Albert Einstein: Thế giới như tôi thấy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Albert Einstein là một trong những thiên tài hiếm hoi, ông không chỉ vô cùng xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực khác: tư tưởng, tôn giáo và chính trị. Einstein nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.

Chúng ta trong thế giới này, mỗi người đều là một người khách trọ nhờ ngắn ngủi, nhưng không biết tại sao, tôi thường cảm thấy rằng quãng đời đó có mang một ý nghĩa thần thánh nào đó. Trong đời sống thường ngày, chúng ta đều biết một điều vô cùng xác thực đó là: Người ta vì người khác mà sống! sống chủ yếu là vì nụ cười và cuộc sống của những người mà ta quan tâm, ngoài ra còn vì những người không quen, nhưng bị sợi dây “cùng chí hướng” ràng buộc với nhau.

Mỗi ngày, có rất nhiều lần tôi cảm thấy rằng cuộc sống nội tâm và sinh hoạt bề ngoài của tôi đều có liên kết chặt chẽ với những người xung quanh, cho dù họ đã khuất hoặc vẫn còn đang sống. Tôi luôn cố gắng đền đáp tất cả những gì mà họ đã cho tôi, những thứ tôi nhận được từ mọi người quả thực là quá nhiều. Mỗi khi nghĩ tới điều này, tôi luôn cảm thấy trầm lắng, ưu tư. Người ta cần phải có lý tưởng nào đó, để làm kim chỉ nam cho những nỗ lực và phương hướng của mình - Chúng thường lấp lánh trước mắt tôi, Chân-Thiện-Mỹ là lý tưởng làm cho cuộc sống của tôi ngập tràn trong hạnh phúc.

Tôi chưa bao giờ lấy việc an nhàn hưởng thụ làm tiêu chí cho cuộc sống của mình, bởi xây bồi cuộc sống trên những thứ đó thì có khác chi cuộc sống của loài cầm thú. Nếu cuộc sống của tôi không có những bạn bè cùng chí hướng, cùng hợp tác để tìm tòi những mục tiêu trong muôn vàn gian khó của nghệ thuật và khoa học, thì cuộc sống của tôi sẽ trở lên trống rỗng.

Tôi luôn coi khinh những sự vật dung tục tầm thường, chúng làm hạn chế hùng tâm của người ta, những thứ như: Tài phú, danh vọng, quyền thế, tôi vĩnh viễn chẳng màng. Tôi tin rằng, một cuộc sống thuần phác, khiêm nhường là có ích nhất đối với thân tâm của mỗi cá nhân. Lý tưởng chính trị của tôi là dân chủ, mỗi một người đều là một “cá nhân” được tôn trọng, mà không nên bị người ta tôn sùng làm thần tượng.

Tôi cũng đã bị nhiều người hâm mộ tôn sùng quá mức, điều này thực là trái với tâm nguyện của tôi. Nhưng có lẽ những lời tán dương như vậy, là do tôi có đóng góp chút sức lực nhỏ bé đã cải biến được một vài quan niệm cố hữu, những thứ mà mọi người đang tìm lời giải đáp nhưng chưa đạt nguyện vọng.

Tôi hiểu rõ rằng, muốn đạt được một mục tiêu nào đó, nhất định cần có người đứng ra lãnh đạo, đề ra tư tưởng, sắp đặt chỉ huy, đồng thời gánh chịu trọng trách; nhưng người bị lãnh đạo không nên là người bị sai khiến, họ cần được quyền tự lựa chọn lãnh tụ cho mình.

Tôi thấy rằng: việc phân chia xã hội thành tầng tầng giai cấp khác nhau là giả dối; sự khác biệt đó, phân tích đến tận cùng, thì đều dựa trên cường bạo. Tôi tin chắc các chế độ bạo lực độc tài nhất định sẽ tạo ra sự sa đọa, bởi vì bạo lực không thể nào tránh được việc thu hút những kẻ có đạo đức thấp kém. Vì những lý do này, tôi kiên quyết phản đối chủ nghĩa quân quốc chuyên chế.

Những trải nghiệm mà chúng ta có được thật kỳ diệu và thần bí, đó là nghệ thuật chân chính và suối nguồn của khoa học. Nếu một người đứng trước sự huyền vi của Vũ Trụ mà lại thấy xa lạ dửng dưng, không cảm thấy kinh ngạc và kính sợ, thì anh ta khác gì đã chết. Loại cảm nhận thần bí này của sinh mệnh đối với Vũ Trụ cố nhiên là sinh ra một cảm giác kinh sợ, và từ đó cũng sinh ra tôn giáo.

Có người tưởng tượng rằng, Thượng Đế có thưởng phạt đối với tạo vật mà Ngài sinh ra, nói như vậy dường như Ngài có mục đích nào đó, điều này làm tôi không đồng tình; dùng một lời bao quát: Thượng Đế như vậy thì chỉ là do tâm linh yếu nhược của nhân loại phản ánh ra mà thôi. Tôi không tin người ta sau khi thân xác chết đi lại có thể tiếp tục sống. Tuy nhiên, với những người tâm linh yếu nhược do sợ hãi cùng tâm lý tự tư, nên cứ ôm chặt quan niệm này.

Đối với tôi, chỉ cần chúng ta làm tốt những sự tình sau, thì sẽ không lưu chút ân hận gì: Hãy trầm tư suy ngẫm những bí mật về sự sinh sôi không ngừng của sinh mệnh, hãy đi tìm tòi những cấu tạo diệu kỳ của Vũ Trụ, đồng thời hãy cung kính khiêm hư tìm hiểu thế giới vi quan triển hiện trong Đại Tự Nhiên.

Nhà bác học thiên tài Einstein luôn tin tưởng vào Thần học.
Nhà bác học thiên tài Einstein luôn tin tưởng vào Thần học. (Ảnh: wallpaperflare)

***

Tuy nhiên càng về sau, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của Einstein đối với các tôn giáo, đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Einstein nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” (Science without religion is lame. Religion without science is blind).

Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)…, những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây.

Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động, và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngõ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.

Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.

Thái Bình
Theo Sách ngữ văn Trung học Đài Loan



BÀI CHỌN LỌC

Albert Einstein: Thế giới như tôi thấy