kết quả chỉ còn lại cảnh tượng Trương Hựu Hiệp cứ giơ tay đáp trả.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2022, ông Trương Hựu Hiệp đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng ông Tập vẫn nhất quyết giữ ông làm Phó Chủ tịch Quân ủy. Điều này dường như cho thấy Tập rất tin tưởng vào ông Trương. Tuy nhiên, ngay sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, vụ án Quân đoàn Tên lửa đã xảy ra. Vụ án lớn này liên quan đến một nhóm tướng lĩnh cấp cao của ĐCSTQ, các thành viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc.

Vậy Lý Thượng Phúc là ai? Khi Trương Hựu Hiệp làm Bộ trưởng Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương, Lý Thượng Phúc là Thứ trưởng. Sau khi Trương Hựu Hiệp được thăng chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Lý Thượng Phúc đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương.

Sau khi vụ án Lý Thượng Phúc xảy ra vào năm 2023, một số tướng lĩnh cấp cao thuộc Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy (Bộ Trang bị) đã bị cách chức, bao gồm: Trương Dục Lâm, Trung tướng, nguyên Phó Bộ trưởng Bộ Trang bị; Nhiêu Văn Mẫn, Thiếu tướng, Phó Bộ trưởng Bộ Trang bị hiện nay; Cúc Tân Xuân, Trung tướng, nguyên Phó Bộ trưởng Bộ Trang bị, Tư lệnh Hải quân Quân khu Nam hiện nay. Hầu hết những người này đều là cựu cấp dưới của Trương Hựu Hiệp.

Nói cách khác, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ông Tập đã điều tra và trừng phạt một nhóm cấp dưới cũ của Trương Hựu Hiệp. Bằng cách này, xung đột nội bộ giữa Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp sẽ nảy sinh.

Ngoài ra giữa Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp và Hà Vệ Đông cũng có sự bất hòa.

Ngày 8/2, Tân Hoa Xã đăng tin: “Trương Hựu Hiệp và Hà Vệ Đông đến các chiến sĩ quân đội đóng tại Bắc Kinh”. Khi Nhân dân Nhật báo trực tuyến đăng lại bài báo của Tân Hoa Xã, nó đã đổi tiêu đề thành: “Hà Vệ Đông và Trương Hựu Hiệp đến các chiến sĩ quân đội đóng tại Bắc Kinh”.

Tiêu đề bài báo của Tân Hoa Xã không có gì sai và đó là điều bình thường. Bởi vì Trương Hựu Hiệp là phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương, về cấp bậc, Trương Hựu Hiệp lớn hơn Hà Vệ Đông rất nhiều, lẽ ra ông phải được xếp trước Hà Vệ Đông. Tiêu đề của Nhân dân Nhật báo thật bất thường, xếp Hà Vệ Đông trước Trương Hựu Hiệp.

ĐCSTQ luôn nói rằng lời nói không phải là chuyện nhỏ. Đặc biệt đối với một trang web có uy tín như Nhân dân Nhật báo Online, khi nói đến thứ tự cấp bậc của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương thì không thể tùy ý sắp xếp được.

Nhân dân Nhật báo Online là phiên bản trực tuyến của Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Từ tiêu đề đến nội dung, đến vị trí sắp chữ, sắp xếp trên trang nào, lựa chọn phông chữ và cỡ chữ, v.v., mọi thứ đều đặc biệt.

Theo lẽ thường, khi Nhân dân Nhật báo Online đăng lại một bài báo từ Tân Hoa Xã, chỉ cần lấy tiêu đề của Tân Hoa Xã, không cần điều chỉnh thứ tự tên của Trương Hựu Hiệp và Hà Vệ Đông. Tuy nhiên, Nhân dân Nhật báo Online hữu ý thay đổi vị trí tên của Hà Vệ Đông lên trước tên Trương Hựu Hiệp.

Đây rõ ràng không phải là sự sơ suất của người biên tập mà là do ai đó đã chỉ đạo làm như vậy. Vậy ai đã chỉ đạo? Phải chăng có sự mâu thuẫn nội bộ giữa hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

5. Tần Cương và Vương Nghị có ‘mối thù đẫm máu’?

Ngày 12/2, tức mùng 3 Tết Nguyên đán, Ignatis, nhà báo nổi tiếng người Mỹ, đã đăng một bài trên tờ Washington Post dựa trên thông tin có được từ các cuộc trò chuyện với quan chức Mỹ, tiết lộ nội tình về vụ “mất tích” của Tần Cương, bạn thân cũ của Tập Cận Bình .

