Ông Tập bảo vệ long mạch liệu có tránh được lời nguyền không? Làm thế nào thay đổi vận mệnh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Tập Cận Bình rốt cuộc là hoàng đế hay là chủ tịch nước của chính quyền Bắc Kinh, hay là tổng bí thư của ĐCSTQ? Vấn đề này khiến người ta suy ngẫm. 

Nói ông ấy với tư cách là chủ tịch và tổng bí thư, ông ấy được tôn là lãnh đạo tối cao. Còn nói ông ấy là hoàng đế, có thể là thiên mệnh là như thế, nhưng ông ấy lại không giống.

Tại sao lại không giống hoàng đế? Bởi vì từ cổ chí kim, hoàng đế đều là “quân quyền Thần thụ, phụng Thiên thừa vận”. Thần muốn ông ấy vứt bỏ ĐCSTQ, nhưng ông ấy luôn không muốn từ bỏ, khiến cho Thần không thể nào trao quyền cho ông ấy. Do đó ông ấy không thể nào giống hoàng đế được. Ông ấy hình giống, thần không giống. Có một trường hợp rất điển hình, có thể nói rõ về điểm này.

Bảo vệ long mạch

Từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 4 năm 2020, Tập Cận Bình về quê hương ở Thiểm Tây để cúng tế tổ tiên, bí mật đến thôn Đào Nghệ, huyện Phú Bình, để viếng mộ của phụ thân của ông là Tập Trọng Huân.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, chính quyền địa phương đã lấy lòng ông Tập, và còn nghĩ cách kiếm lợi chính trị và kinh tế từ việc đó, nên đã cải tạo, mở rộng xây dựng lớn khu mộ Tập Trọng Huân.

Khu mộ được mở rộng tới 40.000 mẫu Trung Quốc (tức 7411 mẫu Bắc Bộ Việt Nam, tức 2668 ha), tương đương với ⅓ diện tích Hong Kong, rộng gấp 9 lần khu lăng mộ Tôn Trung Sơn, rộng gấp 4 lần khu lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Tuy nhiên, khu lăng mộ rộng lớn như vậy, nhưng lại có một cái bia đá, trên khắc lời của Mao Trạch Đông “Lợi ích của Đảng là trên hết”.

Tập Cận Bình được cho là người tin Thần, tin phong thủy, nhưng qua nội dung bia này, mới thấy rằng, rốt cuộc ông Tập là người tin vào chủ nghĩa Mao. Như thế thì sao có thể là hoàng đế được?

Tuy nhiên ông Tập vẫn luôn không buông bỏ được mệnh thiên tử của mình, do đó trên đường về quê, điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập là dãy núi Tần Lĩnh. Tỉnh Thiểm Tây trước nay luôn làm trái quy định, xây dựng các biệt thự ở Tần Lĩnh. Ông Tập đã bắt Bí thư Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh và những người ban lãnh đạo tỉnh làm lễ ra mắt long mạch Trung Hoa - dãy Tần Lĩnh này.

Những biệt thự của quan chức địa phương ở Tần Lĩnh bị ông Tập ép phá để bảo vệ long mạch. (Chụp video)

Triệu Chính Vĩnh bị phán xử tử hình, được tạm hoãn thi hành án, sau được giảm thành tù chung thân, không được giảm hình phạt hoặc ân xá. Một loạt các quan chức cao cấp của Thiểm Tây đã bị cách chức, giáng chức.

Lẽ nào lễ ra mắt này của ông Tập thực sự là vì Thần của long mạch dãy Tần Lĩnh, nên đã bắt những người phá hoại long mạch này, để ông có thể trở thành bậc chí tôn?

Thuyết long mạch

Giải thích về long mạch, từ cổ chí kim đã có rất nhiều rồi. Trong Kham dư học và Phong thủy học, long mạch là một khái niệm rất quan trọng.

Kham dư học bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Tần Hán. Khái niệm Vương khí xuất hiện vào triều Tần. Đến thời Nam Tống, Khám dư học hòa nhập với Địa lý học, Long mạch và Vương khí hợp nhau, trở thành sự giải thích của huyền bí học. Nếu Vương khí di chuyển và ở trên long mạch, thì nơi đó sẽ sinh ra một đế vương mới.

