Ông Tập Cận Bình vung đao trảm hàng loạt lão tướng quân đội, cơn bão thanh trừng bùng nổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tham nhũng trong quân đội luôn là tạo ra những cơn đau đầu kinh niên cho giới lãnh đạo ĐCSTQ. Tham nhũng như cỏ dại, cứ cắt rồi lại lên và dường như đang làm lung lay tận gốc rễ thể chế quyền lực của Tập Cận Bình.

Những năm gần đây ông Tập vẫn là luôn giữ kín không thông báo việc chống tham nhũng trong quân đội, tuy nhiên các vụ tai tiếng cấp cao vẫn nhiều lần xảy ra. Gần đây, việc 1 tuần 3 lần ông Tập đề cập tới chống tham nhũng, được cho là báo trước một làn sóng chống tham nhũng nhắm vào các lão tướng quân đội. Theo phân tích, các dấu hiệu cho thấy, dù 10 năm nắm giữ quân đội trong tay nhưng ông Tập vẫn chưa yên tâm, một cuộc khủng hoảng mới đang tiến đến.

Vào đêm trước ngày thành lập Quân đội (ngày 1/8) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong thời gian tham gia họp tại Thành Đô, hôm 26 tháng 7 ông Tập đã tới thị sát Lực lượng Không quân của Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Tây, nhấn mạnh "Dùng làn gió tích cực quét sạch tham nhũng, không ngừng đi sâu sát và tiến lên".

Trong một tuần, ông Tập Cận Bình đã ba lần nhấn mạnh việc chống tham nhũng của quân đội. Trước đó, Hội nghị xây dựng Đảng toàn quân của ĐCSTQ đã được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 20 đến ngày 21/7. Trong "chỉ thị" của mình ông tuyên bố muốn tham gia quản lý quân đội nghiêm khắc hơn. Vào ngày 24/7, Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương đã tiến hành một nghiên cứu tập thể về "tăng cường toàn diện quản lý quân đội". Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quản lý và giám sát các khoản chi tiêu quân sự.

Về việc ông Tập nhắc lại việc chống tham nhũng ở chiến khu phía Tây, ngày 31/7 tờ Sing Tao Daily của Hong Kong đăng bài phân tích chỉ rõ, sau khi ông Tập lên nắm quyền khơi gợi cơn bão chống tham nhũng trong quân đội, bao gồm sự ngã ngựa của hai cựu phó chủ tịch quân ủy là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Trong những năm gần đây, để giữ gìn hình tượng của quân đội, những vụ án tham nhũng của các tướng lĩnh cao cấp đã không được công bố nữa.

Tuy nhiên có tin đồn thượng tướng Lưu Á Châu, cựu chính ủy Đại học Quốc phòng đã bị điều tra. Lưu Á Châu từng là chính ủy Không quân quân khu Thành Đô (Tiền thân của không quân chiến khu phía Tây). Việc ông Tập cao giọng thảo luận về chống tham nhũng ở lực lượng không quân chiến khu phía Tây lần này không biết có phải là chỉ vô tình trùng hợp hay là có ám chỉ gì không?

Cuối năm 2021, có thông tin ông Lưu Á Châu, thượng tướng Lực lượng không quân của ĐCSTQ đã ra khỏi quân đội bị điều tra. Từ tháng 3 tới nay, những kênh truyền thông của Hong Kong như Minh Báo (Ming Pao) đã lần lượt trích dẫn các nguồn tin tiết lộ, Lưu Á Châu bị điều tra "vì liên quan tới vấn đề tham nhũng kinh tế nghiêm trọng", thậm chí đã có thông tin đã nhận xử phạt nặng nề từ lãnh đạo là án tử hình treo. Theo các nguồn tin, quân đội đang loại bỏ toàn diện "thông tin độc hại của Lưu Á Châu", bao gồm các loại sách, báo, tạp chí định kỳ, bài báo, bài viết, bài phát biểu có liên quan đến Lưu. Tuy nhiên, các quan chức ĐCSTQ đã không công khai chứng thực những tin tức này.

