Trái đất nhận tín hiệu lạ: Ngôi sao neutron nhấp nháy bất thường trong Dải Ngân hà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một thứ như ánh đèn flash mạnh từ vũ trụ, tạo ra các tín hiệu vô tuyến bất thường trong dải Ngân hà của chúng ta.

Đó là ngôi sao neutron phát ra ánh sáng nhấp nháy kỳ lạ, kéo dài khoảng 300 mili giây đã khiến các nhà thiên văn học bối rối. Ước tính ngôi sao cách xa chúng ta 1.300 năm ánh sáng.

Tuy rằng trông bề ngoài giống như một ngôi sao neutron phát ra sóng vô tuyến, nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định rằng vật thể này không giống bất cứ thứ gì họ đã quan sát trước đây. Họ phát hiện ra một số ngôi sao xung tương tự sóng vô tuyến xảy ra bảy giây một lần sau khi khảo sát kỹ lưỡng khu vực này. Nó khác với những phát hiện về sao neutron trước đây.

Nhờ sử dụng kính thiên văn vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi, Manisha Caleb, một giảng viên tại Đại học Sydney, và các đồng nghiệp của cô đã phát hiện ra khi quan sát vùng Vela-X 1 của Dải Ngân hà. Các nhà nghiên cứu cho rằng khám phá của họ có thể mở ra con đường khám phá một lớp vật thể sao hoàn toàn mới.

Caleb đã phác thảo khám phá một cách chi tiết. Quan sát cho thấy vật thể mới được tìm thấy, được đặt tên là PSR J0941-4046, có mang các đặc tính của sao xung hoặc sao từ - hai dạng sao neutron cực kỳ mạnh mẽ.

''PSR J0941-4046 thách thức sự hiểu biết của chúng ta về cách các sao neutron được sinh ra và phát triển. Nó cũng hấp dẫn vì dường như tạo ra ít nhất 7 hình dạng xung khác nhau một cách rõ ràng", tiến sĩ Caleb viết.

Phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

Sao xung là phần còn lại với mật độ dày đặc của các ngôi sao lớn đã phát nổ. Chúng thường phát ra sóng vô tuyến từ các cực của chúng, có thể đo được từ Trái đất khi các sao xung quay. Chúng xuất hiện giống như một ngọn hải đăng nhấp nháy định kỳ ở phía xa. Mặt khác, giống như một nam châm có từ trường cực mạnh, nó giải phóng một lượng lớn năng lượng dưới dạng các tia sáng (tia X và vụ nổ tia gamma).

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho biết vòng quay dài nhất của một sao xung mà họ biết đến là 23,5 giây, có nghĩa là họ có thể đã tìm thấy một vật thể phát ra sóng vô tuyến hoàn toàn mới.

Phân tích thêm về dữ liệu tiết lộ cho các nhà nghiên cứu rằng PSR J0941-4046 là một ngôi sao neutron bất thường quay cực kỳ chậm so với các sao xung khác.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Trái đất nhận tín hiệu lạ: Ngôi sao neutron nhấp nháy bất thường trong Dải Ngân hà