Triều Đường có trước tác kinh điển Kham dư học là “Tuyết tâm phú”, tác giả là Bốc Ứng Thiên. Ông cho rằng, từ khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa, trong vũ trụ đã có Thái cực âm dương. Vạn vật vạn sự trong vũ trụ cũng tuân theo quy luật vận hành của âm dương mà sinh sôi phát triển. Địa lý, sơn thủy cũng như thế. Sơn thủy một tĩnh một động, hai khí âm dương giao nhau, hình thành long khí. Chân huyệt của long mạch là ở chỗ sơn thủy giao nhau, là nơi tàng phong tụ khí, âm dương phối hợp, sơn thủy hộ vệ.

Phương sĩ nổi tiếng triều Tấn là Quách Phác đã viết Tạng Kinh, trong đó cũng nói rằng, nơi có sinh khí thì địa hình nổi lên, cũng chính là nói long mạch chính là mạch núi. Nơi đất nổi lên chính là long mạch.

Nói tóm lại, long mạch chính là mạch núi uốn lượn nhấp nhô. Do ngoại hình của dãy núi giống như một con rồng khổng lồ uốn lượn, nên gọi là long mạch.

Thời Minh, Thanh, Kham dư học rất thịnh hành, học thuyết long mạch bất kể là trong dân gian hay cung đình, đều được tiếp nhận. Triều Minh, các nhà kham dư trên cơ sở của tiền nhân, đã đề ra lý luận 3 long mạch chính.

Căn cứ vào bố cục kết cấu và phân cấp, long mạch thường được chia thành: Tổ long, cán long, chi long và diệp long. Núi Côn Luân được công nhận là “Tổ của vạn núi, nguồn của long mạch”, là tổ long của long mạch.

Từ núi Côn Luân dọc theo hướng đông nam, phát triển thành 3 long mạch chính: Bắc long, Trung long và Nam long. 3 long mạch chính này gọi là cán long.

3 cán long còn có thể phân chia thành các long mạch nhỏ là chi long, chi long lại phân nhỏ thành các diệp long. Do đó, long mạch có lớn có nhỏ, phân bố khắp các dãy núi.

Trong lịch sử Trung Quốc có 24 vương triều. Nếu chiểu theo mỗi vương triều một long mạch riêng, thì Trung Quốc có ít nhất là 24 long mạch.

Ví dụ, long mạch của Hoàng Đế và Thương Thang đều ở Trung Nguyên - lưu vực sông Hoàng Hà. Long mạch của Đại Vũ ở dãy núi Cửu Long ở huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Long mạch triều Chu ở Kỳ Sơn. Long mạch triều Tần ở Hàm Dương. Long mạch triều Hán ở huyện Bái. Long mạch Tây Tấn ở Hà Nội. Long mạch triều Tùy ở Hoằng Nông. Long mạch triều Đường ở Trường An, Lũng Tây, Thái Nguyên. Long mạch triều Tống ở Khai Phong, Cũng Nghĩa, Lạc Dương. Long mạch triều Nguyên ở thảo nguyên Nội Mông. Long mạch triều Minh ở Phượng Dương, An Huy. Long mạch triều Thanh ở Trường Bạch Sơn, vùng Đông Bắc.

Bản đồ phân bố long mạch Trung Quốc. (Chụp video)

Có lẽ mọi người đã từng nghe nói, sự thay triều đổi đại có liên quan đến sự hưng suy của long mạch. Do đó, trong lịch sử đã xuất hiện rất nhiều sự kiện đào mộ tổ, cắt đứt long mạch.

Sau khi nghe những câu chuyện như thế này, rất nhiều người sẽ nói, các đế vương trong lịch sử, đều dựa vào long mạch mà nổi lên sao? Vậy long mạch có thực sự quyết định mệnh đế vương của một người không? Ông Tập thực sự tin vào long mạch nên mới trừng trị một loạt quan chức tỉnh Thiểm Tây để tế Tần Lĩnh chăng? Tần Lĩnh có phải thực sự là long mạch của ông Tập không?

Chúng ta hãy xem một số câu chuyện lịch sử về long mạch.