Nhân viên an ninh diễu hành trước một tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-17 và bệ phóng di động của nó được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Bắc Kinh. (Ảnh: NOEL CELIS/AFP via Getty Images)

Gần đây, quân chủng tên lửa của ĐCSTQ bị dính tai tiếng liên quan tới tham nhũng tập thể của quan chức cấp cao, nghe nói có liên quan tới việc bị rò rỉ bí mật. Trong cải cách quân đội của ông Tập, binh chủng Pháo binh số 2 của quân chủng tên lửa đã được nâng cấp lên thành quân chủng lớn thứ tư chính là Lực lượng Tên lửa vào năm 2015. Lực lượng này nắm giữ những vũ khí có tính sát thương cực mạnh như tên lửa hạt nhân.

Ngày 28/7, tờ South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời nhân sĩ hiểu rõ nội tình cho biết, Tư lệnh của lực lượng tên lửa là Lý Ngọc Siêu, phó tư lệnh Lưu Quang Bân, và ông Trương Chấn Trung, cựu phó tư lệnh lực lượng tên lửa hiện đảm nhiệm chức phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, cả ba người đều dính líu đến tham nhũng, đã bị bắt đi điều tra hồi tháng 3.

Ngoài ra, Ngô Quốc Hoa, cựu phó tư lệnh quân chủng tên lửa đã nghỉ hưu được ba năm, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 7 năm nay, nhưng cáo phó được đưa ra 21 ngày sau khi ông qua đời. Vào ngày 27 tháng 7, một loạt các kênh truyền thông đại lục đưa tin về cái chết của Ngô Quốc Hoa, nhưng sau đó đã bị xóa ngay lập tức.

Tang lễ của Ngô Quốc Hoa được tổ chức vào ngày 30 tháng 7. Theo tin của Sing Tao Daily, Trương Tiểu Dương, con trai trưởng của cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương tiết lộ trong bài viết tưởng niệm cho biết, ông Ngô Quốc Hoa đã treo cổ tự tử trong nhà vệ sinh tầng ba của nhà mình.

Cái chết của Ngô Quốc Hoa được loan truyền có liên quan đến việc làm lộ bí mật liên quan tới vụ án tham nhũng của Lý Ngọc Siêu và nhiều quan chức cấp cao khác của quân chủng tên lửa, nhưng hiện tại điều đó không thể chứng thực.

Ngày 30 tháng 7, nhà bình luận thời sự Thạch Xuyên Vân đã có bài báo trên kênh Tiếng nói Hy vọng (Sound Of Hope) cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội có thể mở ra một cơn bão mới. Các tướng lĩnh của quân chủng tên lửa này đều là cấp dưới của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Ông Ngụy cũng có thể là mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng.

Ngụy Phượng Hòa là tư lệnh đầu tiên của quân chủng tên lửa, là thượng tướng đầu tiên được Tập Cận Bình thăng cấp sau khi lên nắm quyền, đồng thời ông cũng được một tay ông Tập cất nhắc làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo tin tức ngày 26 tháng 7 từ Mạng thông tin mua sắm vũ khí và thiết bị của ĐCSTQ, Cục Phát triển trang bị của Quân ủy đã ban hành “Thông báo về việc thu thập manh mối về hành vi vi phạm quy định và kỷ luật của các chuyên gia trong đấu thầu và đánh giá mua sắm thiết bị của toàn quân”, muốn thu thập manh mối về vấn đề vi phạm kỷ luật trong đấu thầu từ tháng 10/2017. Phạm vi điều tra bao gồm thiếu sót trong hành vi thường ngày, kéo bè kết đảng, lấy việc chuyên môn để mưu cầu tư lợi, tiết lộ bí mật và thiếu sót trong quản lý giám sát...

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thường xuyên ngược dòng lịch sử điều tra, điều này có thể dễ dàng khiến mọi người liên tưởng rằng những người nắm quyền đang tấn công mục tiêu. Lần này, thời gian điều tra về vi phạm kỷ luật, kỷ luật trong đấu thầu của toàn quan đến tháng 10 năm 2017, mốc thời điểm này đang thu hút sự chú ý.

