Trung Quốc đang bước vào đại suy thoái, chuyên gia tài chính tiết lộ về sự thịnh vượng giả tạo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tết Nguyên Đán 2024, Trung Quốc nghỉ lễ 8 ngày. Khi kỳ nghỉ kết thúc, dữ liệu tiêu dùng dần được công bố, chính quyền Trung Quốc ca ngợi thị trường tiêu dùng nội địa "nóng hổi". Ngay lập tức, nhận định này đã bị các chuyên gia tài chính Trung Quốc "bóc mẽ". Việc nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào đại suy thoái đã trở thành sự đồng thuận của nhiều bên.

Thịnh vượng giả tạo, chỉ là ‘nền kinh tế son môi’

Trung tâm Dữ liệu thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc gần đây đã công bố kết quả ước tính cho thấy, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, lượng khách du lịch nội địa đạt 474 triệu lượt người, tổng chi tiêu du lịch nội địa đạt 6326,87 tỷ nhân dân tệ... Doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ ăn uống trọng điểm trên toàn quốc tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng, nhìn từ dữ liệu tiêu dùng dịp Tết Nguyên Đán về du lịch, dịch vụ ăn uống, hàng hóa, giao thông, phim ảnh..., kinh tế Trung Quốc có "mở màn đỏ" cho năm mới.

Năm 2023, mặc dù Trung Quốc nới lỏng phong tỏa dịch bệnh, nhưng toàn bộ ngành công nghiệp Trung Quốc đã rơi vào tình trạng suy thoái, xuất khẩu giảm, nhu cầu nội địa tăng trưởng gần như đình trệ, tổng sản lượng và doanh thu của ngành sản xuất giảm đáng kể, bất động sản gần như sụp đổ, và hầu hết các ngành dịch vụ đều bất ổn.

Chuyên gia tài chính "Đại Lưu thuyết", với 3,84 triệu người theo dõi, mới đây đã đăng tải video cho biết, mặc dù lượng tiêu dùng trong dịp Tết năm nay có tăng, nhưng nhìn chung, tiêu dùng hiện nay thực sự có sự thịnh vượng giả tạo, đằng sau hàng nghìn tỷ tiêu dùng là sự thu hẹp của hàng vạn tỷ tiêu dùng. Mang ý nghĩa của "nền kinh tế son môi".

"Nền kinh tế son môi" dùng để chỉ một hiện tượng kinh tế thú vị khiến son môi bán chạy do suy thoái kinh tế, còn được gọi là "xu hướng ưa chuộng sản phẩm giá rẻ".

Ông Đại Lưu nói rằng, hiện tại dù có tiền hay không, miễn là trong khả năng cho phép của bản thân, hãy mạnh dạn chi tiêu một chút để cải thiện cuộc sống, thì toàn thể người Trung Quốc dù có nghèo đến đâu cũng có thể kích thích thị trường tiêu dùng. Vì vậy, bất kể là loại tiêu dùng nào, chỉ cần xảy ra trong nước, đều có thể đẩy nhanh tốc độ lưu thông tài sản trong nước. Miễn là tiền cứ lưu thông, sẽ luôn có một số tiền chảy vào tay những người cần nó; nếu tiền không lưu thông, sẽ rất rắc rối.

Ông Đại Lưu cho rằng, trong bối cảnh tình hình hiện tại của Trung Quốc, ý nghĩa của việc phục hồi tiêu dùng là vô cùng quan trọng, có thể được nâng lên tầm vận mệnh quốc gia. Ông nói, mối quan hệ kinh tế truyền thống giữa phương Tây và Trung Quốc đang dần tan vỡ, xu hướng này không thể đảo ngược và hiện đã trở thành sự đồng thuận của phương Tây. Người Trung Quốc tốt nhất không nên ảo tưởng về điều này.

Ông nhấn mạnh, từ góc độ này, việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Vào tháng này, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đăng tải bài báo của một học giả chính trị Thượng Hải có bút danh Giang Phong, bài báo có tên: "Đại suy thoái đang đến: Khoảnh khắc lịch sử của 'Thượng Hải hóa'".

Bài báo cho rằng, không khí đêm giao thừa năm nay đặc biệt kỳ lạ, như thể người dân đang phải đối mặt với một cuộc Đại suy thoái mà họ chưa từng trải qua trước đây. Người dân Trung Quốc bất lực nhìn cuộc Đại suy thoái bắt đầu. Điều rõ ràng nhất là năm nay, nhiều doanh nghiệp, nhà máy đóng cửa sớm hoặc nghỉ lễ nhiều hơn trước kia, mọi ngành nghề đều suy thoái, “ông chủ bỏ chạy” gần như đã trở thành câu chuyện bình thường.