Những câu chuyện về long mạch

Trong lịch sử Trung Quốc, từ cổ xưa, các đế vương thực sự đều cực kỳ coi trọng long mạch. Bởi vì long mạch là Thần của mạch núi, là cực điểm của phong thủy, nên không phải tất cả những dãy núi đều có thể gọi là long mạch được. Long mạch ắt phải là mạch núi có ngoại hình liên tục kéo dài nhấp nhô, sinh khí quán thông, có đầu có cuối, có cội có nguồn, có cành có nhánh.

Mạch núi là sơn long, sông là thủy long. Sơn long chủ quý tiện, thủy long chủ phú bần. Ví như, Bắc Kinh là vùng đất đầu của sơn long, hiển thị khí quan quý. Thượng Hải là đất thủy long Trường Giang nhả khí, hiển thị khí tài phú.

Kham dư học cho rằng, thông thường nơi linh khí long mạch tụ tập chính là bảo địa phong thủy, có thể khiến người ta vinh hoa phú quý, hưng vượng hiển đạt. Nơi có long mạch có thể khiến người ta xưng vương xưng đế, làm chủ thiên hạ.

Do đó các quan khâm thiên giám các triều đại đều có cơ cấu gọi là “lậu khắc khoa”, chuyên tìm phong thủy để xây dựng cung điện và lăng mộ cho các hoàng đế.

Vì vậy ngày nay, đã xuất hiện một thuyết rằng, vương khí tụ tập ở long mạch, nếu được đế vương chiếm cứ, thế thì phải bảo vệ tốt, cấm chỉ các việc phá hoại. Trái lại, nếu không nằm trong tay đế vương, để tránh vương quyền rơi vào tay người khác, thì ắt phải dùng biện pháp tương ứng để phá hoại.

Ví như, câu chuyện Sở Uy Vương chôn vàng trấn vương khí.

Thời Chiến Quốc, Sở Uy Vương sau khi đánh chiếm nước Việt, phát hiện ra vùng núi Lư Long, Kim Lăng bốc khí tía lên sao Tử vi. Các thuật sĩ của ông nói, khí tía đó chính là vương khí. Vương khí bốc lên sao Tử vi thì đất này sẽ xuất hiện thiên tử.

Sở Uy Vương không thể chấp nhận việc xuất hiện vương khí ở đây nên ông bảo các thuật sĩ hiến kế. Các thuật sĩ đưa ra ý kiến rằng, Sở Uy Vương chôn vàng trong núi Lư Long để trấn áp vương khí, để nó không đối ứng với sao Tử vi.

Do câu chuyện Sở Uy Vương chôn vàng nên vùng đất ấy từ đó gọi là Kim Lăng.

Sở Uy Vương đã làm theo lời thuật sĩ, đã chôn lượng lớn vàng trong núi Lư Long, sau đó công bố việc này cho mọi người biết. Người dân quanh vùng nghe được chuyện này, liền đua nhau đến núi Lư Long đào bới tìm kiếm vàng. Kết quả, vàng thì không tìm thấy, nhưng đã đào bới khiến núi Lư Long nham nhở ngổn ngang, đã phá hoại phong thủy nơi đó. Thế là vương khí bị tán hết.

Long mạch Kim Long có thể nói là vận mệnh gian truân. Đến năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đi tuần phía đông, khi đi qua Kim Lăng, thấy nơi này long bàn hổ cứ, thì rất chú ý, cho rằng nơi này có khí đế vương, nên muốn di dời đến Kim Lăng cư trú.

Hai phương sĩ đi cùng ông nói: “Đại vương, không được. Kim Lăng địa thế hiểm yếu, lại có long mạch, 500 năm sau ắt sẽ có thiên tử xuất hiện. Tuy nhiên, đại vương không cần lo lắng, núi Phương Sơn phía đông nam Kim Lăng giống như cái ấn của quan, đó là Trời ban, có thể quyết định sự hưng suy của vương khí Kim Lăng, do đó được người ta gọi là núi Thiên Ấn. Chỉ cần cắt đứt long mạch núi Phương Sơn là có thể cắt đứt vương khí Kim Lăng. Sau đó dẫn nước đi qua Kim Lăng thẳng đến Trường Giang, tán hết vương khí dư lại là được rồi”.

