Bệnh nhân tiểu đường có thể uống sữa có đường hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bản thân sữa là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và có tác động tương đối nhỏ đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, sau khi bổ sung đường trắng, tốc độ gia tăng đường huyết sẽ tăng lên rất nhiều nên bệnh nhân tiểu đường không nên uống sữa loại này.

Nếu bạn không quen uống sữa nguyên chất, bạn có thể thêm một số chất thay thế đường vào sữa để tạo hương vị, chẳng hạn như xylitol, fructose… Chất tạo ngọt giúp sữa có vị ngọt mà không làm tăng đáng kể tốc độ tăng đường huyết.

Nguyên liệu sữa

Sữa nguyên chất cũng chứa đường, chủ yếu là lactose (đường sữa).

Lactose có tác dụng điều hòa axit dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp hấp thu canxi, sắt, kẽm và các khoáng chất khác, đồng thời thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột phát triển và ức chế vi khuẩn gây hại. Lactose ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Ngoài ra, sữa còn giàu protein, canxi, photpho, kali và dễ hấp thu. Sữa cũng là nguồn cung cấp canxi tốt nhất trong chế độ ăn uống.

Hàm lượng đường trong sữa

Sau khi thêm đường trắng, chỉ số đường huyết của sữa tăng lên đáng kể, không có lợi cho lượng đường huyết sau khi ăn.

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, người mắc bệnh này không nên tiêu thụ đường trắng hoặc các loại đường khác.

Sữa vốn chứa lactose, có thể cung cấp carbohydrate cho cơ thể và có chỉ số đường huyết thấp.

Nói chung, đường trắng thêm vào sữa chỉ có tác dụng cải thiện hương vị.

Bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần kiêng khem đường, nhưng hiện nay nhiều thực phẩm thiết yếu đều chứa đường. Sữa cũng chứa nhiều đường, điều này rất không tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm thiết yếu (giàu tinh bột như cơm), ăn nhiều rau xanh.

Người bệnh tiểu đường thường có biến chứng mỡ máu cao, nên uống sữa ít béo hoặc sữa tách béo để tránh ảnh hưởng của chất béo trong sữa đến mỡ máu.

Sử dụng

Đối với sữa nguyên chất, người bệnh tiểu đường có thể uống 250 - 500ml mỗi ngày, chia thành 2-3 lần. Thời điểm tốt nhất để uống là giữa các bữa ăn. Uống sữa vào thời điểm này giúp:

  • Tránh dư thừa calo.
  • Giảm cảm giác đói giữa các bữa ăn.

Những điều cần lưu ý

Người bệnh tiểu đường không nên uống sữa có đường. Nếu bệnh nhân đái tháo đường bị béo phì và mỡ máu cao, tốt nhất nên chọn sữa ít béo hoặc sữa tách béo. Uống sữa chua cũng là một lựa chọn tốt.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường có thể uống một lượng sữa nguyên chất vừa phải, nhưng không nên uống sữa có đường. Nên lựa chọn sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Theo Wang He - Aboluowang
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh nhân tiểu đường có thể uống sữa có đường hay không?