4 loại gạo tuyệt đối không nên ăn, có thể làm hại gan thận, nuôi dưỡng tế bào ung thư

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gạo, là thực phẩm chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày, là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nhưng bạn có biết rằng một số loại gạo có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe?

Trong những năm gần đây, với sự gia tăng của ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại gạo có vấn đề ô nhiễm chất độc hại nghiêm trọng.

Đặc biệt, hãy ngừng ăn 4 loại gạo dưới đây vì chúng có thể gây tổn thương gan thận và âm thầm nuôi dưỡng tế bào ung thư, bất kể bạn khoẻ mạnh đến đâu thì cơ thể cũng khó mà chịu được nếu tiêu thụ nhiều trong thời gian dài.

Bốn loại gạo nên tránh

1. Gạo cũ

Gạo cũ là loại gạo được bảo quản quá lâu. Do bảo quản lâu dài và các yếu tố môi trường, các chất dinh dưỡng trong gạo có thể bị mất đi và tạo ra một số chất có hại, chẳng hạn như aflatoxin.

Aflatoxin là chất gây ung thư có thể gây tổn hại lớn cho gan và thận, thậm chí có thể gây ung thư. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng tránh ăn gạo cũ.

2. Gạo ‘đánh bóng’

Gạo đánh bóng là gạo đã được xay mịn, có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của loại gạo này không cao. Trong quá trình đánh bóng, lớp cám và một số chất dinh dưỡng trên bề mặt hạt gạo bị bào mòn, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Hơn nữa, một số doanh nghiệp có thể sử dụng các chất độc hại để đánh bóng, chẳng hạn như bột talc và formaldehyde. Việc tiêu thụ loại gạo này trong thời gian dài có thể gây ra những tác hại không thể khắc phục đối với cơ thể, thậm chí gây ung thư.

3. Gạo mốc

Gạo mốc là loại gạo bị hư hỏng do bảo quản lâu ngày hoặc môi trường ẩm ướt.

Aflatoxin và vi khuẩn có trong gạo mốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và thận. Ngay cả khi loại bỏ phần bị mốc thì chất độc trong gạo vẫn có thể tồn tại nên gạo bị mốc không thích hợp để tiêu thụ.

4. Gạo chứa hàm lượng Cadmium quá cao

Cadmium (Cd) là một nguyên tố kim loại nặng có thể gây hại cho thận và hệ thần kinh của con người.

Chất lượng đất và nước ở một số khu vực chứa hàm lượng cadmium cao, khiến lúa được sản xuất có hàm lượng cadmium vượt mức.

Tiêu thụ loại gạo này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây ra bệnh thận và các bệnh về thần kinh.

Vì vậy, chúng ta nên chọn loại gạo có hàm lượng cadmium thấp hoặc giảm nguy cơ hấp thụ cadmium bằng cách đa dạng hóa chế độ ăn uống.

Cách để chọn gạo tốt

Đầu tiên, hãy nhìn vào hình dáng bên ngoài của gạo. Gạo chất lượng cao thường có hạt mịn, kích thước đồng đều, không có nhiều tấm hoặc tạp chất. Màu sắc nên trắng hoặc hơi vàng, không quá sáng hoặc quá xỉn.

Thứ hai, ngửi mùi gạo. Gạo chất lượng cao nên có mùi thơm nhẹ, không bị hắc, chua. Nếu có mùi lạ, đừng mua.

Tiếp theo, dùng tay thử hạt gạo để kiểm tra độ khô. Gạo chất lượng cao khi chạm vào sẽ khô và không để lại nhiều bột. Nếu cảm thấy ướt hoặc có nhiều bột thì có thể là gạo đó đã cũ hoặc bị mốc.

Cuối cùng, cắn thử một hạt gạo, nếu cảm thấy cứng và dai thì là gạo mới, còn nếu mềm và dễ nát thì là gạo cũ. Tuy nhiên, cách này có thể không đảm bảo vệ sinh, nên bạn có thể dùng tay bóp nhẹ hạt gạo để cảm nhận độ cứng.

Cách chọn gạo đóng bao

Trước hết, bạn cần kiểm tra xem bao bì có được đóng gói chặt chẽ và đúng quy cách hay chưa.

Trên bao bì cần ghi rõ loại gạo, nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thông tin nhà sản xuất… Nếu bao bì hư hỏng hoặc nhãn mác không rõ ràng thì tốt nhất không nên mua.

Sau khi mở túi đựng, hãy quan sát kỹ chất lượng gạo. Gạo chất lượng cao nên có hạt đầy đủ, đồng đều, có màu trắng hoặc hơi vàng, không bị vỡ, không có tạp chất. Nếu gạo có màu vàng, đen, mốc hoặc có nhiều tấm, tạp chất thì có thể là gạo kém chất lượng, không nên mua.

Gạo chất lượng cao phải có mùi thơm, không bị hăng, chua. Nếu có mùi hôi thì có thể là gạo cũ hoặc bị ẩm.

Bạn có thể nhận biết gạo khô và cứng như thế nào bằng cách cảm nhận. Gạo chất lượng cao khi chạm vào sẽ khô và không quá ướt. Nếu thấy gạo ướt hoặc mềm thì có thể là gạo ẩm hoặc kém chất lượng, tốt nhất không mua.

Lưu ý: Nên bảo quản gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi nấu nên vo gạo để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.

Theo Wang He - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

4 loại gạo tuyệt đối không nên ăn, có thể làm hại gan thận, nuôi dưỡng tế bào ung thư