Thiên Khoan: Thời kỳ Hậu ĐCSTQ và tương lai nhìn từ các lời tiên tri (2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những người tu hành tinh thông thiên tượng, dịch số, trong cõi hồng trần lặng lẽ quan sát những điều huyễn hoặc của thế gian, để lại những lời tiên tri về tương lai vào những thời điểm khác nhau, mang lại sự gợi mở và cảnh báo cho con người ngày nay.

Xem lại phần 1

Các dự ngôn khác tiên tri ĐCSTQ diệt vong, Trung Hoa Dân Quốc trở lại Nam Kinh

Về lời tiên tri Trung Hoa Dân Quốc trở lại thủ đô Nam Kinh, bài thơ sấm của đại sư Bộ Hư núi Thiên Thai có viết rằng:

"Nam Triều kim phấn thái bình xuân, vạn lý sơn hà xứ xứ thanh". (Nam Triều vàng hồng xuân thái bình, giang sơn vạn dặm khắp nơi xanh)

Câu này ám chỉ Kiến Khang, tên cũ của Nam Kinh, và là kinh đô của Nam Triều.

Lưu Bồi Trung, một Chân nhân Đạo gia, và là quan Khâm thiên giám của triều đại nhà Thanh, đã viết trong những bài thơ tiên tri của mình rằng:

“Độc ma loạn thế kiếp tương lâm, vũ trụ mê mông thiên địa hôn”. (Ma độc loạn thế kiếp sẽ đến, vũ trụ u mê trời đất tối)

“Thiên thời hạo kiếp vạn quốc sầu, long đầu xà vĩ ác ma hưu”. (Thiên thời đại kiếp vạn nước sầu, đầu rồng đuôi rắn ác ma chết)

“Mã quy cựu tào độ Trường Giang, Kim Lăng trùng chỉnh hồi cố hương, tảo tận quần ma an thiên hạ, chung quy Trung Quốc định gia bang”. (Ngựa về máng cũ vượt Trường Giang, Kinh Lăng sửa lại về cố hương, quét sạch bầy ma thiên hạ yên, cuối cùng Trung Quốc được yên bình)

Điều này trực tiếp chỉ ra rằng, sau khi vận trình con rồng đỏ ác ma ĐCSTQ làm loạn thế gian qua đi, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sẽ "ngựa về máng cũ", trở về thủ đô Nam Kinh cũ, sau đó “quét sạch bầy ma”, thiên hạ yên định, Trung Hoa bước vào một tương lai mới hoàn toàn.

Ngoài những dự đoán chính thống được lưu truyền rộng rãi trong thế gian, đại sư Chương Gia đời thứ 7 - người tinh thông thiên tượng, trước khi viên tịch đã tuyên bố rõ là ông sẽ dừng chuyển sinh trước khi khôi phục Trung Quốc, đợi đến khi Trung Hoa Dân Quốc giành lại Đại lục ông theo nguyện sẽ lại trở lại. Lúc đó con cháu của Ủy ban Mông Cổ và Tây Tạng xe mang pháp khí đến chùa Trấn Hải ở núi Ngũ Đài để tìm kiếm linh đồng chuyển sinh đời tiếp theo, người ghi chép sẽ đưa nó vào di chúc của đại sư, điều này đã trở thành một lời sấm mà ít người biết.

Di chúc của đại sư Chương Gia. (Phạm vi công cộng)

Tương lai Trung Quốc sau khi ĐCSTQ diệt vong

Về người đứng đầu tương lai của Trung Quốc sau khi ĐCSTQ sụp đổ, hình tượng 47 trong "Thôi bối đồ", lời tụng nói rằng:

"Vô vương vô đế định càn khôn, lai tự điền gian đệ nhất nhân, hảo bả cựu thư đa độc đáo, nghĩa ngôn nhất xuất kiến anh minh”. (Chẳng đế chẳng vương định càn khôn, người đệ nhất từ chốn điền viên. Đem cuốn sách xưa ra đọc nhiều, lời nghĩa hễ nói thấy anh minh)

“Chẳng đế chẳng vương định càn khôn” chỉ ra rằng chính trị Trung Quốc trong tương lai sẽ là một nước cộng hòa dân chủ, chủ quyền thuộc về nhân dân.

