Thiên Khoan: Thời kỳ Hậu ĐCSTQ và tương lai nhìn từ các lời tiên tri (1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hóa dự ngôn xuyên suốt sự thịnh suy của các triều đại Trung Hoa, những người tu hành thông thạo thiên tượng, lý số trong cõi hồng trần, lặng nhìn thế sự biến ảo. Các thời kỳ khác nhau đã để lại những dự ngôn về tương lai, để gợi mở và cảnh báo cho người hiện nay.

Trong lịch sử ngày nay, khi dịch bệnh tái bùng phát ở Trung Quốc, nhìn lại dự ngôn cổ kim, trong thế giới rối ren, mù mịt này, nó có tác dụng gợi mở phân biệt chính tà, thiện ác.

Đối với cách giải thích khác nhau của các dự ngôn, từ lâu đã là vấn đề tranh cãi, cũng luôn không thiếu những người có ý định bóp méo dự ngôn, qua đó lấy lòng những người nắm quyền. Ví như đem lãnh tụ ĐCSTQ so sánh với Thánh nhân trong dự ngôn, đem dự ngôn đề cập đến tương lai con người bước vào kỷ nguyên đại đồng, giải thích là sự hiện thực hóa của chủ nghĩa cộng sản vân vân…

Tuy nhiên, trời đất vận hành có quy luật, tác giả của các dự ngôn khác nhau dù ở những cảnh giới khác nhau, đối với tương lai có cách mô tả khác nhau về trọng tâm, nhưng mạch chủ đạo, bối cảnh quan trọng, sự thay đổi chính quyền, thì đều có thể xác minh tương hỗ. Đối với nội dung của từng bài dự ngôn, nếu giải thích cô lập, thì khó có thể đối chiếu với các dự ngôn khác. Người viết chỉ từ dự ngôn về thời kỳ hậu Đảng Cộng sản Trung Quốc và tương lai của Trung Hoa làm điểm đột phá chính, để độc giả tham khảo.

Dịch bệnh bắt nguồn từ Giang Hán, khí vận ĐCSTQ suy tàn

Bài thơ của Thiền sư Hoàng Bách nói:

“Chuột đỏ thời giống vận không giống, cảnh đẹp Trung Nguyên không phải công. Phương Tây lại thấy quân Nam đến, vừa đến rắn vàng vẫn đã hết”.

Câu đầu tiên của bài thơ này chỉ rõ vận khí của chính quyền đỏ của ĐCSTQ bắt đầu và kết thúc ở hai năm “Chuột đỏ”.

Năm 1948, năm chuột Mậu Tý, vận khí của ĐCSTQ đang lên cao, đã tiến hành quyết chiến với quân đội của Trung Hoa Dân Quốc ở cả ba hướng Đông Bắc, Hoa Đông, và Hoa Bắc Trung Quốc, và đã giành được thắng lợi. Quân đội Hồng quân chiếm được nửa giang sơn từ phía bắc sông Dương Tử. Và tháng 4 năm sau ĐCSTQ vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh, và tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949.

Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Đại sư Chương Gia từng tiên đoán “Thắng không rời An, bại không rời Loan”, khuyên chính phủ Quốc dân di dời thủ đô đến Tây An, để ổn định Diên An. Chính phủ Quốc dân cũng từng có kế hoạch thành lập kinh đô Tây Kinh, nhưng khi đó Tưởng Giới Thạch không đồng ý, chọn quay về Nam Kinh. ĐCSTQ lui về đất Tần, và đã nhanh chóng lớn mạnh ở Diên An. Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc quay về Nam Kinh lại ứng với lời nguyền “Chính quyền ở Kinh Lăng thường ngắn ngủi”, sau đó trải qua nhiều lần di dời, cuối cùng di dời thủ đô đến Đài Bắc, mới được ổn định, được duy trì cho đến ngày nay.

Thời gian trôi qua và hoàn cảnh đã thay đổi, đến năm 2020, năm chuột Canh Tý, dịch bệnh bùng phát toàn diện ở Vũ Hán, và nhanh chóng lan rộng ra cả nước, sau đó lan rộng ra thế giới. Trong ba năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt toàn diện đối với dịch bệnh “Zero-Covid”. Hành vi che giấu dịch bệnh, phong tỏa khắc nghiệt đã khiến hàng loạt người chết, đã khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ, dần dần nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ, các vụ bạo loạn dân chúng liên tiếp diễn ra.

