Nhồi máu cơ tim: 9 cơn đau bất thường có thể ‘nuốt chửng’ sinh mạng trong nháy mắt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhồi máu cơ tim cấp tính khởi phát nhanh chóng, trên lâm sàng thường có biểu hiện đau dữ dội và kéo dài sau xương ức hoặc vùng trước tim, nhưng ngoài đau ngực, còn có thể là những cơn đau tưởng chừng không liên quan như: đau cổ, đau lưng, đau bụng, đau chi trên…

Với sự phát triển của trình độ khoa học công nghệ, chi phí cho các liệu pháp điều trị y tế cũng ngày một tăng lên, nhưng khi nhồi máu cơ tim xảy ra, vẫn có rất nhiều người tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu là vì những người này không hiểu rõ các triệu chứng báo trước của bệnh tim, từ đó dễ chủ quan. Hơn nữa, khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra, việc áp dụng sai cách các biện pháp cấp cứu cũng làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Nhồi máu cơ tim cấp tính khởi phát nhanh chóng, trên lâm sàng thường có biểu hiện đau dữ dội và kéo dài sau xương ức hoặc vùng trước tim, nhưng ngoài đau ngực, còn có thể là những cơn đau tưởng chừng không liên quan như: đau cổ, đau lưng, đau bụng, đau chi trên…

Thậm chí, một số bệnh nhân còn có biểu hiện đau nhức răng, đau dạ dày… cần phân biệt cẩn thận, không nên bỏ qua những tín hiệu này.

Những cơn đau bất thường có thể liên quan đến nhồi máu cơ tim

1. Cơn đau tức ngực hoặc vùng trước tim điển hình

Thường đi kèm với tâm trạng lo lắng, bồn chồn, ra mồ hôi, sợ hãi hoặc cảm giác về cái chết sắp xảy ra, nghỉ ngơi hay dùng thuốc vẫn không thể thuyên giảm triệu chứng.

2. Đau ngực, vai trái, nách trái, chi trên trái

Vai trái là một trong những điểm chiếu của tim, nhưng đôi khi do đặc điểm định vị không chính xác, cũng có thể xuất hiện đau cánh tay trái, đặc biệt là khi kèm theo tức ngực, khó thở, càng cần cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim.

3. Cổ, họng

Do dây thần kinh họng và tim chịu chi phối bởi cùng một đoạn dây thần kinh cột sống, khi cơ tim thiếu máu, thiếu oxy, các chất axit như axit lactic, axit pyruvic, axit phosphoric... cùng các chất polypeptide sẽ kích thích thần kinh gây đau, và lan tỏa đến dây thần kinh phế vị ở họng, gây ra triệu chứng đau họng.

Nếu bị đau họng mà không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, kèm theo tức ngực, ra mồ hôi hoặc buồn nôn, cần cảnh giác với nguy cơ nhồi máu cơ tim.

4. Đau hàm, đau răng

Có thể biểu hiện là đau cổ, hàm dưới, thậm chí đau răng, đặc biệt là đau cổ, hàm, răng liên quan đến vận động, nghĩa là gì?

Tức là các vị trí này không đau khi ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng khi đi lại sẽ đau, hoặc đau không dứt và kèm theo chóng mặt, ra mồ hôi lạnh... thì rất có thể là nhồi máu cơ tim cấp tính.

5. Đau nửa đầu

Cơ chế xảy ra được cho là do co thắt mạch máu trước khi nhồi máu cơ tim, đi kèm với co thắt mạch máu não; cũng có thể do phản xạ thần kinh tự chủ gây rối loạn co giãn mạch máu trong và ngoài sọ.

6. Đau sau xương ức, cổ

Là đau giữa cổ và rìa dưới ngực (giữa ngực hoặc hai bên ngực): Bệnh nhân tim mạch thường xuất hiện cơn đau tức ngực dạng co thắt, có cảm giác tức ngực rõ ràng và có thể lan ra vai, cánh tay.

Thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, cần cảnh giác là nhồi máu cơ tim cấp tính.

7. Chân trái dưới, bẹn trái

Đau dữ dội đột ngột ở chân trái, kèm theo tức ngực, khó thở và ra mồ hôi, cần cảnh giác nhồi máu cơ tim cấp tính.

8. Đau bụng trên

Nếu bệnh nhân ra mồ hôi lạnh, nôn mửa thậm chí ngất xỉu, cần cân nhắc khả năng nhồi máu cơ tim cấp tính.