Thế là Tần Thủy Hoàng liền hạ lệnh, san phẳng núi Sư Tử và núi Mã Yên, đào sông đào, và đổi tên Kim Lăng thành Mạt Lăng, cắt đứt long mạch Kim Lăng.

Hai sự kiện trên được ghi chép trong “Thái Bình hoàn vũ ký” thời Bắc Tống, và “Cảnh Định Kiến Khang chí” thời Nam Tống.

Tuy nhiên có chuyên gia cho rằng, về truyền thuyết long mạch Nam Kinh (tức Kim Lăng), phản ánh quan hệ căng thẳng của 2 thế lực địa phương Ngô - Việt sau khi nước Tần thống nhất 6 nước. Cho dù lan truyền thuyết rằng, sông Tần Hoài là do Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đào, nhưng kết hợp với các tài liệu lịch sử, có thể phát hiện ra rằng, điều này là không thể.

Sông Tần Hoài dài hơn 100 km, dựa sức người đào thì không hiện thực. Hơn nữa khi ấy nước Tần đang xây dựng Trường Thành ở phía Bắc, nên không có nhiều dân phu như thế để điều đến nơi này đào sông Tần Hoài.

Các nhà khảo cổ và địa chất đã chứng thực sông Tần Hoài là tự nhiên, chứ không phải con người đào. Nhưng Linh Cừ ở Quảng Tây và Trịnh Quốc Cừ ở Thiểm Tây, đều là do Tần Thủy Hoàng sai người đào.

Có nghĩa là, câu chuyện Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất 6 nước, và cắt đứt long mạch, thì vẫn cần khảo chứng. Thuyết lan truyền hiện nay không đủ căn cứ. Long mạch và vương khí của Kim Lăng có lẽ thực sự đã tiêu tán, nhưng không có quan hệ gì với Tần Thủy Hoàng.

Vậy sự tụ tập và tiêu tán của long mạch và vương khí, rốt cuộc là chuyện gì? Tại sao vương khí của long mạch sau khi tiêu tán thì vương triều sẽ kết thúc?

Sự linh nghiệm của long mạch

Người xưa đều biết, sau khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa, các bộ phận khác nhau của thân thể của ông đã hóa thành mặt trời, mặt trăng, các vì sao, sông núi, cỏ cây hoa lá. Hơi thở biến thành gió, tiếng thét biến thành sấm, nước mắt biến thành nước mưa, tưới ướt trái đất. Do đó các nhà kham dư cho rằng, long mạch giống như mạch lạc của núi, đất đai là thịt của long mạch, đá là xương của long mạch, cây cỏ là tóc, lông của long mạch.

Mạch núi sở dĩ được cổ nhân gọi là long mạch còn có một nguyên nhân, đó chính là rồng giỏi biến hóa, biến lớn thu nhỏ, khi duỗi khi co, khi ẩn khi hiện, khi bay khi lặn…

Có người nói, núi sao có thể khi bay khi lặn được? Thực ra núi cũng như con người. Nếu con người không có nguyên thần thì chỉ là một cái xác. Nếu núi không có Sơn Thần, thì chính là một quả núi chết, thì ắt sẽ không có sinh khí, thì cũng không tồn tại bảo địa phong thủy. Do đó, vạn vật hữu linh chính là ý nghĩa này.

Cũng có nghĩa là, sự thay triều đổi đại là Sơn Thần của long mạch đã rời đi, hoặc là đã hoàn thành Thiên mệnh, trở về Thiên đình. Long khí cũng theo đó mà tiêu tán. Những con dân cư trú ở vùng núi sông đó, cũng không còn được Sơn Thần bảo hộ nữa. Lúc này, long mạch sẽ thay đổi vị trí, và ngôi báu đế vương sẽ thay đổi chủ nhân.

Nhiều người cho rằng, Tần Thủy Hoàng cắt đứt long mạch của người khác, nên bị báo ứng, do đó triều Tần rất ngắn. Nhưng liệu có khả năng là sự tồn tại của triều Tần trong kịch bản lịch sử vốn là ngắn như thế, nếu không thì vở kịch an bài các triều đại khác sao có thể khởi diễn được?

