Phổi có thể trở lại bình thường sau khi bỏ thuốc lá thành công không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lá phổi của người mới hút hoặc hút ít thuốc lá nhìn chung vẫn có cơ hội để khôi phục về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, đối với người nghiện thuốc lá thời gian lâu, thì thời gian bỏ thuốc lá nên trước 35 tuổi, và cần khoảng 10 năm để các chức năng phổi trở lại bình thường.

Với áp lực cuộc sống ngày càng cao, nhiều người sẽ muốn đào thải những u uất bên trong ra ngoài bằng một số phương pháp, chẳng hạn như hút thuốc lá.

Tuy nhiên hãy thành thật, mặc dù khoảnh khắc hút thuốc có thể khiến bạn cảm giác như đã giảm bớt phần nào áp lực dồn nén (thực ra hút thuốc không có tác dụng này, chỉ là tâm trí của bạn được thư giãn và nghỉ ngơi), nhưng đồng thời bạn cũng thừa biết rằng nó hoàn toàn không tốt cho cơ thể.

Thuốc lá chứa hơn 100 loại chất độc hại, khói thuốc khi vào cơ thể sẽ phá hủy các lông mao trong phổi, gây tổn thương các cơ quan phổi. Do đó, thời gian hút thuốc càng lâu thì phổi càng bị tổn thương nghiêm trọng.

Hơn nữa, việc hút thuốc càng diễn ra thường xuyên thì càng khiến người ta nghiện và rất khó bỏ.

Mặc dù trong cuộc sống có một số người với ý chí mạnh mẽ đã thành công trong việc từ bỏ thuốc lá; nhưng cũng có một số người sợ phải đối mặt và chịu đựng các phản ứng bất lợi khi bỏ thuốc lá như ho, khạc.

Nói chung, những người này vẫn luôn băn khoăn rằng liệu chức năng phổi của bản thân có thể trở lại như ban đầu hay không.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem sau khi bỏ thuốc lá, phổi của người hút có thể trở lại bình thường được không?

Chức năng phổi sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh sau khi bỏ thuốc lá?

Hút thuốc sẽ khiến đường thở bị tắc nghẽn, dịch tiết trong khí quản tăng lên, phổi bị tổn thương khiến tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cũng tăng cao. Ngoài ra, hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi.

Vậy chức năng phổi có thể trở lại bình thường sau khi bỏ thuốc lá không?

Điều này phụ thuộc vào việc bạn bỏ thuốc sớm hay muộn và bạn hút bao nhiêu.

Có nghĩa là, nếu thời gian hút thuốc của bạn tương đối ngắn và lượng hút tương đối thấp so với bình thường, thì lúc này các chất độc hại trong thuốc lá vẫn chưa xâm nhập hoàn toàn vào mô phổi, và mọi thứ vẫn có thể được cứu vãn; miễn là bạn bỏ thuốc lá kịp thời, sức khỏe phổi của bạn sẽ dần dần được cải thiện.

Nếu bạn là người hút thuốc lá 1, 2 hay thậm chí 3 gói mỗi ngày, kéo dài qua nhiều năm; thì bạn đã là một người nghiện thuốc lá nghiêm trọng.

Lúc này chất độc hại trong thuốc lá đã xâm nhập vào phổi, thậm chí cả niêm mạc khí quản cũng bị tổn thương, cuối cùng sẽ gây ra viêm phế quản và các bệnh phổi khác do hút thuốc lâu ngày.

Tất cả đều là do phổi bị tổn thương, rất khó khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh.

Lời khuyên của bác sĩ: Hãy cố gắng bỏ thuốc lá và đừng để vượt quá độ tuổi này

Đối với những người nghiện thuốc lá thì không có cái gọi là độ tuổi nào là tốt nhất, chỉ cần bạn muốn bỏ thuốc lá thì hãy hành động và củng cố ý chí của mình bất cứ lúc nào, ở cấp độ nào. Chỉ bằng cách bỏ thuốc lá đúng lúc, bạn mới có thể cứu vãn lại chính mình.

Tất nhiên, đối với một số người nghiện thuốc lá lâu, nếu họ bỏ thuốc thành công trước 35 tuổi, và cho phổi khoảng thời gian lên tới 10 năm, thì chức năng phổi của họ có thể trở lại trạng thái bình thường.

Nên làm gì để cai thuốc lá thành công? Hướng dẫn 5 thủ thuật

Thủ thuật 1: Giảm dần

Đối với những người nghiện thuốc lá lâu, không thể buộc họ từ bỏ nicotin ngay từ đầu.

Việc bỏ thuốc lá đột ngột sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu do các phản ứng cai nghiện diễn ra.

Do đó, cách tốt nhất là giảm dần, ví dụ ban đầu bạn hút 1 gói một ngày, cố gắng giảm số lượng xuống nửa gói mỗi ngày, giảm dần cho đến khi bỏ hẳn.

Thủ thuật 2: Sản phẩm thay thế

Khi cơ thể cồn cào khó chịu, tâm trí muốn hút thuốc, bạn có thể nhai một ít kẹo cao su / kẹo để thay thể, bớt cảm giác buồn miệng.

Thủ thuật ba: Gợi ý tâm lý

Việc người nghiện thuốc lá phụ thuộc vào thuốc lá đa phần cũng xuất phát từ một số thói quen nhỏ và một số hành động phản xạ.

Vì vậy, nếu điều này xảy ra, bạn phải tự biết tác hại của thuốc lá đối với cơ thể như thế nào, và bạn sẽ lưu ý đến các bệnh lý như ung thư phổi, viêm phế quản.

Nhìn chung, bạn hãy đưa ra cho mình những gợi ý tâm lý nhất định.

Thủ thuật 4: Chuyển hướng sự chú ý

Nếu hút thuốc là để não bộ cảm thấy hài lòng thì chúng ta có thể tìm cách khác, chuyển sang chế độ ăn uống.

Chế độ ăn uống cũng có chức năng này, chẳng hạn như đồ ngọt, cũng có thể khiến não bộ cảm thấy hài lòng, miễn là kiểm soát được lượng thuốc lá mà bạn hút vào, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Thủ thuật 5: Tập thể dục

Đối với những người hút thuốc, bỏ thuốc trong thời gian dài cũng có thể khiến họ cảm thấy chán nản; các chuyên gia cho rằng tập thể dục có thể giúp bỏ thuốc lá và xoa dịu tâm trạng.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Phổi có thể trở lại bình thường sau khi bỏ thuốc lá thành công không?