Hiểu về nồng độ của kháng thế trong cơ thể

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mức độ trầm trọng của bệnh tự miễn không nhất thiết được quyết định bởi nồng độ kháng thể.

Mặc dù, kháng thể tăng cao là yếu tố được dùng để chẩn đoán bệnh tự miễn. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể không nhất thiết phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện bệnh. Nếu nồng độ kháng thể trên kết quả xét nghiệm cao, nhưng bạn đang kiểm soát tốt được bệnh và cảm thấy khỏe mạnh, thì có thể bạn đang ở giai đoạn bệnh thuyên giảm.

Nếu nồng độ kháng thể thấp, nhưng các triệu chứng bệnh của bạn lại đang vượt ngoài tầm kiểm soát, thì điều này báo hiệu, có thể hệ miễn dịch đang có rối loạn ở một khu vực khác.

Điều quan trọng mấu chốt là xác định được mức kháng thể nền, có bản của riêng mình, rồi dựa trên đó tiếp tục theo dõi các biến động tăng giảm của chúng.

Giải thích về Kháng thể tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch trở nên nhầm lẫn, tự tấn công các mô của cơ thể chính mình. Các kháng thể, do tế bào Lympho B sản xuất, đóng vai trò then chốt trong bệnh tự miễn. Chúng gắn lên, đánh dấu các tế bào để tiêu diệt.

Nồng độ Kháng thể kháng mô tăng cao là một dấu hiệu của bệnh tự miễn. Nồng độ kháng thể nằm trong giới hạn qui định của xét nghiệm thì được coi là bình thường. Các kháng thể vốn có nhiệm vụ tiêu hủy các tế bào chết tự nhiên (chết theo chương trình).

Tuy nhiên, để thực sự hiểu về bệnh tự miễn, cần phải xét đến sự tương tác giữa tế bào Lympho B và Lympho T.

Tế bào T nhận diện và tiêu diệt các tế bào đã bị tế bào B gắn kháng thể đánh dấu. Tế bào B không trực tiếp phá hủy bất cứ thứ gì, nó chỉ đánh dấu mục tiêu để loại bỏ.

Để có được sự hiểu biết toàn diện về bệnh tự miễn, điều quan trọng là phải đánh giá được cả việc tế bào B sản xuất kháng thể ra sao lẫn sự đáp ứng của tế bào T.

Vai trò của tế bào T trong bệnh tự miễn

Tế bào T có thể được phân chia thành các loại khác nhau dựa trên chức năng của chúng:

  • Tế bào T trợ giúp: giúp điều phối phản ứng miễn dịch và kích hoạt các tế bào miễn dịch khác như tế bào B.
  • Tế bào T gây độc: trực tiếp giết các tế bào bị nhiễm hoặc bất thường.
  • Tế bào T điều hòa: điều chỉnh phản ứng miễn dịch, ngăn ngừa phản ứng viêm quá mức.
  • Tế bào TH17: thúc đẩy phản ứng viêm chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Khi các tế bào T nhắm vào các mô tự thân, chúng gây ra tổn thương mô liên quan đến các bệnh tự miễn khác nhau, ví dụ như bệnh Hashimoto, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh xơ cứng bì rải rác.

Xét nghiệm phản ứng miễn dịch của tế bào T và tế bào B

Nếu kháng thể đang tăng cao, nhưng bạn lại cảm thấy bệnh đang ở trong giai đoạn thoái lui, hoặc ngược lại, nếu nồng độ kháng thể thấp, nhưng các triệu chứng lại bùng phát, thì có lẽ cần xét nghiệm tế bào T. (Cũng xin lưu ý rằng, trong giai đoạn đầu của bệnh tự miễn, triệu chứng có thể không biểu hiện, mặc dù kháng thể tăng cao.)

Xét nghiệm phân tích tế bào lympho

Xét nghiệm phân tích tế bào lympho đo lường tổng số và tỷ lệ của các loại tế bào T khác nhau. Chúng bao gồm tế bào T trợ giúp, tế bào T điều hòa, tế bào T ức chế, tế bào T gây độc, tế bào B và Tế bào tiêu diệt tự nhiên. Phân tích thành phần và hoạt động của các loại tế bào miễn dịch này có thể mang lại một sự hiểu biết tốt hơn về đáp miễn dịch của cơ thể trong tình trạng tự miễn.

Xét nghiệm kháng thể

Các phòng thí nghiệm chuyên về tự miễn, như Cyrex Labs cung cấp các xét nghiệm kháng thể toàn diện. Theo dõi dao động nồng độ của các kháng thể so với mức nền, theo thời gian, có thể cung cấp những hiểu biết quý giá về ựu tiến triển, hoặc thoái lui của các đáp ứng tự miễn.

Thay đổi nồng độ kháng thể

Hãy nhớ rằng, biến động nồng độ của các kháng thể không luôn luôn đi đôi với mức độ nghiêm trọng của bệnh, bởi vì, bản thân kháng thể không có tính chất phá hủy. Do đó, nếu chỉ dựa vào mỗi nồng độ kháng thể để đánh giá hoạt động của bệnh, thì có thể không cung cấp được một bức tranh hoàn chỉnh về quá trình tự miễn.

Trường hợp ngoại lệ của kháng thể thần kinh

Các kháng thể thần kinh có thể trực tiếp gây ra tổn thương, đây là ngoại lệ so với tình huống nêu ở phần trên.

Sự khác biệt này là rất quan trọng, bởi vì, có nghĩa là khi mức độ kháng thể thần kinh tăng cao, nghĩa là một phản ứng tự miễn nặng nề hơn đang nhắm vào các cấu trúc tế bào thần kinh.

Theo Datis Kharrazian, The Epoch Times
Tân Minh biên dịch

Datis Kharrazian, Ph.D., DHSc, DC, MS, MMSc, FACN, là một nhà khoa học nghiên cứu lâm sàng đoạt giải thưởng, giáo sư học thuật và bác sĩ y học chức năng nổi tiếng trên toàn thế giới, được đào tạo tại Trường Y Harvard. Ông xây dựng chương trình giáo dục và nguồn lực cho bệnh nhân và chuyên gia trong các lĩnh vực bệnh tự miễn, bệnh thần kinh và bệnh mạn tính chưa rõ nguyên nhân bằng các ứng dụng phi dược phẩm.



BÀI CHỌN LỌC

Hiểu về nồng độ của kháng thế trong cơ thể