Phát hiện bức ‘Trường thành' của một nền văn minh cổ đại bí ẩn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bức ‘Trường thành' cổ trải dài hơn 100km tại Iran, được các nhà thiên văn học phát hiện từ các hình ảnh vệ tinh từ không gian. Phần còn lại của cấu trúc được xây dựng bởi hơn một triệu mét khối đá. 

Đây là bức ‘Trường thành' nằm ở phía Tây Iran, có chiều dài tương đương với bức trường thành Hadrian nổi tiếng do người La Mã xây dựng ở Anh.

Hiện vẫn chưa biết nền văn minh nào đã xây dựng nó, các chuyên gia chỉ biết rằng cấu trúc này được xây dựng từ thời đại rất cổ xưa, có lẽ không phải nền văn minh nhân loại ngày nay.

Bức ‘Trường thành' cổ khổng lồ được phát hiện từ không gian

Cấu trúc khổng lồ này có chiều dài khoảng 115 kilômét và kéo dài từ Bắc xuống Nam – từ vùng núi Bamu đến khu vực gần thị trấn Zhaw Marg thuộc Iran. Việc xây dựng bức tường chắc chắn là một dự án đầy thách thức vào thời cổ đại và thậm chí cả công nghệ ngày nay.

Các chuyên gia ước tính rằng hơn một triệu mét khối đá đã được sử dụng để xây dựng phần còn lại của bức tường. Để so sánh, chúng ta biết rằng Kim tự tháp Giza được được xây dựng từ khoảng trên 2,5 triệu mét khối đá.

Sajjad Alibaigi, nghiên cứu sinh tiến sĩ khoa khảo cổ học của Đại học Tehran viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Antiquity: “Với khối lượng ước tính khoảng một triệu mét khối đá, việc xây dựng nó sẽ đòi hỏi nguồn lực dồi dào về lao động, vật liệu và thời gian”.

“Một số mảnh gốm được tìm thấy dọc theo bức tường này cho thấy nó có thể được xây dựng vào thời kỳ giữa thế kỷ thứ tư trước Công nguyên”, các nhà khảo cổ cho biết.

Hình ảnh Bức ‘Trường thành' Gawri được chụp từ vệ tinh. Hình ảnh: Google Earth.

Bức trường thành cổ đại bị thất lạc

“Phần còn lại của cấu trúc, hiện đã bị phá hủy, chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ còn sót lại của bức trường thành. Có thể có đoạn trường thành được kết nối với các tháp canh hoặc cổng thành”, các nhà khảo cổ cũng đã cho biết rằng cấu trúc “được xây dựng bằng các vật liệu tại địa phương như đá lát, đá cuội và vữa thạch cao”.

“Cấu trúc chung của bức trường thành dường như đã được xác định bởi địa hình của khu vực, nó thường băng qua các rặng núi, đạt đến độ cao đáng kể.”

Mặc dù các nhà khảo cổ học bây giờ mới biết đến sự tồn tại của cấu trúc này, nhưng những người sống gần đó đã biết về sự tồn tại của bức tường từ lâu, họ biết đến nó với cái tên “Bức trường thành Gawri hoặc Bức tường Gawri Chen”.

Do tình trạng bảo tồn kém của bức trường thành, các nhà nghiên cứu không chắc chắn ai đã xây dựng cấu trúc và cho mục đích gì. Trên thực tế, họ thậm chí còn không chắc chắn về chiều rộng và chiều cao chính xác của nó – ước tính tốt nhất là rộng khoảng 4 mét, cao 3 mét.

Mục đích chính xác của bức trường thành vẫn là bí ẩn

“Chúng tôi cũng không biết đó là một cấu trúc phòng thủ hay mang tính biểu tượng”, Alibaigi nói, ông cũng lưu ý rằng có lẽ nó đánh dấu biên giới của một đế chế cổ đại, chẳng hạn như người Parthia (phát triển rực rỡ từ năm 247 trước Công nguyên đến năm 224 sau Công nguyên) hoặc người Sassani ( 224-651 SCN).

Được biết, cả hai đế chế cổ đại này đều xây dựng ở miền Tây Iraq (bên cạnh Iran) những lâu đài lớn, những khu định cư, thành phố đồ sộ và hệ thống tưới tiêu hiện đại. Do chiều dài rộng lớn của bức trường thành và số lượng tài nguyên cần thiết để xây dựng nó, có thể một trong hai đế chế cổ đại đã xây dựng nên bức trường thành này, nhưng có vẻ như nó còn cổ đại hơn nữa.

Dựa trên hồ sơ khảo cổ học của khu vực, việc xây dựng một bức trường thành lớn như vậy chỉ có thể thực hiện được từ thời Parthia (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên) trở về trước. Tuy nhiên, rất có thể bức trường thành là do một nền văn minh bí ẩn xây dựng nên.

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện bức ‘Trường thành' của một nền văn minh cổ đại bí ẩn