Tần Cương là lãnh đạo trẻ nhất trong giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Ủy viên Quốc vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc - người được Tập Cận Bình thăng chức và bổ nhiệm một cách đặc biệt và nhanh chóng.

Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái, chỉ hơn nửa năm sau khi Tần Cương nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao và chỉ hơn ba tháng làm Ủy viên Quốc vụ, Tần Cương bất ngờ “biến mất”. Sau đó, lần lượt vào ngày 25/7 và ngày 24/10, Tần Cương bị cách chức Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Quốc vụ viện.

Cho đến ngày nay, ông Tần Cương vẫn trong tình trạng “không thấy người, không thấy xác”.

Sau khi Tần Cương "mất tích", đã có nhiều thông tin về mâu thuẫn nội bộ giữa Tần Cương và cựu Ngoại trưởng Vương Nghị, chuyện ngoại tình của Tần Cương với cựu người dẫn chương trình sắc đẹp của Phoenix TV Fu Xiaotian, con ngoài giá thú, bê bối gián điệp, Tần Cương và Lực lượng Tên lửa đã tiết lộ bí mật cho phương Tây, cùng nhiều giả thuyết cho rằng Tần Cương bị tra tấn hoặc tự sát đã lan truyền khắp thế giới.

Bài báo của ông Ignatis nêu rõ, sau khi Tần Cương trở thành Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào năm 2017, ông chịu trách nhiệm sắp xếp các chuyến thăm nước ngoài của Tập Cận Bình. Theo các quan chức Mỹ, ở vị trí này, Tần Cương đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Tập Cận Bình.

Tình bạn giữa vợ Tần Cương là Lâm Ngạn và vợ của Tập là Bành Lệ Viên đã giúp Tần Cương thăng tiến nhanh chóng. Nhà báo Ignatis dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao Trung Quốc nói rằng, Lâm Ngạn đã làm bánh trung thu cho Bành Lệ Viên và mối quan hệ thân thiết như gia đình.

Sự thăng tiến nhanh chóng của Tần Cương và mối quan hệ thân thiết với ông Tập khiến các đồng nghiệp của Tần Cương khó chịu. "Điều này khiến các đồng nghiệp của Tần Cương đố kỵ và dẫn đến 'mối thù đặc biệt’' giữa Tần Cương và người tiền nhiệm Vương Nghị".

Bài báo cho biết, ‘mối tình lãng mạn’ giữa Tần Cương và Phó Hiểu Điền bắt đầu từ năm 2010 khi họ đang làm việc tại Anh. Mối quan hệ này được công khai sau khi họ sinh con trai vào năm 2022, nhưng điều này chưa đủ để hủy hoại tương lai của Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương.

“Lý do rất có thể là Phó Hiểu Điền có thể là điệp viên của một cơ quan tình báo nước ngoài có hoạt động gián điệp gây nguy hiểm cho Tần Cương. Một cựu quan chức Mỹ có quan hệ lâu dài với Bắc Kinh nói rằng các quan chức Trung Quốc tin rằng Phó Hiểu Điền đã từng làm gián điệp cho Cơ quan tình báo bí mật của Anh hơn mười năm".

Một cựu quan chức Mỹ cho biết: Cơ quan An ninh Liên bang Nga trước đây đã cảnh báo Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc rằng Phó Hiểu Điền là gián điệp cho Cơ quan Tình báo Bí mật Anh.

Tần Cương không hề biết người yêu mình là gián điệp, khi biết tin đã cố tự tử, sau đó Tần Cương được đưa đến Bệnh viện 301, nơi chuyên phục vụ các quan chức quân sự và chính trị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tôi không thể xác nhận tính xác thực của những câu chuyện nội bộ được đề cập trong bài viết của nhà báo Ignatis. Nhưng có một sự thật khách quan là Tần Cương thăng chức như tên lửa rồi sa sút như tên lửa. Có một sự thật khách quan là Tần Cương đã “mất tích” hơn bảy tháng và “không thấy người, không thấy xác”. Đồng thời. tình nhân Phó Hiểu Điền của Tần Cương cũng đã "mất tích" vào tháng 6 năm ngoái.

