3 ‘kẻ thù’ của vi khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori, những người có dạ dày kém nên ăn để bảo vệ sức khoẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là tác nhân gây ra các bệnh lý dạ dày ở người, tuy nhiên chỉ có một số ít người nhiễm HP trong dạ dày là có bệnh. Khoảng 10-15% người nhiễm khuẩn HP bị loét dạ dày tá tràng, và chỉ 1-3% bị ung thư dạ dày sau quá trình viêm nhiễm trong hơn chục năm, theo Vinmec.

Hàm lượng protein trong đậu phộng rất cao, nó cũng chứa rất nhiều vitamin. Hơn nữa, đậu phộng còn có tác dụng bổ máu. Người yếu dạ dày có thể ăn một nắm đậu phộng khi bụng đói. Một số thành phần trong đậu phộng có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Đậu phộng cũng có tác dụng bảo vệ và chữa bệnh dạ dày rất tốt.

Dù có vị hăng, nhưng tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori. Trong quá trình lựa chọn tỏi, bạn nên chọn tỏi có đầu vỏ màu tím, các thành phần có trong loại tỏi này giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ăn tỏi thường xuyên rất hữu ích cho những người có vấn đề về đường tiêu hóa. Nó còn có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày rất tốt. Nhưng bạn không nên ăn quá nhiều tỏi cùng một lúc, điều này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Dầu gai có chứa các thành phần như axit linoleic và axit alpha linolenic, có thể loại bỏ và ức chế Helicobacter pylori. Nó cũng giúp nuôi dưỡng dạ dày và loại bỏ mùi hôi miệng, đồng thời còn làm giảm loét tá tràng hoặc viêm dạ dày. Để có tác dụng nhuận tràng với những người bị táo bón, bạn có thể thêm một lượng nhỏ dầu gai trong quá trình nấu.

Theo Wang He - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

3 ‘kẻ thù’ của vi khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori, những người có dạ dày kém nên ăn để bảo vệ sức khoẻ