"Người đệ nhất từ chốn điền viên", có nghĩa đen là nguyên thủ quốc gia tương lai sinh ra ở một vùng nông thôn, và xuất thân từ một gia đình nghèo. Trong suốt lịch sử Trung Quốc, có vô số người xuất thân nghèo khó rồi lên ngôi hoàng đế. Nếu diễn giải nó theo nghĩa đen, thì không thể giải thích được “người đệ nhất”. Thực tế, nếu nhìn vào các tượng các triều đại trong “Thôi bối đồ”, chúng ta có thể thấy câu thứ ba của bài thơ tụng thường là câu đố chữ, Do đó cụm từ “Lai tự điền gian đệ nhất nhân” (來自田間第一人) sẽ hợp thành tên của vị nguyên thủ quốc gia này.

“Đem cuốn sách xưa ra đọc nhiều, lời nghĩa hễ nói thấy anh minh”, câu này chỉ ra hai đặc điểm chính của nguyên thủ quốc gia tương lai, đó là đề cao truyền thống và ủng hộ công lý. Sách cũ không chỉ đề cập đến kinh điển cổ đại, mà còn đề cập đến những tác phẩm kinh điển chứa đựng tinh hoa của nền văn minh Trung Quốc, tương ứng với hơn 40 cuốn sách và hai cuộn tranh trong hình vẽ tượng 47, phản ánh mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia tương lai và các vị Thánh nhân truyền Pháp.

Thôi Bối Đồ – Tượng 47 (Ảnh: qua Epoch Times)

Vì sao gọi là “lời nghĩa”? Trong thời đại đạo đức cao đẹp, chính trực là đức tính tự nhiên của con người, khó thể hiện được giá trị của nó, chỉ vào thời điên đảo thị phi, âm dương đảo lộn, thiện lượng bị đàn áp nặng nề, lời dối trá rợp trời, còn thế nhân chỉ quan tâm đến lợi ích mà nhắm mắt làm ngơ, thì “lời nghĩa” mới nổi bật, đưa ra lựa chọn giữa thiện và ác, lên tiếng bảo vệ nạn nhân trước mặt kẻ mạnh, đặt nền móng cho vô lượng công đức trong tương lai, và xứng đáng là người lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc sau khi ĐCSTQ sụp đổ.

Trong "Càn khôn vạn niên ca" có câu dự ngôn:

"Thủy biên điền thượng mễ lang lai, trực nhập Trường An vi hoàng đế". (Bên nước trên ruộng chàng lúa đến, tiến thẳng Trường An làm hoàng đế).

Câu này dự đoán rằng nguyên thủ quốc gia tương lai "bên nước trên ruộng" sẽ dời đô đến Tây An và đổi tên thủ đô thành Trường An, trở thành "Hoàng đế Quan Trung" thực sự trong dự ngôn.

Trong "Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc" không quy định thủ đô nằm ở đâu, nói chung đều coi nơi đặt trụ sở của chính quyền trung ương ngang với thủ đô. Năm 1949, chính quyền trung ương được chuyển đến Đài Loan, sau nhiều lần di chuyển. Bắc Kinh và Nam Kinh lần lượt được chọn làm thủ đô. Thủ đô được chuyển đến Lạc Dương trong Sự kiện ngày 28 tháng 1, đến Trùng Khánh trong Chiến tranh chống Nhật, và sau khi thực thi Hiến pháp ở Nam Kinh, nó đã trải qua nhiều lần di dời, và cuối cùng chuyển từ Thành Đô đến Đài Bắc.

Thời nhà Hán và nhà Đường, khi Trường An là thủ đô, là thời kỳ hoàng kim của sự rộng lượng và khoan dung của nền văn minh Trung Quốc, kể từ thời nhà Hán và nhà Đường, trong hàng nghìn năm qua, chưa có triều đại nào lấy Quan Trung làm kinh đô. Nếu Trung Quốc một lần nữa thành lập kinh đô ở Trường An trong tương lai, thì đó sẽ là điềm báo may mắn cho nền văn hóa Trung Hoa một lần nữa được huy hoàng.