Vào ngày 3 tháng Giêng âm lịch, tờ Washington Post bất ngờ tung ra tin Tần Cương và Vương Nghị có “mối thù đẫm máu”, quả thực khiến người ta chấn động.

6. Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc

Vào ngày 13/2, ngày 4 tháng Giêng âm lịch, FX168 Financial cho biết, Morgan Stanley Capital International (MSCI Inc.), một công ty cung cấp chỉ số chứng khoán, đã loại 66 công ty khỏi Chỉ số MSCI Trung Quốc trong đánh giá hàng quý mới nhất của mình. Thay đổi này sẽ áp dụng cho Chỉ số MSCI Toàn cầu và có hiệu lực vào thời điểm kết thúc giao dịch vào ngày 29/2.

Các cổ phiếu bị giảm bao gồm: Công ty phát triển bất động sản Gemdale Group, Greenland Holding Group, China Southern Airlines; Công ty công nghệ y tế Bình An

Điều này có nghĩa là Morgan Stanley sẽ bắt đầu bán những cổ phiếu Trung Quốc này trên quy mô lớn vào ngày 29/2. Biết rằng những cổ phiếu Trung Quốc này sẽ giảm mạnh sau ngày 29/2, nhiều người sẽ bán những cổ phiếu c này trước khi chúng giảm. Bằng cách này, thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ lao dốc sau Tết Nguyên đán.

Đây chắc chắn là một đòn nặng nề khác giáng vào thị trường chứng khoán Trung Quốc, vốn đang háo hức thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục sụt giảm. Chỉ số Shanghai Composite đầu tiên bám sát mốc 3.000 điểm, sau đó là 2.900 điểm, rồi 2.800 điểm, rồi 2.700 điểm và ngày 5/2 giảm xuống còn 2.643 điểm.

Trong ba năm từ 2021 đến 2023, tổng cộng 6 nghìn tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông. Chỉ trong một tháng vào năm 2024, 1 nghìn tỷ USD khác đã bốc hơi, thị trường mất tổng cộng 7 nghìn tỷ USD. GDP của Anh vào năm 2023 là 3,52 nghìn tỷ USD và của Pháp là 3,56 nghìn tỷ USD, thiệt hại trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc tương đương với tổn thất của nền kinh tế Anh và Pháp cộng lại.

Một số nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc phản ánh: “Lúc đầu tôi nghĩ thị trường chứng khoán là thị trường cạnh tranh công bằng; sau đó tôi quan sát kỹ thì thấy nó giống như một sòng bạc; rồi sau khi trải qua sự đau đớn trên da thịt, tôi chợt nhận ra đó là một cuộc hành quyết và gần đây tôi cuối cùng đã phát hiện ra rằng đó là một nghĩa trang nơi con người không có tình người".

Ông Tạ Điền, ​​​​giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, cho biết: “Bi kịch của thị trường chứng khoán Trung Quốc là nguyên nhân khiến nó liên tục sụt giảm và không còn hy vọng phục hồi”.

7. Ông Putin đang 'hướng rắc rối về phía đông'

Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nói: “Ông Putin là người bạn thân nhất của tôi”.

Vào ngày 6/2, cuộc phỏng vấn kéo dài hơn hai giờ giữa nhà báo nổi tiếng người Mỹ, Tucker Carlson và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được phát sóng trên truyền thông nhà nước Nga, trang web cá nhân và mạng xã hội của nhà báo Tucker Carlson. Đây là chủ đề được thảo luận sôi nổi trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Ông Putin nói với Carlson: "Phương Tây lo sợ một Trung Quốc hùng mạnh hơn là một nước Nga hùng mạnh, bởi Nga có 150 triệu dân, trong khi Trung Quốc có 1,5 tỷ dân, và nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt - tăng hơn 5% mỗi năm, trước đây còn cao hơn nữa. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, con số này đã đủ. Chính trị gia Bismarck từng nói: Điều quan trọng nhất là tiềm năng. Tiềm năng của Trung Quốc là vô cùng to lớn, xét về sức mua tương đương, hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP đứng đầu thế giới. Đã vượt qua Mỹ từ lâu và tốc độ tăng trưởng vẫn không ngừng tăng nhanh”.

