Choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của cửa hàng sữa đẹp nhất thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tọa lạc trong một góc nhỏ của con phố gần như không thay đổi kể từ những năm 1700 ở Dresden, một cửa hàng sữa đẹp nhất thế giới đã được ghi danh vào Sách kỷ lục Guinness năm 1997.

Và tên cửa hàng sữa đó là Pfunds Molkerei.

Vẻ đẹp của nó đã vượt qua hai cuộc chiến tranh thế giới do Liên Xô chiếm đóng, bắt buộc nó phải đóng cửa và gần như bị tàn phá. Nhưng may mắn thay nó đã vượt qua và đây là câu chuyện kể về nó.

Ngày nay, khi bước vào bên trong bạn sẽ thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của Pfunds Molkerei. Chất lượng của sữa và nội thất bên trong đã giúp cửa hàng trở nên nổi tiếng. Nó được trang trí rất tinh xảo với gạch men ốp trần và tường theo phong cách Phục hưng đầy màu sắc do Villeroy & Boch sản xuất.

( Ảnh: Thaler Tamas/CC BY-SA 4.0)
(Ảnh: Phạm vi công cộng)
(Được phép của Pfunds Molkerei)

Trên tường được trang trí bằng những hình vẽ thiên thần, những đứa trẻ đang chơi đùa, vòng hoa, động vật trong rừng như sóc và bướm, và để phù hợp cho một cửa hàng sữa, những con bò cũng được trưng bày khắp nơi. Quầy tính tiền được trang trí bằng các tấm ốp đồng và gạch rất tinh tế.

Bạn có thể nếm thử các loại pho mát nổi tiếng ở đây, và tự thưởng cho mình món kem đầy hương vị hoặc thưởng thức một ly sữa tươi ngon, bổ dưỡng. Sản phẩm rất đa dạng, với một cửa hàng đặc sản Đức bên cạnh bán xúc xích, súp và mù tạt.

Ngoài vẻ đẹp huyền ảo, cửa hàng này còn trải qua một quá trình lịch sử rất cuốn hút.

(Được phép của Pfunds Molkerei)
(Một góc của tiệm sữa/Shutterstock)
(Một góc của tiệm sữa/Shutterstock)

Cửa hàng này thực sự là minh chứng cho tinh thần kinh doanh của những người sáng lập, gia đình Pfund đã thành lập nó vào năm 1880 trong bối cảnh công nghiệp hóa ở Dresden.

Ông Paul Pfund nhận thấy quy trình vệ sinh an toàn đơn giản nhất trong khi sản xuất sữa chưa được tuân thủ. Sữa giao đến bị nhiễm bẩn, chua hoặc thậm chí bị loãng nước.

Để cải thiện cuộc sống của người dân Dresden, ông đã thành lập một viện điều dưỡng cho bò sữa để cung cấp sữa chất lượng hơn và công ty đã phát triển mạnh mẽ từ đó. Ông mở một cửa hàng chính trên phố Bautzner, ở Outer New Town, nơi nó tọa lạc đến ngày nay.

(Được phép của Pfunds Molkerei)

Ông được đào tạo như một nhà kinh tế, một nông dân cho người Đức vào thời điểm đó, Paul Pfund và anh trai ông là Friedrich Pfund một diễn viên nổi tiếng, đã cùng nhau chứng kiến uy tín của doanh nghiệp tăng lên dần.

Doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi kinh doanh một cách nhanh chóng, đa dạng hóa các dòng sản phẩm khi mạng lưới phân phối ngày càng rộng. Họ mua một máy ép bơ và một máy tách sữa để sản xuất sữa đặc đánh dấu sự khởi đầu thành công của Pfunds khi xuất ra nước ngoài.

Ban đầu chỉ phục vụ 500 lít mỗi ngày, đến năm 1895 đã tăng lên 40.000 lít.

(Một góc của tiệm sữa/Shutterstock)
(Một góc của tiệm sữa/Shutterstock)
(Một góc của tiệm sữa/Shutterstock)

Vì vậy, họ sẽ không phải phụ thuộc vào các hoạt động buôn bán khác, họ tự chăn nuôi gia súc; thành lập nhà máy sản xuất hộp các tông, mở xưởng in, xưởng rèn giày, xưởng sơn, các cơ sở may và giặt đồng phục nhân viên.

Công ty đã đi đầu trong việc chăm sóc nhân viên của mình như: mua bảo hiểm sức khỏe, thai sản và trợ cấp cho họ. Và đảm bảo những nhân viên đã làm việc 25 năm, khi nghỉ hưu ở tuổi 65 sẽ được nhận trợ cấp suốt đời.

Tuy nhiên, tai họa vẫn ở phía trước—đặc biệt là Thế chiến thứ hai đã san bằng thành phố Dresden. Điều đáng ngạc nhiên nhất là Pfunds Molkerei vẫn đứng vững sau vụ ném bom trên không vào tháng 2/1945.

Nó được trang trí với gạch men theo phong cách Phục hưng đã tồn tại “nguyên vẹn một cách kỳ diệu”, thông tin này được đăng trên trang web của cửa hàng.

(Được phép của Pfunds Molkerei)
(Ảnh: Jerzy Strzelecki/CC BY-SA 3.0)

Sau đó, khi Đông Đức rơi vào tay Liên Xô trong thời kỳ hậu chiến, Pfunds Molkerei phải đối mặt với chế độ cộng sản chuyên chế đe dọa rằng nhà nước sẽ tịch thu doanh nghiệp này.

Các chủ cửa hàng đã không tuân theo chế độ này một thời gian cho đến khi nó bị tịch thu bắt buộc vào năm 1972 và đóng cửa vào năm 1978. Những viên gạch men cổ, vẻ đẹp lộng lẫy đó không phù hợp lắm với thẩm mỹ của chế độ xã hội chủ nghĩa.

(Ảnh: Public Domain)
(Được phép của Pfunds Molkerei)

Phần lớn cơ sở vật chất của cửa hàng bị phá hủy do thiếu sự bảo trì. Tuy nhiên, quầy bán hàng độc đáo với những sinh vật thần thoại, các thiên thần và phong cách trang trí thời Phục hưng vẫn tồn tại.

Các chủ sở hữu đã nhờ Viện bảo tồn di tích lịch sử để bảo vệ nó.

Cuối cùng, với sự sụp đổ của Liên Xô, những người thừa kế doanh nghiệp đã giành lại quyền sở hữu nó vào năm 1990. Mặc dù họ phải nhường quyền quản lý cho một doanh nhân ở Dresden, Pfunds Molkerei vẫn tiếp tục hoạt động sau gần 150 năm.

Thật đáng kinh ngạc, chỉ có 5% số gạch cần được thay mới. Còn lại tất cả đều được tồn tại nguyên bản. Nhà sản xuất gạch men Villeroy & Boch, vẫn còn hoạt động nên đã thay thế gạch mới để phù hợp với phong cách trang trí cũ.

Doanh nghiệp này từng điều hành một dây chuyền và cơ sở sản xuất rộng lớn, hiện tại họ đang ký hợp đồng với các trang trại bò sữa trong khu vực.

Bạn có thể đến, nhâm nhi một ly sữa tươi bổ dưỡng ở đây. Và sẽ ngạc nhiên trước những viên gạch đầy sắc màu được thiết kế theo phong cách Phục hưng vô cùng lộng lẫy, độc đáo.

Theo Michael Wing - The Epoch Times
Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của cửa hàng sữa đẹp nhất thế giới