Trung Thổ lại thấy treo cờ đẹp, hoa đỏ lụi tàn hoa trắng nở

Bài tụng quẻ tượng thứ 53 trong Thôi Bối Đồ rằng: "Một đứa con hiếu từ phương Tây đến, nắm giữ càn cương thiên hạ an, Trung Thổ lại thấy treo cờ đẹp, người trước không tài bằng người sau".

Bài tụng này miêu tả cảnh Thiên tử ở Trung Quốc nắm giữ càn cương (giềng mối của Trời, Đạo Trời), bỏ Đảng giữ chính quyền, chính quyền chuyển giao hòa bình, lần thứ hai xuất hiện treo cờ đẹp ở Trung Quốc.

Cờ "Thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng" của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). (Miền công cộng)

Trong lịch sử cận đại Trung Quốc, cờ của các chính quyền đã thay đổi ba lần, từ cờ ngũ sắc của chính phủ Bắc Dương chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đến cờ "Thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng" được quy định trong Luật quốc huy và quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc, được thông qua năm 1928, rồi đến cờ "Ngũ tinh hồng kỳ" của ĐCSTQ.

Ngày nay, cờ ngũ sắc đã trở thành dĩ vãng, cờ "máu" của ĐCSTQ đã nhuốm đầy nợ máu, không thể gọi là "treo cờ đẹp". Còn cờ "Thanh thiên bạch nhật địa địa hồng" của Trung Hoa Dân Quốc, với biểu tượng to lớn và đẹp đẽ, đã trải qua chiến tranh, mặc dù bị cấm nghiêm ngặt ở Trung Quốc, nhưng vẫn luôn tung bay trên bầu trời Đài Loan, Kim Môn, Mã Tổ và các khu phố người Hoa trên khắp thế giới.

Giải thích:

  • "Một đứa con hiếu từ phương Tây đến" là ám chỉ người kế thừa của Trung Hoa Dân Quốc, có thể là một nhân vật hiện đang ở nước ngoài.
  • "Nắm giữ càn cương thiên hạ an" là ám chỉ người này sẽ nắm Thiên Đạo và đưa đất nước Trung Quốc trở lại hòa bình và ổn định.
  • "Trung Thổ hai lần thấy treo cờ đẹp" là ám chỉ lần thứ hai cờ "Thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng" của Trung Hoa Dân Quốc xuất hiện ở Trung Quốc Đại lục.
  • "Người trước không bằng người sau tài" là ám chỉ người kế thừa của Trung Hoa Dân Quốc sau này sẽ tài năng hơn những người tiền nhiệm.

Bài tụng này được nhiều người Trung Quốc tin tưởng là dự đoán về sự sụp đổ của đảng Cộng sản Trung Quốc và sự phục hưng của Trung Hoa Dân Quốc.

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc rút về Đài Loan năm 1949.

Năm 1971 khi Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Liên hợp quốc.

Năm 1979 khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc, và thiết lập quan hệ ngoại giao với chế độ ĐCSTQ. Các nước bạn bè trước đây của Trung Hoa Dân Quốc tới tấp kết giao với ĐCSTQ, số lượng các quốc gia mà Trung Hoa Dân Quốc có quan hệ ngoại giao đã giảm xuống thấp nhất.

Do sự bắt nạt và áp bức liên tục của ĐCSTQ trên thế giới, Đài Loan bị loại khỏi các tổ chức quốc tế khác nhau. Trước tình hình quốc tế nghiêm trọng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã rút lui về Đài Loan, dần dần từ bỏ tuyên bố mình là Trung Quốc chính thống, và chuyển từ tấn công sang phòng thủ trước các chính sách của ĐCSTQ.

ĐCSTQ không ngừng tấn công Trung Hoa Dân Quốc, vì chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút lui về Đài Loan, nên ĐCSTQ tự gọi chế độ của họ là Trung Quốc. Tuy nhiên, chừng nào Trung Hoa Dân Quốc còn tồn tại, thì ĐCSTQ sẽ không thể nhằm xóa tan nỗi bất an về việc tiếm quyền, cướp đất nước, họ luôn gọi bên kia eo biển Đài Loan là “đương cục Đài Loan”. Lá cờ của Trung Hoa Dân Quốc bị kiểm duyệt nghiêm ngặt trên mạng xã hội ở Trung Quốc Đại lục. ĐCSTQ dùng mọi thủ đoạn có thể để xóa bỏ tính hợp pháp của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Tuy nhiên, quá trình lịch sử thường diễn biến bất ngờ, ít người nghĩ rằng Liên Xô rộng lớn sẽ đột ngột tan rã chỉ sau một đêm. Tương lai của Trung Quốc có thể được dự đoán trong "Vũ Hầu bách niên kê": "Xưng hùng Đông Thổ thời đã hết, vật về với chủ không kỳ lạ".