Bĩ cực thái lai, văn hóa Trung Hoa gây dựng lại non sông

Vào năm 2017, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã lưu diễn tại Đài Loan. Trong vở vũ kịch "Chí lớn của quan lại xưa", đã diễn cảnh một sĩ quan của Trung Hoa Dân Quốc bị thương, trong mộng đã quay lại cảnh Trận chiến Xích Bích và được gợi mở. Sau khi tỉnh mộng, ông thề quyết chí “gây dựng lại non sông”, và cuối cùng đã thắng trận. Kết thúc màn trình diễn, ca khúc “Mai hoa” do giọng nữ cao Cảnh Hạo Lam hát đã gột rửa lòng người. Hoa mai, quốc hoa không sợ giá lạnh, kiên trì bền bỉ, tượng trưng cho một Trung Hoa hùng vĩ tái hiện sức sống trong mùa đông lạnh giá, đồng thời mang đến cho khán giả niềm hy vọng “phục hưng văn hóa Trung Hoa”.

Tượng 43 của “Thôi bối đồ”. (Miền công cộng)

Khi lịch sử bước vào thời điểm chuyển giao giữa năm 2023 và 2024, nhìn lại lịch sử quá khứ, cũng như những lời tiên tri cổ kim về ĐCSTQ và Trung Hoa Dân Quốc, không khó để tìm thấy điều đó ngay từ nghìn năm trước trong “Thôi bối đồ”, Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đã quan sát thất rất rõ ràng. Niềm hy vọng và triển vọng tương lai của văn hóa Trung Hoa ẩn chứa trong lời tiên tri của tượng 43.

Năm Quý Mão 2023 là năm Thỏ (người Hoa gọi là năm Thỏ, người Việt gọi là năm Mèo), thiên can Quý thuộc Thủy, màu đen nên là Thỏ đen. Năm Giáp Thìn năm 2024 là năm Rồng, thiên can Giáp Mộc, tượng trưng bằng màu xanh. Lời tụng tượng 43 là "Thỏ đen bước vào hang Rồng xanh", tức đã xác định rõ thời điểm then chốt của lịch sử là từ năm 2023 bước vào năm 2024, trùng với thời điểm tổng tuyển cử ở Đài Loan.

Trong hình vẽ của tượng 43, người lớn ở phía tây bắc đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Trung Quốc Đại lục, trong khi đứa trẻ mặc quan phục ở phía đông nam đại diện cho Trung Hoa Dân Quốc đã rút lui về Đài Loan. Đôi mắt của người lớn dán chặt vào đứa trẻ, phản ánh cái nhìn lăm le thèm muốn của ĐCSTQ đối với Đài Loan, sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc luôn là mối quan tâm của ĐCSTQ, và ĐCSTQ luôn chú ý đến mọi động thái của Đài Loan. Đứa trẻ nhìn thẳng về phía trước, bình tĩnh bước về phía trước, điều này tương ứng với việc Đài Loan không sợ sự uy hiếp của ĐCSTQ, kiên định theo đuổi con đường riêng của mình.

Người lớn giơ tay trong một cử chỉ tấn công, phản ánh mối đe dọa vũ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đài Loan, trong khi trẻ em giơ tay trong một cử chỉ phòng thủ tương ứng với việc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vũ trang bảo vệ Đài Loan. Đứa trẻ mặc quan phục lộng lẫy cho thấy rằng, mặc dù phạm vi kiểm soát thực tế của Trung Hoa Dân Quốc còn nhỏ, nhưng đó là chính thống Trung Hoa.

“Chỉ có trên cây rễ bên ngoài, trong ba mươi năm con cháu sinh”, câu này miêu tả sinh động rằng, sau sự thay đổi của Trung Quốc Đại lục vào năm 1949, gốc rễ của nền văn minh Trung Hoa đã chuyển đến Đài Loan bên kia eo biển Đài Loan. Về địa lý, phân nhánh long mạch phía nam của Trung Hoa bắt đầu từ các đảo Kim Môn, Ô Khâu, Mã Tổ, băng qua eo biển, sau đó ngưng tụ thành dãy núi trung tâm của Đài Loan. Đỉnh chính là Ngọc Sơn, cao 3952 mét, được sử dụng làm nơi bảo tồn và lưu giữ văn hóa Trung Hoa trong thời gian con ma đỏ làm loạn Hoa Hạ.

