'Trước cổng không trồng tre, sau nhà không trồng cây' - tinh túy từ trí tuệ của cổ nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một nguyên tắc trí tuệ cổ xưa, đó là "trước cửa không trồng tre, sau nhà không trồng cây." Câu tục ngữ này, dù có vẻ đơn giản, nhưng sau nó chứa đựng rất nhiều trí tuệ sống sâu sắc suy nghĩ về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Nó không chỉ thể hiện thẩm mỹ tinh tế cổ nhân về trang trí nhà cửa, mà còn chứa đựng những suy nghĩ triết học sâu sắc.

Phong thuỷ

"Trước cửa không trồng tre, sau nhà không trồng cây" muốn nói về vấn đề phong thủy khi chọn địa điểm xây dựng nhà.

Cổ nhân tin rằng phong thủy đúng đắn mang lại may mắn và hạnh phúc, ngược lại, có thể mang lại những điều bất lợi và phiền toái cho gia chủ.

Phong Thủy là một trong những học thuyết cổ xưa của Trung Quốc, chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ giữa môi trường sống của con người và môi trường tự nhiên xung quanh, nhằm tối ưu hóa môi trường sống để đạt được sự may mắn, hòa hợp và an lành. Theo đó, khi chọn địa điểm nhà ở, cần tránh những điều kiện bất lợi, như không phù hợp với địa hình, không gian không phù hợp với các công trình xây dựng trước và sau.

Trước cửa không trồng tre

Theo quan niệm phong thủy truyền thống, cảnh đẹp trước cửa nhà ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh và phúc lợi của gia chủ. Việc không nên trồng tre là vì mặc dù tre có hình dáng thanh mảnh và sức chống đỡ bền bỉ, nhưng nó có thể làm khí tăng lên, dễ tạo cảm giác "đè đầu", theo quan niệm truyền thống, loại không khí này có thể làm áp lực không gian sống, khiến người ta cảm thấy chán chường và bất an. Vì vậy, việc trước cửa không trồng tre giúp duy trì không khí thoáng đãng, mang lại thuận lợi cho gia chủ.

(Ảnh: ksa61011/ pixabay)

Sau nhà không trồng cây:

Phong thủy truyền thống coi trọng sự hòa hợp giữa âm dương và sự tương sinh tương khắc. Cây cối vào mùa hè có thể làm che chắn ánh sáng và gió, làm tăng độ ẩm khiến cho môi trường sống trở nên ẩm ướt, lạnh lẽo và không tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trước cửa không trồng tre và sau nhà không trồng cây giúp duy trì môi trường sống mở thông thoáng, tạo điều kiện cho sự lưu thông và tích tụ năng lượng, giúp các thành viên trong gia đình trở nên tràn đầy năng lượng tích cực, duy trì trạng thái cân bằng tâm lý và ổn định tâm trạng của người ở.

Trước cửa không trồng tre đồng nghĩa với việc giữ cho tầm nhìn trước nhà rộng mở. Còn sau nhà không trồng cây giúp tránh ảnh hưởng của cây cỏ đối với công trình xây dựng, ngăn chặn nguy cơ cây cối đổ hoặc gây nguy hiểm trong trường hợp gió mạnh. Vì vậy, sắp xếp hợp lý môi trường sống có thể cung cấp một không gian sống an toàn và riêng tư.

Trước cửa không trồng tre, sau nhà không trồng cây nhấn mạnh việc duy trì sự sạch sẽ và tươi mới của môi trường. Trồng quá nhiều cây cỏ có thể khiến khu vực trước và sau nhà trở nên lộn xộn và tạo cảm giác rối rắm. Ngoài ra, số lượng cây lớn sẽ làm tăng thời gian chăm dưỡng và dọn sạch hàng ngày, làm bận rộn cho cuộc sống hàng ngày của gia đình hơn. Giữ cho trước và sau nhà gọn gàng, chỉ trồng những cây cỏ cần thiết, có thể làm cho môi trường trở nên gọn gàng và sạch sẽ hơn, cũng như dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng, tạo ra một không gian sống thoải mái và dễ chịu. Vì vậy, sắp xếp hợp lý môi trường sống có thể giúp chúng ta tận hưởng một môi trường sống thoải mái.

(Ảnh: Peggy_Marco/ Pixabay)

Trước cửa không trồng tre, sau nhà không trồng cây có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên tự nhiên. Trong quá trình đô thị hóa, tài nguyên đất đai trở nên ngày càng khan hiếm, đặc biệt là tại các khu đô thị có giới hạn đất đai. Giữ trước và sau nhà giữ cho nó đơn giản và gọn gàng, tránh quá nhiều cây cối um tùm giúp làm tăng sử dụng tài nguyên đất đai tối đa, còn có thể tăng cường hiệu suất sử dụng không gian sống, cung cấp nhiều không gian chức năng hơn, đáp ứng đa dạng nhu cầu của cư dân.

  1. Tôn trọng và duy trì truyền thống văn hóa

"Trước cửa không trồng tre, sau nhà không trồng cây", đây là một phong tục thường thấy trong nhiều cộng đồng người dân xưa. Sự hình thành của truyền thống này đã trải qua một lịch sử dài và lắng đọng văn hóa, trong đó chứa đựng ý nghĩa quan trọng về việc tôn trọng truyền thống văn hóa và phong tục sinh sống.

(Ảnh: shutterstock)

Câu thành ngữ này cũng là một cách ẩn ý của người xưa giúp chia sẻ cách ứng xử các mối quan hệ giữa con người với nhau và sự cân bằng nội tâm của từng cá nhân mỗi người. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống xã hội bận rộn, chúng ta cần duy trì lòng chân thành và cảm xúc chân thực của bản thân, hãy luôn giữ cho tâm hồn mình yên bình và cân bằng hài hoà. Như người có câu: "xưa nay nước lặng chảy sâu” chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đạt được sự bình yên và hạnh phúc lâu dài trong tâm hồn."

Theo Vương Hoà- Nguồn: Phòng Khoa học đại chúng/ Aboluowang
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

'Trước cổng không trồng tre, sau nhà không trồng cây' - tinh túy từ trí tuệ của cổ nhân