Sinh viên Trung Quốc bị bắt cóc trên mạng ảo tống tiền, quan chức Mỹ cảnh báo cách tự bảo vệ mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo cảnh sát, một sinh viên Trung Quốc mất tích được tìm thấy ở Utah vào tuần trước là nạn nhân của "vụ bắt cóc trên mạng". Vậy bắt cóc trực tuyến là gì và làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi trở thành nạn nhân?

Theo FBI, bắt cóc trực tuyến (hoặc bắt cóc ảo) có nhiều hình thức và trên thực tế là một âm mưu tống tiền.

"Không giống như bắt cóc truyền thống, kẻ bắt cóc ảo không thực sự bắt cóc bất kỳ ai. Thay vào đó, chúng lừa đảo và đe dọa nạn nhân để buộc họ nhanh chóng trả tiền chuộc" - một quan chức Cục Điều tra Liên bang (FBI) giải thích.

Trò lừa đảo này được thực hiện như gọi điện hoặc liên lạc với các thành viên trong gia đình, để thông báo người thân của họ đã bị bắt cóc. Các thành viên trong gia đình bị đe dọa, buộc phải trả tiền chuộc để đảm bảo những người thân yêu của họ được "nhanh chóng được thả". Trong hầu hết các trường hợp, những người thân chưa bao giờ phải đối mặt với nguy hiểm thực sự về tính mạng.

Thông thường, những người bị lừa sẽ nhận được một cuộc gọi và nghe thấy tiếng la hét trong điện thoại. Trong một hình thức lừa đảo khác, nạn nhân được thông báo rằng người thân của họ bị thương và không được phép đến bệnh viện cho đến khi bồi thường được nhận.

Vào cuối tháng 12 năm ngoái, tại Riverdale, Utah, Kai Zhang, một thiếu niên được báo là mất tích, cảnh sát cho biết có điều gì đó hơi khác biệt.

Ảnh Pixabay

Sở cảnh sát Riverdale giải thích, những kẻ bắt cóc ảo thường nhắm vào các sinh viên du học nước ngoài. Những kẻ bắt cóc liên lạc với sinh viên và gia đình họ ở nước ngoài để thông báo rằng con họ đang gặp nguy hiểm. Những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc từ gia đình sinh viên, khi giữ họ cách ly và theo dõi qua điện thoại di động, bao gồm cả việc sử dụng Facetime hoặc Skype. Sinh viên bị hại sẽ bị thuyết phục chụp ảnh chính mình, để gia đình nghĩ rằng họ thực sự đã bị bắt cóc.

"Các sinh viên bị hại đã làm điều này, vì lo lắng gia đình họ sẽ bị tổn hại nếu họ không tuân theo sự sắp xếp của những kẻ bắt cóc trực tuyến". Cảnh sát Riverdale cho biết trong một thông cáo báo chí, "Những kẻ bắt cóc trực tuyến đã sử dụng các chiến thuật sợ hãi, hình ảnh và bản ghi âm của các sinh viên bị hại để tiếp tục tống tiền gia đình họ, khiến gia đình họ tin rằng những kẻ bắt cóc đang ở bên các sinh viên, gây hại cho các sinh viên".

Cách tự bảo vệ mình khỏi bị bắt cóc qua mạng

Cảnh sát cho biết bất kỳ ai bị những kẻ bắt cóc trực tuyến tiếp cận không nên đưa tiền cho chúng và nên liên hệ ngay với các cơ quan chức năng ngay lập tức, đồng thời chấm dứt mọi liên lạc với bọn tội phạm.

Casey Warren, cảnh sát trưởng Riverdale nói: “Tôi muốn các du học sinh nước ngoài biết rằng, họ có thể tin tưởng cảnh sát sẽ bảo vệ họ, làm việc với cảnh sát để đảm bảo an toàn cho họ và gia đình họ ở nước ngoài".

FBI cho biết điều tốt nhất nên làm là cúp điện thoại và không liên lạc với người gọi, kể cả việc nhắc đến tên người thân của bạn trên điện thoại.

Ảnh Pixabay

Nếu bạn liên hệ với người gọi, vui lòng cố gắng liên hệ với nạn nhân bị cáo buộc bắt cóc qua mạng xã hội hoặc các cuộc gọi điện thoại khác để đảm bảo an toàn cho họ.

"Cố gắng xoa dịu tình hình. Yêu cầu nói chuyện trực tiếp với thành viên gia đình bạn và hỏi: Làm sao tôi biết người thân của tôi có ổn không? Hãy đặt những câu hỏi mà chỉ nạn nhân bị cáo buộc bắt cóc mới biết, chẳng hạn như tên của con vật cưng. Tránh tiết lộ thông tin về danh tính của chính bạn hoặc gia đình bạn”.

Cả FBI và Viện Y tế Quốc gia đều cho biết các cuộc gọi thường không đến từ điện thoại di động của nạn nhân bị bắt cóc, người gọi sẽ "cố gắng hết sức" để giữ máy và ngăn cản bạn liên lạc với gia đình. Họ cũng sẽ cố gắng yêu cầu bạn gửi tiền cho họ càng nhanh càng tốt.

Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị bắt cóc trên mạng hoặc là nạn nhân của một vụ bắt cóc ngoài đời thực, vui lòng gọi 911 ngay lập tức và yêu cầu thông báo cho FBI.

Theo Vương Lượng - The Epochtimes
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Sinh viên Trung Quốc bị bắt cóc trên mạng ảo tống tiền, quan chức Mỹ cảnh báo cách tự bảo vệ mình