Do đó, năm Tần Thủy Hoàng thứ 36, trên trời xuất hiện dị tượng, Huỳnh hoặc (sao Hỏa) tiến gần đến chòm sao Tâm, báo trước tai họa đế vương băng hà. Ngoài ra, cũng trong năm đó, trên trời còn rơi xuống một khối thiên thạch, trên có khắc chữ “Tần Thủy Hoàng chết, đất chia cắt”.

Sau đó không lâu, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi tuần phương Đông.

Nếu không phải Tần Thủy Hoàng phá long mạch Kim Lăng, thì sự xuất hiện của thiên tượng này chẳng phải đã nói rõ, sự xuất hiện, tồn tại và diệt vong của triều Tần đều là định số đó sao?

Theo lý mà nói, nơi long mạch bị đào, thì khó mà lại xuất hiện vương khí, xuất hiện thiên tử được. Nhưng thực tế, lịch sử dường như không phải như vậy.

Sau khi Tùy Dạng Đế lên ngôi, thực thi bạo chính, khiến khắp thiên hạ căm phẫn, quân khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi, trong đó có gia tộc Lý Uyên ở Thái Nguyên.

Được tin gia tộc Lý Uyên tạo phản, Tùy Dạng Đế đã lệnh cho Kinh triệu doãn đào mộ tổ 5 đời của Lý Uyên và vất xương cốt ra nơi hoang dã. Mỗi khi nói đến chuyện này, Lý Uyên đều đầm đìa nước mắt.

Tương truyền, buổi chiều ngày mà Âm Thế Sư phái binh sĩ đào mộ tổ của Lý Uyên, bỗng nhiên có một con rắn xanh lớn bằng thùng nước từ trong mộ bò ra, vươn cổ hướng về phía các binh sĩ kêu. Âm Thế Sư vung gươm chém, không ngờ con rắn phun ra một khối khí mù. Âm Thế Sư lập tức ngất lăn ra đất. Khi đó ở bên con rắn xanh lớn còn có 3 con rắn xanh kích cỡ khác nhau và 2 con cóc vàng.

Mộ tổ nhà Lý Uyên bị đào, theo lý là đã cắt đứt long mạch rồi, nhưng thiên hạ của triều Tùy vẫn kết thúc, mà người kết thúc chính là cha con Lý Uyên.

Đó chính là nói, long mạch là có thể di chuyển, khi lớn khi nhỏ, khi co khi duỗi, khi ẩn khi hiện, khi bay khi lặn…

Sau khi biết được các sự thực lịch sử này, chúng ta xem lại việc ông Tập Cận Bình thờ tế dãy Tần Lĩnh.

Dãy Tần Lĩnh có phải là long mạch của ông Tập không? Ông ấy có giữ được long mạch không?

Thiên mệnh có thể thay đổi

Ở Trung Quốc có câu tục ngữ mà già trẻ đều biết là “Núi không vì cao, có Tiên thì linh”. Có người cho rằng, long mạch lớn nhất của Trung Quốc chính là núi Mang Sơn ở phía bắc Lạc Dương, Hà Nam. Mang Sơn không phải là ngọn núi cao, chỉ là đồi đất cao 300m, nhưng lại có quần thể lăng mộ lớn nhất Trung Quốc, được gọi là “Kim tự tháp phương Đông”.

Mang Sơn không cao, uốn lượn và dài, khởi đầu là núi Dương Sơn, kết thúc ở sông Hoàng Hà, dựa núi men nước, kéo dài không dứt, quả đúng là long mạch xứng danh.

Theo thống kê, những ngôi mộ cổ hiện đã thăm dò được hiện lên đến mấy chục vạn. Nơi đây chôn cất 24 đế vương của 6 triều đại và những danh nhân các triều đại, bao gồm Lưu Tú, hoàng đế khai quốc triều Đông Hán, Tào Phi, Lưu Thiện thời Tam Quốc, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận… là nơi chôn cất các đế vương nhiều nhất, tập trung nhất của Trung Quốc. Do đó nơi này được gọi là thung lũng đế vương Trung Quốc.