Bài viết nhận định, nền kinh tế tuần hoàn nội bộ, vốn là nền kinh tế phản thị trường và bị quyền lực chi phối, đang trở thành mô hình chủ đạo của Trung Quốc. Trung Quốc đã bị phá hoại về cơ bản và toàn diện trong thập kỷ qua. Hơn nữa, sự phá hoại này là hoàn toàn và vô đạo đức, dẫn đến hậu quả trực tiếp là làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí làm suy yếu chính trị Trung Quốc, có thể coi là nguồn gốc của đầu cơ chính trị Trung Quốc, hay nói cách khác là một cuộc Đại suy thoái là không thể tránh khỏi.

Khủng hoảng niềm tin khiến vốn dư thừa ở 3 ngành lớn

Chuyên gia tài chính có tài khoản "Kỳ diệu Bất Lỗ" mới đây cho biết, vấn đề lớn nhất mà người Trung Quốc đang gặp phải là ba loại vốn dư thừa do khủng hoảng niềm tin gây ra.

Ông nói, loại dư thừa đầu tiên là vốn sản xuất dư thừa. Ngành sản xuất Trung Quốc đang dư thừa toàn diện, nhiều ngành công nghiệp có tỷ lệ công suất chung dưới 50%, thậm chí chỉ có 20%. Nhu cầu không đủ, người dân không có tiền, sản phẩm sản xuất ra không bán được, dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất. Ngoại trừ một số ngành chưa được mở cửa, hầu hết các ngành đều xuất hiện tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, lợi nhuận thấp, dẫn đến việc vốn nước ngoài rút đi, số người thất nghiệp tăng lên. Nhu cầu giảm đi càng làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất.

Thứ hai là dư thừa vốn tài chính. Nhiều ngân hàng có nhiều tiền gửi hơn là cho vay. Các công ty không đầu tư, và người dân không tiêu dùng. Số tiền này không chảy vào nền kinh tế thực mà nằm nhàn rỗi trong hệ thống tài chính. Các ngân hàng không cho vay được thì phải đi vay để trả lãi cho người dân là thừa vốn tài chính.

Thứ ba là dư thừa vốn thương mại, hiện nay đường phố tràn ngập các trung tâm mua sắm, hiệu thuốc, khách sạn, quán trà sữa. Có 420.000 nhà thuốc vào năm 2012 và đến cuối năm 2022 có 620.000 nhà thuốc. Có ít nhất 4 đến 5 hiệu thuốc trên một con phố...

Nhiều công ty sa thải nhân viên vào ngày đầu tiên đi làm sau năm mới

Trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội, một số lượng lớn cư dân mạng phàn nàn về tình trạng suy thoái mà họ đã chứng kiến ​​​​ở nhiều ngành khác nhau, bao gồm việc đóng cửa hàng, đóng cửa doanh nghiệp, giá bất động sản giảm mạnh, thất nghiệp và thua lỗ lớn trong giao dịch chứng khoán.

Cư dân mạng Hà Nam có tên tài khoản "Yuzhou Erlong" là một trong số đó. Mới đây, anh này đã đăng video nói rằng ngày đầu tiên đi làm năm mới 2024 (mồng 10 Tết Nguyên Đán), anh thực sự đã bị công ty cho nghỉ việc. Vợ anh vẫn ở nhà. Anh ấy không muốn nói với vợ và gia đình về việc mình bị sa thải.

Anh này cho biết, anh đã tìm việc mới trong hai ngày qua và tìm ba nơi nhưng cuối cùng anh không chọn nơi nào vì ngoài mức lương thấp, những công việc này không đóng góp nhiều vào sự chuyên nghiệp và trưởng thành của anh.

Vì không có việc làm nên không có nơi ở. Anh ấy không biết công việc tương lai của mình sẽ ở đâu nên phải sống trong ô tô của mình. Ngày 22/2 là ngày thứ ba anh ấy đã sống trên xe. Anh ấy nói rằng anh ấy đã thức dậy vì lạnh vào buổi sáng. Một người bạn học đại học đã gọi điện cho anh ấy và nói rằng công ty của cô ấy cũng đang cân nhắc việc sa thải nhân viên.

Yuzhou Erlong than thở rằng 45 người đang tranh giành một vị trí và việc làm quá phức tạp. Nhìn chung, tìm việc làm vào năm 2024 sẽ rất khó khăn. Nhà tuyển dụng ít và người nộp đơn quá nhiều. Những sinh viên đại học nổi tiếng cạnh tranh việc làm với những người trung niên như anh, tìm việc quá khó.

Gần đây, một người đàn ông tên Qi Tian, được xác nhận là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Đông Phương Tịnh Giới Bắc Kinh, đã đăng tải một video trên mạng xã hội, nói rằng anh ta nhìn thấy một bà lão lục tung thùng rác. Anh hỏi bà lão đang tìm gì, bà trả lời rằng bà đang tìm những chai lọ để bán lấy tiền. Bà cho biết con trai bà sắp lấy vợ và đang phải trả nợ nhà, nên bà bán chai lọ để giúp con trai giảm bớt gánh nặng.

Qi Tian nói rằng thực tế là những người nghèo khổ đã phải dùng hết toàn bộ sức lực chỉ để tồn tại.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc đang bước vào đại suy thoái, chuyên gia tài chính tiết lộ về sự thịnh vượng giả tạo