Cậu bé 8 tuổi kiên trì dậy sớm đọc sách hơn 400 ngày: Kỹ năng tự giác được dưỡng thành như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tính tự giác chắc chắn là phẩm chất của mỗi người thành công, và tầm quan trọng của nó là điều không thể phủ nhận. Để có thành tích nổi bật và tạo nên thành tựu giữa xã hội đầy áp lực, chúng ta cần phải có ý chí kiên cường, kỷ luật tự giác mạnh mẽ. 

Làm cha mẹ, so với việc ép con làm nhiều bài tập về nhà và tham gia nhiều khóa học thêm bồi dưỡng, thì bồi dưỡng cho con những thói quen tốt, kỷ luật tự giác là quan trọng hơn.

Phẩm chất kỷ luật tự giác cần phải được bồi dưỡng và trau dồi, bởi vì trẻ em vốn dĩ hiếu động, khó tập trung và ham chơi, và kỷ luật tự giác là một thử thách đối với ý chí của chúng. Do đó, nếu có thể bồi dưỡng tính kỷ luật tự giác khi còn nhỏ, bạn sẽ thực sự giành chiến thắng ở vạch xuất phát.

Tôi đọc được câu chuyện trên mạng của một đứa trẻ 8 tuổi, cậu bé từ nhỏ đã có phẩm chất quý báu này. Cậu bé dậy sớm vào mỗi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân thì ngoan ngoãn đọc sách. Cậu bé đã kiên trì thói quen này hơn 400 ngày.

Thành thật mà nói, nhiều người trưởng thành đều không theo kịp thói quen bền bỉ này, cậu bé cũng khiến cho một số người lớn phải 'đỏ mặt'.

Đương nhiên, đằng sau thói quen kiên trì tự giác này, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì không thể tách rời sự hướng dẫn, bồi dưỡng từ cha mẹ. Sở dĩ, trẻ có thể kiên trì thường hằng là có cha mẹ làm gương, hàng ngày bố mẹ sẽ dậy sớm đi cùng trẻ, có khi buổi sáng sẽ cùng con đọc sách.

Mẹ của cậu bé lộc bạch: "Kỳ thực, khoảng thời gian đầu thực sự khó khăn, thằng bé không thể dậy sớm, không muốn đọc sách, có ngày dậy sớm được có ngày không thể kiên trì... Sau đó, dưới sự kiên trì và ước thúc của bố mẹ, việc dậy sớm dần dần cũng hình thành thói quen đối với thằng bé".

Bây giờ, cậu bé đã tự hình thành được thói quen và rất yêu thích việc đọc sách, cha mẹ cậu cũng thường cầm cuốn sách trên tay, bất tri bất giác, thói quen này đã in sâu vào trong xương tủy của cậu con.

Chỉ bằng cách nuôi dưỡng phẩm chất tự giác cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, trẻ mới có thể thu được lợi ích trong tương lai. Kỷ luật tự giác này có lợi cho cuộc sống, bởi thành người chăm chỉ, tự giác và kiên trì sẽ dễ đạt được thành công trong tương lai.

Tất nhiên, cách hiệu quả nhất là cha mẹ phải làm gương, hành vi của cha mẹ con cái có thể nhìn thấy và ghi nhớ, từ đó trẻ sẽ thể hiện bằng hành động.

Dùng nhiều lời thuyết giáo để dạy dỗ con cái không thể sánh bằng việc cha mẹ hành động và trở thành tấm gương cho con. Giáo dục bản thân trước khi giáo dục người khác, đó chính là đạo lý này.

Còn có một đứa trẻ khác khiến tôi vô cùng xúc động, khi sinh ra cậu bé bị thiếu oxy, bác sĩ chẩn đoán chỉ số IQ có thể ở mức 36. Tuy nhiên, cùng với sự giáo dục kiên trì và không bỏ cuộc của cha mẹ, cậu bé đã đạt được thành tựu lớn.

Trong cuộc thi Tài năng tiếng Anh năm 2018, cậu bé này đã giành giải quán quân chung cuộc của thành phố.

Cha mẹ hãy làm gương để rèn luyện tính tự giác của con cái, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến từng chi tiết, chẳng hạn như hành động nhỏ là cất đồ đã sử dụng về đúng vị trí ban đầu, điều này cũng có thể có lợi cho việc hình thành thói quen tốt cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ đừng quên đồng hành cùng trẻ, đồng thời giúp trẻ hình thành những thói quen lành mạnh. Bản chất của kỷ luật tự giác là biểu hiện của ý chí, sở dĩ trở thành người xuất sắc không dễ là bởi vì kỷ luật tự giác cũng không hề dễ dàng.

Theo Tống Vân - Aboluowang
Gia Hân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cậu bé 8 tuổi kiên trì dậy sớm đọc sách hơn 400 ngày: Kỹ năng tự giác được dưỡng thành như thế nào?