Năm 1949, chính quyền trung ương của Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chuyển đến Đài Loan, đồng thời mang theo kho báu của Tử Cấm Thành, truyền nhân Thiên sư Đạo giáo, Diễn Thánh công Nho gia, và Đại sư Chương Gia đời thứ 7 của Phật gia đến Đài Loan, mang gốc rễ văn hóa Trung Hoa tới Đài Loan.

"Trong ba mươi năm con cháu sinh" dự đoán rằng trong ba mươi năm kể từ khi Thánh nhân giảng Pháp năm 1992 đến nay, những sứ giả chân chính của văn hóa Thần truyền Trung Hoa sẽ đơm hoa kết trái bên ngoài Trung Quốc Đại lục, và những nỗ lực trong ba mươi năm qua sẽ đón mùa thu hoạch. Lời tiên tri trong “Càn khôn vạn niên ca” lặp lại điều này với câu "Cành kia nở hoa ra quả đỏ. Lấy lại Giang Nam như nguyện xưa", đã chỉ ra rằng, nền văn hóa chính thống của Trung Hoa sẽ nở rộ và sinh hoa kết trái ở bên ngoài, và sự chính thống của Trung Hoa Dân Quốc sẽ quay trở lại cố đô Giang Nam.

Văn hóa Trung Quốc luôn có sự phân biệt giữa Hoa và Di, nhấn mạnh vào chính thống. Khổng Tử nói: “Khi Di Địch có vua cũng không bằng các nước Hoa Hạ khi không có vua”. Danh không chính thì ngôn không thuận, làm sao đất nước của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể được gọi là Trung Hoa? Chỉ khi đất nước trong sạch, chính danh, thì nền văn hóa chính thống mới được hồi sinh. ĐCSTQ là một bóng ma đến từ phương Tây, dùng bạo lực và dối trá để nô dịch và bắt cóc người dân Trung Quốc, đây là một lịch sử ô nhục kể từ khi nó ra đời.

Trung Hoa Dân Quốc tuy không có hoàng đế nhưng nền văn minh của nước này được kế thừa từ sự chính thống của các triều đại Hán, Đường, Tống và Minh. Quốc tỷ (ngọc tỷ truyền quốc) vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, và là biểu tượng sự chính thống của đất nước như chính chủ của Trung Hoa. Sau Đảng Cộng sản Trung Quốc cướp đoạt chính quyền, không có quốc tỷ, chỉ có một con dấu của chính quyền trung ương, và đã bị vứt bỏ. So với “Trung Hoa Dân Quốc chi tỷ" làm bằng ngọc bích điểm hoa mai, thì khác biệt như như mây với bùn.

Tất cả các triều đại chính thống ở Trung Quốc đều có niên hiệu, kể cả Trung Hoa Dân Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc không có hệ thống niên đại phù hợp với truyền thống Trung Quốc. Điều tệ hơn là ĐCSTQ đã tiêu hủy chữ Hán chính thống, còn Trung Hoa Dân Quốc đã tiêu chuẩn hóa việc sử dụng chữ Hán chính thể, và sử dụng trong các văn bản, công văn chính thức, điện tín ngoại giao, tuân theo sự sang trọng của những ngôn từ trong sáng và đẹp đẽ trong tiếng Hán cổ.

Việc Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục tồn tại có sức mạnh tự nhiên, đã hiển lộ rõ sự giả dối của ĐCSTQ. Về vấn đề này, ĐCSTQ đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để che đậy sự thật rằng Trung Hoa Dân Quốc vẫn tồn tại, và ngăn chặn sự xuất hiện của quốc huy, quốc kỳ và các biểu tượng quốc gia khác của Trung Hoa Dân Quốc, nó còn tỏ ra phô trương dựng “Bia kỷ niệm Trung Hoa Dân Quốc diệt vong” ở Nam Kinh, và Phòng Triển lãm Di tích Văn hóa và Tài liệu Lịch sử của Phủ Tổng thống, được thành lập tại Khu thắng cảnh Dinh Tổng thống Nam Kinh, trưng bày "Trung Hoa dân quốc chi tỷ" giả mạo, để khiến người dân Trung Quốc tin rằng, Trung Hoa Dân Quốc đã trở thành lịch sử. Đây chỉ là bịt tai trộm chuông, chỉ tạo thêm trò cười cho thiên hạ.