Trong bài viết ngày 31 tháng 7 trên The Epoch Times, nhà bình luận quân sự kỳ cựu Dương Uy bày tỏ, ngày 24 tháng 7 ông Tập yêu cầu "Tăng cường quản lý quân sự", bộ Phát triển trang bị bắt đầu bị điều tra lại từ ngày 26 tháng 7, còn chỉ kiểm tra từ sau tháng 10 năm 2017. Khi đó Trương Hựu Hiệp từ chức bộ trưởng Cục trang bị được 2 tháng Lý Thượng Phúc đã kế nhiệm. Điều này chắc chắn là để cố ý tránh xa Trương Hựu Hiệp, nhìn như cố ý nhắm vào Lý Thượng Phúc.

Bài báo của Thạch Xuyên Văn lại cho rằng, theo quy tắc ngầm nơi chốn quan trường của ĐCSTQ, việc đấu thầu mua sắm có liên quan đến nhiều mắt xích tham nhũng, thường có móc nối lẫn nhau. Trừ những người trực tiếp thực hiện mua bán, ý kiến đánh giá của các chuyên gia thực sự có tác dụng then chốt trong việc gọi thầu, tuy nhiên người lãnh đạo ký tên gõ phách có trách nhiệm càng lớn hơn. Do đó, cuộc điều tra ngược thời gian nói là để truy cứu những chuyên gia tham nhũng nhưng kỳ thực là điều tra các cựu lãnh đạo có liên quan.

Bài báo cũng cho rằng, lần điều tra ngược dòng thời gian này mốc thời gian vừa đúng lúc sau khi Trương Hựu Hiệp từ chức, không khó để tưởng tượng được rằng đây là sự sắp xếp có chủ ý của Trương Hựu Hiệp. Lại nhằm vào mốc thời gian sau tháng 10 năm 2017, đây là thời kỳ bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc đảm nhiệm chức vụ ở Bộ phát triển trang bị.

Vào ngày 30 tháng 7, Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo "Bàn về giữ vững tuyệt đối sự lãnh đạo của đảng đối với nhân dân và quân đội". Cùng ngày, Tân Hoa Xã còn đưa tin, cuốn sách "Tuyển tập tài liệu quang trọng về công tác quân sự của ĐCSTQ" được xuất bản. Theo bản tin cho biết, cuốn sách đã thu thập 98 bài viết được một số lãnh đạo ĐCSTQ sáng tác từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình; còn lại là các quyết định và thông báo khác nhau.

Dương Uy cho rằng, sau khi ông Tập tái đắc cử, các kênh truyền thông của đảng vẫn luôn hạ thấp cựu lãnh đạo ĐCSTQ và đề cao Tập Cận Bình. Đặc biệt vào năm 2022 khi Giang Trạch Dân chết, cuộc đấu đá giã Tập và Giang dường như đã coi là kết thúc, lúc này tại sao lại cần đưa Giang xuất hiện? Hồ Cẩm Đào bị đưa khỏi địa điểm diễn ra lễ bế mạc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20. Tại sao Hồ Cẩm Đào lại được nhắc đến vào thời điểm này?

Gần đây liên tục có tin đồn về Đội quân Tên lửa của ĐCSTQ, và Cục trang bị đột nhiên bị điều tra ngược thời gian, điều này càng làm tăng thêm sự hỗn loạn trong quân đội. Tập Cận Bình nắm quyền quân đội đã 10 năm nhưng vẫn chưa yên tâm với quân đội. Giờ đây, các phương tiện truyền thông của đảng đã đưa ra cựu Chủ tịch Quân ủy ra ánh sáng, điều này cho thấy quân đội của ĐCSTQ thực sự đang gặp vấn đề lớn, cần làm nổi bật nhấn mạnh bản chất của quân đội bảo vệ đảng, cho thấy một cuộc khủng hoảng mới đang đến.

Theo Epochtimes
Viên Minh biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập Cận Bình vung đao trảm hàng loạt lão tướng quân đội, cơn bão thanh trừng bùng nổ