Ngoài lăng mộ các đế vương, còn có 970 ngôi mộ cổ kích thước lớn, đều là quy mô cao quan hiển đạt cổ đại, trong đó bao gồm mộ của các danh nhân như Lã bất Vi, tể tướng triều Tần, Địch Nhân Kiệt, tể tướng triều Đường, Bao Chửng, thượng thư bộ lễ triều Tống, đại thi hào Đỗ Phủ …

Do đó, nơi này từ xưa đã có thuyết rằng: “Sống ở Tô Hàng, chết chôn Bắc Mang”.

Mang Sơn - nơi mà các đế vương các danh nhân các triều đại đều đổ xô về để an táng, lại chính là chi phía bắc của dãy núi Tần Lĩnh, cách núi Thái Hàng chỉ 400km, và ngay bên bờ Hoàng Hà.

Nhưng hiện thực rất tàn khốc, vì long mạch Tần Lĩnh trên thực tế đã bị phá hoại rồi. Những quan chức bị Tập Cận Bình bắt giữ, cách chức kia đã xây dựng những biệt thự trên đó, chỉ là làm tổn hại phần da thịt của long mạch, còn gây ra tổn thương xương cốt của long mạch lại chính là công trình “Nam thủy Bắc điều” (chuyển nước miền Nam về miền Bắc).

Bởi vì công trình này đào hầm xuyên qua núi Tần Lĩnh, phá núi làm cầu, đào núi làm đường, đặc biệt là đào các địa đạo, các đường hầm quân sự trong thân núi. Ngoài ra còn có những nơi cất giấu vũ khí, nghiên cứu khoa học công nghiệp quân sự ở đó. Những việc này giống như khoan lỗ trên thân long mạch, trực tiếp làm tổn hại nguyên khí và xương cốt của long mạch.

Trong “Sơn hải kinh” có ghi chép rằng: “Chúc Cửu Âm mặt người thân rắn, dài 2 dặm, nằm dưới mạch núi Tần Lĩnh”.

Ngày 8 tháng 1 năm 2001, động thổ công trình đường hầm Tần Lĩnh, nào ngờ vừa bắt đầu đào đường hầm, máy đào không biết nguyên do gì, không thể nào đào được đất đá ở đó, dường như có sức mạnh vô hình ngăn cản.

Đội trưởng phụ trách đào hầm ban đầu không tin, cuối cùng hết cách, đành phải chịu khuất phục, làm lễ cúng tế và đốt vàng mã, sau đó công trình mới tiếp tục tiến hành được.

Tuy nhiên, sau đó những chuyện kỳ lạ liên tiếp xuất hiện. Không lâu sau, công trình đường hầm đào ra được một đống rắn trắng, con lớn nhất to bằng cái thùng nước. Lúc này, có người cảnh tỉnh rằng: “Dãy Tần Lĩnh này là long mạch Trung Hoa. Đào đường hầm ở đây nhất định sẽ làm đứt long mạch, do đó mới xuất hiện rắn trắng”.

Thông thường rắn canh giữ long mạch, giống như mộ tổ nhà Lý Uyên nói trên, có rắn bảo vệ long mạch. Tuy nhiên đội trưởng không tin những chuyện này, nên đã lệnh đánh chết và chôn con rắn trắng. Thế là từ đó, công trình luôn gặp vận đen. Những công nhân đánh chết con rắn đó cứ lần lượt chết bất ngờ, và các sự kiện kỳ lạ cũng không ngừng xuất hiện.

Các công nhân sợ quá, đều không muốn làm nữa. Đội trưởng đành phải tăng tiền công mới giữ được người.

Khi tiếp tục đào, bỗng va phải vật cứng. Đào lên là tấm bia đá có khắc 7 chữ lớn: “Ư thử nhiễu hành Bá Ôn lưu”, nghĩa là “Hãy vòng tránh nơi đây, Lưu Bá Ôn lưu lại”.

Mọi người đều sợ hãi, nhưng những người thiết kế công trình không tin chuyện này. Nhưng sau đó, các công nhân những người đào bia đá đó, đều mất tích một cách kỳ lạ.

Sau đó, các bên liên quan nghiên cứu và thảo luận, cuối cùng quyết định thay đổi tuyến đường.

