Mùa đông, 2 chỗ ngứa thường xuyên có thể là do biến chứng tiểu đường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lượng đường trong máu cao kéo dài có thể gây ngứa da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này.

Vì tình trạng này có thể gây biến chứng vi mạch máu, khiến da không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, các chất chuyển hóa không được đào thải, dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa và miễn dịch của da, thúc đẩy vi khuẩn và nấm sinh sản, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm da, gây ngứa da.

Đặc biệt, nếu tình trạng ngứa diễn ra thường xuyên ở hai vị trí dưới đây, thì có khả năng bạn đang gặp biến chứng tiểu đường:

  • Ngứa da chân: gợi ý đến khả năng bị bệnh thần kinh do tiểu đường.
  • Ngứa da bàn chân: gợi ý đến khả năng biến đổi mạch máu, làm khô da và gây ngứa.

Ngứa da thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường có thời gian mắc bệnh lâu và kiểm soát đường huyết kém.

9 cách giúp giảm ngứa da

  1. Kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu ở mức chấp nhận được: Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, điều trị bệnh thần kinh và bệnh mạch máu, giải quyết nguyên nhân gây ngứa da.
  2. Tránh thức ăn có hàm lượng đường cao: Ví dụ như bánh ngọt, sầu riêng, rượu nếp, đồ uống ngọt…
  3. Tránh ăn thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, rau mùi, tỏi… để giảm kích ứng da.
  4. Hạn chế uống rượu: Uống rượu dễ gây ngứa da. Uống nhiều nước lọc hoặc trà hoa cúc, trà kim ngân hoa… để thanh nhiệt giải độc.
  5. Chú ý vệ sinh cá nhân: Thay quần áo thường xuyên, giữ cơ thể sạch sẽ. Quần áo, vớ nên mặc loại rộng rãi, mềm mại, đồ mặc sát người nên chọn loại làm từ cotton. Tránh mặc quần áo thô ráp, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm cao.
  6. Tắm: Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc không sử dụng sản phẩm nào, chỉ dùng nước sạch; nhiệt độ nước không được quá cao vì nó có thể gây ngứa.

Khi tắm bằng nước ấm, nếu cần thiết bạn có thể chườm nước lạnh lên vùng ngứa trước. Vì cảm giác lạnh có thể che đi phần nào cơn ngứa, đây có thể là một cách tốt để giảm ngứa (đừng thử cách này với người già).

Sau khi tắm, thoa một ít kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.

  1. Tập thể dục thường xuyên: Vận động có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp làm giảm triệu chứng ngứa da.
  2. Uống thuốc giảm ngứa: Khi ngứa da nghiêm trọng, hãy dùng một số thuốc kháng dị ứng đường uống.
  3. Dùng thuốc bôi ngoài da: Cân nhắc sử dụng kem dưỡng da calamine cho vùng ngứa. Những bệnh nhân bị ngứa da do nhiễm nấm có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống nấm.

Lưu ý: Đây chỉ là lời khuyên mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ.

Theo Wang He - Aboluowang
Chấn Hưng biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mùa đông, 2 chỗ ngứa thường xuyên có thể là do biến chứng tiểu đường