80% trường hợp tử vong do ung thư trong giai đoạn hồi phục: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các cuộc khảo sát cho thấy khoảng 66% bệnh nhân ung thư bị trầm cảm, 10% mắc bệnh tâm thần phân liệt và 8% mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Trầm cảm và lo lắng dẫn đến tái phát

Bệnh nhân ung thư thường gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo lắng, chán ăn, đau đớn, buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là mất trí.

Trong đó, trầm cảm và rối loạn lo âu có tỷ lệ mắc cao nhất. Suy sụp tinh thần gây tái phát di căn ở 1/4 số bệnh nhân ung thư sau khi điều trị.

Vượt qua rào cản tâm lý là ưu tiên hàng đầu

Yếu tố tâm lý xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong sự xuất hiện, phát triển và di căn của bệnh ung thư.

Sau khi tiếp nhận các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, hầu hết bệnh nhân đều lo lắng về nguy cơ tái phát và di căn. Một số thậm chí phát hiện tái phát di căn trong thời gian ngắn sau đó.

Nếu không vượt qua được rào cản tâm lý, hệ miễn dịch sẽ bị tổn thương nhanh hơn, rất bất lợi cho quá trình phục hồi. Kết quả là khoảng 80% bệnh nhân tử vong không phải trong thời gian điều trị mà trong thời gian hồi phục.

Những "ngôi sao" chiến thắng ung thư với tinh thần lạc quan

Vào đầu những năm 1990, một nhà văn nổi tiếng đã sử dụng một thuật ngữ mới trong một bài báo phi hư cấu - "ngôi sao chống ung thư".

Một nghiên cứu được thực hiện trên những "ngôi sao" này cho thấy rằng, mặc dù họ mắc các loại ung thư khác nhau và trải qua những phương pháp điều trị không giống nhau, nhưng họ đều có một điểm chung: tinh thần lạc quan và tích cực.

- Tinh thần lạc quan hỗ trợ chống lại ung thư

Ông Tạ (76 tuổi) được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn III tại Bệnh viện Ung bướu Bắc Kinh vào tháng 1 năm 1997. Ông đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u trong dạ dày (cắt bỏ 4/5 dạ dày) vào cuối tháng 2 cùng năm.

Một năm sau, ông được phát hiện có di căn gan và đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn.

Trong quá trình theo dõi sau đó, bác sĩ phát hiện ông có thêm 2 khối u ở thùy phải gan.

Sau đó, ông Tạ áp dụng phương pháp điều trị Đông y kết hợp với tinh thần lạc quan, chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn, ông đã sống khỏe mạnh trong nhiều năm và các khối u ở thùy phải gan đã hoàn toàn biến mất!

- Cơn giận dữ có thể dẫn đến bi kịch

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giữ được sự bình tĩnh và lạc quan như trường hợp của ông Tạ nói trên:

Một bệnh nhân ung thư phổi di căn hạch bạch huyết trên xương đòn trái đã có 3 năm ổn định. Tuy nhiên, sau một trận cãi vã dữ dội, ông phát hiện hạch bạch huyết ở xương đòn trái đã sưng to trở lại vào buổi chiều.

Một bệnh nhân khác mắc u não đã trở lại bình thường sau khi điều trị. Tuy nhiên, sau một cuộc cãi vã lớn với chồng kéo dài vài ngày, bà bắt đầu bị đau đầu dữ dội và tình trạng không cải thiện. Ba tháng sau khi kiểm tra lại, bà được chẩn đoán tái phát ung thư.

Có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy. Mặc dù không thể khẳng định chắc chắn rằng cơn giận dữ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tái phát và tử vong, nhưng nó nhất định là một yếu tố nguy cơ quan trọng.

Sức khỏe là ưu tiên hàng đầu

Đối với bệnh nhân ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật, ung thư phổi, ung thư vòm họng và u não, điều quan trọng là phải học cách điều chỉnh cảm xúc, tránh tức giận, bực bội và ức chế cảm xúc trong thời gian dài.

Những bệnh nhân có tính khí thất thường, hay nóng giận nên chú ý kiểm soát tâm trạng.

Hãy nhớ rằng "sức khỏe là ưu tiên hàng đầu", những cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn khiến bệnh nhân rơi vào vòng xoáy căng thẳng.

Căng thẳng kéo dài có thể kích thích tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, điều này rất không tốt cho những người từng mắc bệnh ung thư và đang trong giai đoạn hồi phục.

Học cách tha thứ cho bản thân và kể cả những lỗi lầm của người khác, sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Nhìn chung, việc cải thiện tính cách và sự tự tin của bệnh nhân là điều cần thiết để giúp họ trở thành một người ôn hòa và không còn dễ nổi giận.

Theo Wang He - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

80% trường hợp tử vong do ung thư trong giai đoạn hồi phục: Nguyên nhân và cách phòng ngừa