Đương nhiên, nhiều người cho rằng đây là truyền thuyết đô thị, bởi vì truyền thông chính thức của Trung Quốc không đưa tin như thế này, nhưng cũng có rất nhiều người hoàn toàn tin chuyện này. Chí ít là nếu thực sự có chuyện những công nhân chết ly kỳ và mất tích bí ẩn, thì ai có thể bịt miệng mọi người được?

Do đó, cái mà ông Tập Cận Bình bảo vệ chỉ là long mạch đã bị thương tích đầy mình, thì liệu có thể bảo vệ ngôi vị cho ông Tập được không?

Thực tế có rất nhiều người tu Đạo chân chính đều biết đạo lý “Mệnh không phải thiên đinh, tu có thể cải mệnh”. Trong mệnh lý học có thuyết rằng: “Nhất mệnh nhị vận tam phong thủy, tứ tích âm đức ngũ độc thư, lục danh thất tướng bát kính Thần, cửu giao quý nhân thập dưỡng sinh”

Tạm dịch: “Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ 3 là phong thủy, thứ 4 là tích âm đức, thứ 5 là đọc sách, thứ 6 là danh tiếng, thứ 7 là tướng mạo, thứ 8 là kính Thần, thứ 9 là kết giao với quý nhân, thứ 10 là dưỡng sinh”.

Mọi người xem, trong câu này, tuy mệnh đứng đầu, nhưng chỉ là 1 điều, còn 9 điều kia đều là các phương pháp thay đổi mệnh. Ví dụ, một người có thể đọc sách Thánh hiền, kính Thần tích đức, dưỡng sinh, thì có thể thay đổi tướng mạo thay đổi vận. Nội tâm thay đổi thì tướng mạo cũng thay đổi. Tướng mạo thay đổi thì vận khí cũng thay đổi. Vận khí thay đổi thì vận mệnh chẳng phải cũng thay đổi đó sao?

Từ góc độ Dịch học thì cũng là như thế. Quyết định vận mệnh của con người thực tế không hoàn toàn là do bản thân mệnh, mà là sự thay đổi nội tại tích thiện thành đức. Mệnh chỉ là trước khi sinh ra, căn cứ theo nghiệp lực, quả báo của đời trước mà xác định cuộc đời của đời này, có thể phản ánh ra thông qua bát tự tứ trụ (giờ sinh) của người ta, đều là để báo ân hay trả nợ, từ đó học được sự trưởng thành về tâm linh.

Ông Tập Cận Bình tuy hiển quý là chủ tịch nước, bề ngoài là bậc chí tôn, nhưng thực tế, ông ấy cũng giống với tất cả mọi người, tức là ngoài thiên mệnh ra, vận mệnh tương lai của bản thân thì vẫn phải xem bản thân ông ấy phụng thiên như thế nào, thì mới quyết định ông ấy có thể thừa vận hay không.

Mọi người thường nói, ông Tập tín Thần, ví như phụ thân của ông Tập vô cùng kính Phật, ông ấy cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc. Hay ví như việc đầu tiên sau khi ông ấy lên cầm quyền là nói muốn khôi phục truyền thống Trung Hoa. Hoặc như ông đã trừng trị một loạt quan chức Thiểm Tây để tế long mạch Tần Lĩnh, và việc ông ấy tin vào những dự ngôn của Thôi Bối Đồ và Thiết Bản Đồ.

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ thì sẽ thấy, ông Tập không thực sự tín Thần. Nó cũng giống với ngôi vị độc tôn của ông ấy, chỉ là hình giống mà thần không giống.

Hơn nữa, hiện nay là thời kỳ đặc biệt, nên Thiết Bản Đồ, Thôi Bối Đồ cũng không còn chính xác nữa, và vận mệnh là hoàn toàn có thể thay đổi được, chỉ là có muốn thay đổi hay không. Nếu muốn thực sự thay đổi thì ắt phải hành thiện tích đức, thực sự kính Thần, tín Thần, hành xử thuận theo ý Trời, lòng dân, giải thể ĐCSTQ. Nếu ông Tập thực sự làm được điều này thì thực sự sẽ bước lên ngôi cửu ngũ chí tôn.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không hẳn là của NTDVN)

Lý Minh - xinbuxinyouni
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập bảo vệ long mạch liệu có tránh được lời nguyền không? Làm thế nào thay đổi vận mệnh?