9. Đau lưng

Đau chủ yếu ở lưng, lưng dưới và vai.

Nhồi máu cơ tim không đau

Bệnh nhân chỉ có biểu hiện tức ngực nhẹ, tức bụng trên, khó chịu, buồn nôn, khó thở.

Bệnh nhân cao tuổi mắc tiểu đường, bị tắc nghẽn mạch máu não hoặc suy tim thường ít nhạy cảm với cơn đau hơn người bình thường. Vì vậy, nhóm người này dễ xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim không đau, dễ bỏ sót trong chẩn đoán.

Bí quyết đơn giản để bảo vệ tim mạch

- Ngủ kê cao chân

Ngủ kê cao chân thực sự có thể bảo vệ tim mạch, giúp máu từ chân và bàn chân lưu thông trở lại phổi và tim.

Sau đó, tim có thể bơm máu mới đến chân và bàn chân, giảm áp lực lên tim và bảo vệ tim.

- Mỗi ngày một quả táo

Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Y học Anh, nếu tất cả người trung niên và cao tuổi (ngoài 50) ở Anh ăn một quả táo mỗi ngày, thì có thể giảm 8.500 ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm, hiệu quả tương đương với việc sử dụng thuốc.

- Mỗi ngày một cốc trà xanh

Nghiên cứu của Bệnh viện Johns Hopkins Hoa Kỳ phát hiện ra rằng uống một cốc trà xanh mỗi ngày có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Catechin trong trà xanh có tác dụng chống oxy hóa, và EGCG trong trà xanh có tác dụng ức chế hình thành cục máu đông, đều có thể bảo vệ tim mạch.

- Tập thể dục cho mạch máu

Để “tập thể dục” cho mạch máu, hãy sử dụng phương pháp tắm nước nóng lạnh xen kẽ để phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch.

Cụ thể, cách thực hiện như sau: trước tiên tắm bằng nước ấm, sau đó xả bằng nước hơi mát, đặc biệt là xả vào hai bên cổ.

Lưu ý rằng nước lạnh chỉ nên đến mức hơi mát, thường là khoảng 25°C. Kích thích xen kẽ nóng lạnh giúp tăng cường co giãn mạch máu.

Bài tập này có thể thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường chức năng tim mạch. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với những người có thể chất yếu.

- Thường xuyên ăn 4 loại rau bảo vệ tim mạch

Giáo sư Du Jinhang, Đại học Y Dược Trung y Bắc Kinh cho biết, trong thực tế lâm sàng, những người có vấn đề về tim thường được khuyến nghị ăn nhiều 4 loại rau dưới đây:

  • Tảo biển, rong biển;
  • Nấm hương, mộc nhĩ;
  • Cần tây, rau mùi;
  • Hành, gừng, tỏi.

- Uống nước đúng giờ trong ba khung giờ

Để bảo vệ tim mạch, bạn nên uống nước trong ba khung giờ:

  • Ly đầu tiên, sau khi thức dậy vào buổi sáng, có thể làm giảm độ nhớt của máu;
  • Ly thứ hai, trước khi ngủ nửa tiếng, có thể làm loãng máu, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và huyết khối;
  • Ly thứ ba, khi thức vào đêm khuya, uống một ít nước có thể bổ sung độ ẩm cho cơ thể và bảo vệ tim mạch.

- Cười nhiều mỗi ngày

Cười sảng khoái một lần có thể làm giãn mạch máu 22%, góp phần làm tăng lưu lượng máu, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều này một lần nữa chứng minh câu nói "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ".

Một nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa tiếng cười và tái phát bệnh tim cho thấy xem phim hài 30 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh tim.

- Ăn một nắm hạt mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Y tế Toàn cầu Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ đã phát hiện rằng, tiêu thụ thường xuyên các loại hạt có thể giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim hoặc các nguyên nhân khác, và có thể giúp bảo vệ tim.

- Ngủ 7 tiếng mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y Đại học Tây Virginia Hoa Kỳ đã công bố trên Tạp chí Sleep rằng, những người ngủ quá hoặc dưới 7 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả việc ngủ trưa, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Nếu thiếu ngủ trong một thời gian, bạn có thể ngủ bù một hoặc hai tiếng vào buổi sáng, điều này có thể giúp phục hồi sự tỉnh táo của cơ thể.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ.

Theo Zhao Li - Aboluowang
Nhật Duy



BÀI CHỌN LỌC

Nhồi máu cơ tim: 9 cơn đau bất thường có thể ‘nuốt chửng’ sinh mạng trong nháy mắt