ĐCSTQ tiếm đoạt quyền lực, chiếm đóng Đông Thổ đã đến hồi kết, Trung Quốc có thể sẽ có biến đổi bất ngờ, “vật về với chủ”.

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2015, Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu, khi đó là Tổng thống nước Cộng hòa Trung Hoa, đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo cao nhất của cả hai bên trong 66 năm, kể từ khi hai bờ eo biển Đài Loan bị chia cắt về mặt chính trị.

Tượng thứ 46 của “Thôi bối đồ” rằng: “Bên trong cửa Đông giấu kiếm vàng, cửa sau dũng sĩ vào cung vua”.

Câu này đã tiên tri người đứng đầu ĐCSTQ sẽ mất quyền lực do đảo chính, sự thống trị của ĐCSTQ ở Trung Quốc Đại lục cùng tiến vào hồi kết.

Về chính phủ mới của Trung Quốc sau khi Hồng triều của ĐCSTQ kết thúc, “Kim Lăng tháp bi văn” tiên tri rằng: “Hoa đỏ lụi tàn hoa trắng nở, trên núi tử kim mỹ nhân đến”.

Sau khi “hoa đỏ” tượng trưng cho chế độ ĐCSTQ lụi tàn, đất Trung Hoa sẽ đón “hoa trắng” nở. Tuy nhiên “hoa trắng” là gì thì nhiều người giải thích tiên tri không đề cập đến. Trên thực tế, nếu bạn nhìn quốc huy của Trung Hoa Dân Quốc, đó là mặt trời trắng gồm 12 tia sáng trắng, thực sự có hình dạng giống như những cánh hoa, đây thực sự là một hình ảnh khác của một "bông hoa màu trắng".

Quốc huy của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) giống như một bông hoa trắng. (Miền công cộng)

Nửa câu sau dùng “Núi Tử Kim” nằm ở Nam Kinh, thủ đô cũ của Trung Hoa Dân Quốc, ngụ ý hình ảnh quyền lực chính trị, phù hợp với “hoa trắng” ở nửa đầu câu.

Nếu Trung Hoa Dân Quốc trở về cố hương ở Trung Quốc Đại lục sau khi chế độ ĐCSTQ sụp đổ, tám mươi năm cai trị cường quyền đầy bạo lực của ĐCSTQ không thể được coi là một triều đại độc lập, được xếp cùng với tất cả các triều đại khác của Trung Quốc trong lịch sử. Bởi vì lịch sử của Trung Hoa Dân Quốc vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ, ĐCSTQ chỉ là một băng nhóm nổi dậy cố thủ trên lãnh thổ cướp đoạt của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu cướp chính quyền cho đến khi sụp đổ, nó đã mang đến thảm họa đau đớn và sâu sắc nhất trong lịch sử cho dân tộc Trung Hoa, cũng sẽ để lại sự suy tư và cảnh giác sâu sắc nhất cho các thế hệ tương lai.

Sau khi ĐCSTQ sụp đổ, để tránh tình trạng bất ổn xã hội, sụp đổ kinh tế, và nguy cơ vũ khí hạt nhân mất kiểm soát, gây tổn hại đến hạnh phúc của người dân và hòa bình khu vực, có lẽ chính quyền trung ương của Trung Hoa Dân Quốc sẽ trở lại Nam Kinh sau tám mươi năm vắng bóng, với sự nỗ lực của các nhà lãnh đạo có chí hướng trong và ngoài nước - những người coi hòa bình và hạnh phúc vĩnh viễn của người dân hai bên eo biển Đài Loan là trách nhiệm của mình, và sự phối hợp của "người Mỹ" (Mỹ nhân), hiện thực hóa lời tiên tri “Trên núi Tử Kim Mỹ nhân đến”. Khi đó, đất nước Trung Quốc cũng sẽ tự nhiên khôi phục lại việc sử dụng chữ Hán phồn thể, xóa bỏ di sản của ĐCSTQ, mở ra một kỷ nguyên mới phục hưng toàn diện văn hóa Trung Hoa.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Thiên Khoan, không hẳn là của NTDVN)

(Còn tiếp)

Thiên Khoan - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch (có lược bớt)



BÀI CHỌN LỌC

Thiên Khoan: Thời kỳ Hậu ĐCSTQ và tương lai nhìn từ các lời tiên tri (1)