Trung Hoa Dân Quốc chi tỷ. (Do Phủ Tổng thống cung cấp)

Lời tiên tri của tượng 40 trong "Thôi bối đồ" là: "Không có đất mà có chủ" (Vô thổ hữu chủ), đã tiên tri rằng Trung Hoa Dân Quốc sẽ rút lui về Đài Loan, và mất lãnh thổ Đại lục, nhưng nó đã có luôn là chính chủ của Trung Hoa Thần châu. Bức tranh vẽ “Ba đứa trẻ cầm bánh xe” tượng trưng cho tình trạng Đại Pháp do Thánh nhân dạy được truyền bá khắp Trung Hoa trong tình trạng bị phân chia làm 3 (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công). Lời tụng “Nếu gặp Mộc Tử băng sương tan” đã chỉ ra rằng vị Thánh nhân họ Mộc Tử, truyền bá Đại Pháp cứu thế, xóa tan những rào cản lịch sử và chính trị giữa ba vùng lãnh thổ, và tinh hoa của văn hóa Trung Hoa sẽ ngưng tụ nhân tâm của 3 vùng lãnh thổ. Sự truyền bá rộng rãi của Chính Pháp ở Đài Loan dưới sự cai quản của Trung Hoa Dân Quốc, cũng làm nổi bật sự hắc ám tàn khốc của sự thống trị của ĐCSTQ bên kia eo biển Đài Loan.

Dưới thiên tượng âm dương đảo ngược, quyền lực của ĐCSTQ liên tiếp giành chiến thắng, cũng giống như kẻ ác không ngừng đắc thế, người tốt liên tiếp bị thua thiệt, còn người thiện lương không có nơi nào để kêu oan, điên đảo thị phi. Tuy nhiên, sự thăng trầm, hỗn loạn đều là thử thách của Thượng Thiên, hối cực sinh minh, bác cực tất phục, bĩ cực thái lai, đó là quy luật của vũ trụ, mây đen không thể che khuất mặt trời. Trong cuộc binh biến "Dũng sĩ cửa sau vào cung vua", vận nước ‘cướp được’ của ĐCSTQ trong 80 năm qua sẽ kết thúc. Khi sự chính thống của Trung Hoa quay trở lại vùng đất Thần Châu, thì nền văn hóa Trung Hoa đã trải qua bao ma nạn cuối cùng sẽ bĩ cực thái lai, đón nhận một cuộc phục hưng chân chính. Nền văn minh Trung Hoa sẽ tạo nên một thời đại hoàng kim chưa từng có. Những người vượt qua kiếp nạn cũng bước vào một kỷ nguyên mới mà lời tiên tri đã nói “Đỏ vàng đen trắng không phân biệt, đông tây nam bắc đều thuận hòa”.

Ngày 30 tháng 6 năm 2023, trong cơn mưa xối xả, tấm bài vị tưởng niệm Đội quân chống cộng cứu quốc Vân Nam của Trung Hoa Dân Quốc đã được long trọng cất giữ tại Đền thờ Liệt sĩ (Xem video), những trung hồn lang thang nơi đất khách bảy mươi năm trở về tổ quốc. Sấm sét trên bầu trời trong buổi lễ báo hiệu sự mở đầu cho một thiên tượng mới. Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới, và sự diệt vong của ĐCSTQ, như lời tiên tri trong “Kim Lăng tháp bi văn” đã nêu rõ: “Anh hùng nhổ sạch lông trong đá, máu chảy cột cờ vạn người khóc”, tất cả các thành phần trong con rồng đỏ của ĐCSTQ sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.

Ông Trời có đức hiếu sinh, nhưng từ bi và uy nghiêm cùng tồn tại. Dòng chảy lớn của lịch sử sẽ không dừng lại do tình cảm, thái độ của thế nhân. Các cá nhân, tập thể và thậm chí cả chính phủ các quốc gia, liệu có nhảy ra khỏi trở ngại trùng trùng của các trào lưu tư tưởng hiện đại, và đưa ra lựa chọn đúng đắn trước những biến đổi to lớn của lịch sử hay không, sẽ quyết định tương lai và phước lành của chính họ trong thời đại mới.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Thiên Khoan, không hẳn là của NTDVN)

(Hết)

Thiên Khoan - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch (có lược bớt)



BÀI CHỌN LỌC

Thiên Khoan: Thời kỳ Hậu ĐCSTQ và tương lai nhìn từ các lời tiên tri (2)