Tranh cãi quốc tịch của Củng Lợi khi cùng chồng tháp tùng Tổng thống Pháp Macron thăm Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Pháp Macron đã đến thăm Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Trong phái đoàn tháp tùng có ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Củng Lợi và vị hôn phu người Pháp là Jean-Michel Jarre khiến dư luận bàn tán sôi nổi.

Nhà hoạch định phim và truyền hình Trung Quốc là Đàm Phi ngay lập tức đăng thông tin trên Weibo và chụp ảnh màn hình nói: “Củng Lợi cùng chồng đến Bắc Kinh cùng Tổng thống Pháp Macron”. Mặc dù một số bình luận đã được lọc, nhưng có thể thấy từ video và ảnh rằng Củng Lợi mặc một chiếc áo khoác dạ màu be, và những người bạn đồng hành bước xuống máy bay, cùng nhau nói cười, người chồng nghệ sĩ người Pháp Jean-Michel Jarre của cô đi trước mang theo hai hành lý. (Click để xem bài viết)

Cư dân mạng lần lượt chuyển tiếp tin tức về việc Củng Lợi "trở về Trung Quốc" và tin tức này đã lọt vào danh sách tìm kiếm nóng, và quốc tịch của Củng Lợi ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý.

Một số cư dân mạng để lại bình luận với giọng điệu giễu cợt: "Một người Singapore cùng chồng người Pháp về thăm quê hương". Một số cư dân mạng cũng tỏ ra không hài lòng với việc một số người thường xuyên lấy "quốc tịch để công kích người khác" và bênh vực Củng Lợi, chỉ ra rằng: " Một số người sống trong cảnh túng quẫn và không thể có được những gì họ muốn, vì vậy họ phủ định và ôm hận, và một số "nhu cầu công việc" có lượng theo dõi lớn trên weibo tiến hành kích động sự đối đầu và thù hận”. "ngày nào cũng nói ‘Run Run' (tương ứng với "Run" trong tiếng Anh) - chạy trốn' để nói về những người Trung Quốc trốn sang nước ngoài.

Củng Lợi, sinh ra ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, nổi tiếng vào năm 1987 nhờ đóng vai chính trong bộ phim "Cao lương đỏ" của Trương Nghệ Mưu, bộ phim đã giành giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin. Năm 1992, Củng Lợi đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 49 với bộ phim "Thu Cúc đi kiện", trở thành nữ diễn viên Trung Quốc xuất sắc đầu tiên ở Venice. Năm 2010, Củng Lợi được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương "Huân chương Nghệ thuật và Văn học".

Củng Lợi kết hôn với Hoàng Hòa Tường, một doanh nhân giàu có người Singapore vào năm 1996 và chuyển sang quốc tịch Singapore, hai người ly hôn 13 năm sau đó. Vào tháng 5 năm 2019, Củng Lợi 54 tuổi và Jean-Michel Jarre 71 tuổi đã tham gia Liên hoan phim Cannes ở Pháp và tay trong tay xuất hiện tại sân bay, sau đó xác nhận với truyền thông rằng hai người đã kết hôn .

Theo các báo cáo, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Macron và phái đoàn chính phủ bao gồm một số quan chức cấp cao của chính phủ Pháp, hơn 60 doanh nhân Pháp và hơn 20 nhân vật văn hóa Pháp.

Theo một blogger dịch thuật tin tức tiếng Pháp, trong phái đoàn của Tổng thống Pháp Macron có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp có quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, chẳng hạn như đạo diễn phim "Wolf Totem" có hợp tác sâu rộng với điện ảnh Trung Quốc, Jean-Jacques Annaud và nhà tiên phong âm nhạc điện tử người Pháp Jean-Michel Jarre, người đã biểu diễn ở Trung Quốc vào những năm 1980, v.v.

Theo tin của RFI, mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Macron là để tác động đến chính sách đối với Nga của Tập Cận Bình, ít nhất là thuyết phục Tập Cận Bình nói chuyện với Zelensky. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu, nơi bà Ursula von der Leyen, người đến thăm Trung Quốc cùng lúc với Tổng thống Macron, cũng chỉ trích nỗ lực "làm hòa" với Bắc Kinh của Macron là "ngây thơ", giống như trước đây họ từng chỉ trích cách đối xử của Macron với Nga, với Putin hết lần này đến lần khác, cố gắng thuyết phục Putin thay đổi ý định ngừng xâm lược Ukraine, nhưng vô ích. Lần này, phần lớn giới quan sát không còn nhiều hy vọng vào việc Macron sẽ thuyết phục được Bắc Kinh làm trung gian hòa giải cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Theo báo cáo, Macron đã rất hy vọng sẽ thuyết phục được Tập Cận Bình, người chưa bao giờ cáo buộc Nga xâm lược Ukraine, nhưng phải đến khi Tập Cận Bình tới Moscow cách đây không lâu để củng cố trục Trung-Nga với Putin, bức màn của sự "trung lập" và "người trung gian" tự xưng của Bắc Kinh đã bị phá vỡ.

Bất kể kết quả đàm phán giữa Trung Quốc và Pháp như thế nào, một số cư dân mạng tranh cãi về vấn đề quốc tịch của Củng Lợi, họ quan tâm nhất là việc Củng Lợi, người đang thăm Trung Quốc cùng chồng người Pháp với Macron, sẽ ảnh hưởng đến Tập Cận Bình như thế nào. Việc ra quyết định của Tập Cận Bình và việc ra quyết định của Macron lần này, các biện pháp đối phó là gì.

Đông Diệc Gia - Epochtimes
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tranh cãi quốc tịch của Củng Lợi khi cùng chồng tháp tùng Tổng thống Pháp Macron thăm Trung Quốc