Phát hiện một đại dương rộng lớn bên dưới lớp vỏ Trái đất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học vừa bất ngờ phát hiện một đại dương rộng lớn bên dưới lớp vỏ Trái đất.

Các phát hiện cho thấy ở độ sâu từ 410 km đến 660 km dưới bề mặt Trái đất có một loại vật liệu chứa nước. Các nhà khoa học vốn tin rằng vòng tuần hoàn nước là giữa đại dương, khí quyển và nước bề mặt, nhưng bây giờ họ tìm thấy thêm một khu vực nữa, đó là bên dưới lớp phủ trái đất.

Chu trình nước sâu

Lớp vỏ Trái đất (dày khoảng 100 km) được tạo thành từ các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau (7 mảng lớn trong khoảng 20 mảng lớn nhỏ), giữa các mảng kiến tạo có chứa các đường trượt, được gọi là các đường hút chìm. Vì đáy của lớp vỏ đại dương chứa các đường trượt của các mảng kiến tạo, nên nước từ các đại dương đã theo các đường trượt này mà rò rỉ sâu vào trong lòng Trái đất.

Theo Greek Reporter, các nhà khoa học, những người đang nghiên cứu động đất khi dùng máy đo địa chấn đã thu được sóng xung kích dưới bề mặt Trái đất, đã tìm thấy các đường hút chìm này có mang theo nước. Họ đi đến kết luận này bằng cách thực hiện kết hợp các quan sát địa chấn, mô hình địa động lực và các thí nghiệm nóng chảy ở nhiệt độ và áp suất cao.

Hơn nữa, các nhà khoa học phát hiện ra có điều gì đó không ổn ở bên dưới lớp vỏ trái đất mà họ vẫn cho là đá rắn. Hóa ra có sự tương tác giữa nước bề mặt và đại dương bên dưới lớp vỏ Trái đất. Vật chất của vùng chuyển tiếp của lớp phủ trái đất này có chứa nguồn nước khổng lồ và hoạt động như một đại dương khổng lồ để nước tuần hoàn qua đó.

Một trạng thái khác của nước bên dưới lớp vỏ Trái đất

Bên dưới lớp vỏ trái đất, nước được hấp thụ bởi một khoáng chất và sau đó quay trở lại bề mặt. Nó có thể di chuyển qua magma, phun trào từ những ngọn núi lửa dưới nước hoặc là kết quả của sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

Vật liệu bên dưới lớp phủ này được gọi là ringwoodite, một khoáng chất silicat magiê được tạo ra từ áp suất cao. Khoáng chất này được phát hiện vào những năm 1960 trên một thiên thạch cũng như gần đây dưới bề mặt Trái đất.

Nó là một khoáng chất dẻo và khả năng di chuyển của nó khiến nó thay đổi cấu trúc. Nó đóng một vai trò quan trọng trong động lực học lớp phủ trái đất. Nước được lưu trữ bên trong các tinh thể của nó ở trạng thái giống như bọt biển, không phải ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.

Nhà địa vật lý Steve Jacobsen cho biết: “Ringwoodite giống như một miếng bọt biển, thấm nước, và có điều gì đó rất đặc biệt về cấu trúc tinh thể của ringwoodite cho phép nó hút hydro và giữ nước”.

Khoáng chất này có thể hấp thụ một lượng lớn nước với tốc độ đặc biệt cao. Nếu chỉ có 1% nước trong thành phần cấu tạo của nó, thì nó vẫn sẽ chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương trên bề mặt Trái đất cộng lại.

Những khám phá gần đây như thế này cho thấy hiện tại chúng ta thực sự biết rất ít về hành tinh của mình. Đại dương tiếp tục bộc lộ những bí ẩn của nó, như nó vẫn luôn làm như vậy trước đây.

Mảng kiến tạo là gì?

Toàn bộ lớp vỏ cứng ngoài cùng dày 100 km của Trái Đất được gọi là thạch quyển. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng kiến tạo lớn (tổng cộng có khoảng 20 mảng kiến tạo lớn nhỏ), chúng không đứng yên mà thường có dịch chuyển.

Do sự dịch chuyển,, một số mảng kiến tạo va chạm vào nhau hoặc mài qua nhau và có thể còn bị phân tách ra, dồn nén hoặc đè lên nhau ở khu vực tiếp xúc.

Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

Các mảng này cõng trên lưng các phần lục địa và đại dương, do sự dịch chuyển của chúng mà dẫn đến việc các lục địa nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tách ra. Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là các vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa, hút chìm…

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện một đại dương rộng lớn bên dưới lớp vỏ Trái đất