Ở đây, bề ngoài, ông Putin đang ca ngợi Trung Quốc, nhưng thực tế, ẩn ý của ông là: Nga không phải là kẻ thù số một của phương Tây, mà là chính quyền Trung Quốc; phương Tây nên nhắm vào Trung Quốc chứ không phải Nga.

Một số nhà bình luận chính trị cho rằng, ông Putin đang cố gắng "hướng rắc rối về phía đông". Giáo sư Diệp Diệu Nguyên, Giảng viên cao cấp về Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học St. Thomas ở Hoa Kỳ, thẳng thắn nói rằng, những lời của ông Putin rõ ràng là một “cú đâm sau lưng” Trung Quốc.

8. Cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Công vẫn tiếp tục

Theo Minghui.com đưa tin vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, ba nữ học viên Pháp Luân Công lớn tuổi là bà Đặng Tú Quế, 74 tuổi; bà Đỗ Ánh Phần, 70 tuổi, và bà Dương Quế Hoa, 67 tuổi sẽ bị giam giữ bất hợp pháp tại Tòa án quận Thuyền Sơn, thành phố Toại Ninh một lần nữa vào ngày 19/2/2024.

Đã gần 25 năm kể từ khi nhà độc tài chính quyền Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, và cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra. Trong 25 năm qua, mặc dù chính quyền Trung Quốc đã sử dụng mọi thủ đoạn hèn hạ tà ác nhất từ ​​xưa đến nay, nhưng vẫn không thể đánh bại được Pháp Luân Công. Ngược lại, Pháp Luân Công đã bất chấp sóng gió do ĐCSTQ gây ra và đã lan rộng hơn nữa đến 156 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc và Châu Phi.

Tại sao? Bởi vì Pháp Luân Công không phải là khí công thông thường mà là Phật Pháp.

Từ xa xưa, việc đàn áp Phật Pháp đã là một tội ác nghiêm trọng. Việc ĐCSTQ nhất quyết tiếp tục đàn áp Phật Pháp là một tội ác lớn phản Thiên, phản quốc, hại dân, hại bản thân và con cháu.

Cuộc đàn áp Phật Pháp này đã khiến ĐCSTQ hết sai lầm này đến sai lầm khác, hết tội ác này đến tội ác khác mà không có điểm dừng.

9. Kỳ nghỉ năm mới lạ lùng

Năm nay, trong thông báo về lịch nghỉ lễ năm 2024 được Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành vào đêm Giao thừa, kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán được sắp xếp từ mùng 1 đến mùng 8 (từ ngày 10-17/2), không bao gồm ngày 30 Tết trong kỳ nghỉ lễ theo quy định. Vụ việc đã gây ra nhiều tranh cãi và khiến dư luận bất bình. Có nhiều suy đoán rằng ‘Đêm giao thừa’ (除夕 - Chúxì) có cách phát âm giống như ‘loại bỏ thói quen xấu’ (除習 - Chú xí). Do đó, ĐCSTQ có thể đã cố ý loại bỏ ngày 30 Tết khỏi kỳ nghỉ lễ để ngăn chặn mọi người tham gia vào các hoạt động truyền thống và tập trung vào việc loại bỏ các "thói quen xấu" theo ý họ.

Năm 1976 cũng là năm Thìn, vào năm đó, nhiều sự kiện chấn động đã xảy ra ở Trung Quốc: mưa thiên thạch ở Cát Lâm, động đất lớn xảy ra ở Đường Sơn, các lãnh đạo ĐCSTQ Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông lần lượt qua đời vì bạo bệnh, còn vợ của Mao là Giang Thanh và những người trong " Tứ Nhân Bang" đã bị bắt.

Năm 2024 sẽ lại là Năm Rồng. Ngay khi bước vào Năm Thìn, ĐCSTQ đã gặp phải hàng loạt điềm xấu. Tại sao?

Năm 2004, The Epoch Times đã xuất bản một loạt bài xã luận “Cửu bình”, vạch trần bản chất giả dối, tà ác, hung hãn, phản Thiên, phản Địa, phản nhân, phản Thần của ĐCSTQ.

Cái ác tất sẽ bị trừng phạt, một trăm năm qua, chính quyền Trung Quốc đã làm bao nhiêu tội ác và mắc vô số nợ máu người dân, đã đến lúc 'nợ phải hoàn trả'.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: Năm Rồng, 9 điềm xấu mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt